Giáo án Ngữ văn 6 tiết 45 Văn bản: Chân, tay, tai, mắt, miệng

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 45 Văn bản: Chân, tay, tai, mắt, miệng

 Tuần 12 Bài 11

 Văn học Văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG

 Tiết 45 A/Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

 Soạn 16/11/06 -Hiểu được nôi dung, ý nghĩa của truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

 -Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.

 B/ Chuẩn bị:

 -GV: kể được diễn cảm nội dung truyện

 -HS: đọc và tìm hiểu trước các câu hỏi trong văn bản

 C/ Các bước lên lớp:

 I/ Ổn định:

 II/Bài cũ:-Kể diễn cảm truyện “Đeo nhạc cho mèo”

 -Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”cho ta bài học gì?

 III/ Bài mới:

 1. Giới thiệu:

 2.Tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 45 Văn bản: Chân, tay, tai, mắt, miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 12	Bài 11
	Văn học	Văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
	Tiết 45	A/Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
	Soạn 16/11/06	-Hiểu được nôi dung, ý nghĩa của truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
	-Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
	B/ Chuẩn bị:
	-GV: kể được diễn cảm nội dung truyện
	-HS: đọc và tìm hiểu trước các câu hỏi trong văn bản
	C/ Các bước lên lớp:
	I/ Ổn định:
	II/Bài cũ:-Kể diễn cảm truyện “Đeo nhạc cho mèo”
	 -Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”cho ta bài học gì?
	III/ Bài mới:
	1. Giới thiệu:
	2.Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs đọc văn bản. GV đọc một đoạn “Từ đầulàm nổi không”
-GV chú ý hs đọc
+Đoạn 1: giọng than thở, bất mãn.
+Đoạn 2: giọng hăm hở, nóng vội.
+Đoạn 3: giọng uể oải, lờ đờ
*Hoạt động 2: Hướng dẫn hs thảo luận các câu hỏi.
?Trong truyện có bao nhiêu nhân vật? Cách đặt tên cho các nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì?
-GV ghi mục (1) lên bảng
?Tại sao lại gọi Mắt bằng cô, Chân, Tay bằng cậu, Tai bằng bác, Miệng bằng lão? 
?Qua cách xưng hô như vậy, em hãy cho biết tác giả dân gian dùng nghệ thuật gì?
-GV: các bộ phận trở thành tên riêng của từng người nên phải viết hoa.
?Cả 4 người đang sống hòa thuận với lão Miệng bỗng xảy ra chuyện gì? –GV: chốt ý ghi bảng.
?Ai là người phát hiện ra vấn đề?
Vì sao cả 4 người lại so bì với lão Miệng?
?Sự so bì như vậy có hợp lý không? Vì sao?
*GV: cứ theo cách nhìn ấy thì cả 4 người phải phục vụ cho Miệng, còn Miệng được hưởng thụ tất cả. Nhưng sai lầm là không nhận ra sự thống nhất bên trong :nhờ Miệng ăn mà toàn bộ cơ thể mới được nuôi dưỡng khỏe mạnh.
*Sau khi nạnh tị và bỏ đói Miệng thì sự việc gì xảy ra, ta đi tìm hiểu tiếp phần 2. GV ghi bảng.
?Kết quả của việc làm vội vã cho Miệng bỏ đói như thế nào?
-GV ghi bảng 
*GV: Đến đây xuất hiện vai trò chủ động của bác Tai
?Em hãy cho biết bác Tai nói gì với cậu Chân, cậu Tay và cô Mắt?
?Lời nói của bác Tai có ý nghĩa gì?
?Tại sao cả bọn lại nhanh chóng đồng tình với ý kiến của bác Tai?
?Qua câu nói của bác Tai , em có suy nghĩ gì?
-GV: các bộ phận trong cơ thể phải có sự thống nhất chặt chẽ với nhau không thể tách rời nhau. Nói rộng hơn phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa mỗi con người trong cộng đồng
trong xã hội .
?Từ mối quan hệ giữa các nhân vật, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
*Hoạt động 3: Hướng dẫn hs đọc ghi nhớ
-1 hs đọc tiếp kéo nhau về
-1 hs khác đọc đoạn cuối.
-1 hs kể lại chuyện
-1 hs đọc chú thích
-Có 5 nhân vật (nhưng không có nhân vật nào là chính)
-Cách đặt tên cho các nhân vật giản dị nhưng có dụng ý lấy tên các bộ phận của cơ thể người để đặt tên cho từng nhân vật.
-Vì: Mắt duyên dáng, đẹp nên gọi bằng cô; Tay, Chân quen làm việc phải khỏe mạnh trai tráng nên gọi bằng cậu; Tai chuyên nghe ngóng và “ba phải”nên gọi bằng bác; Miệng ít làm việc và vốn bị 4 người trên ghen ghét nên gọi bằng lão.
-Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ.(biến các bộ phận trong cơ thể người thành từng nhân vật độc lập.
-So bì nhau.
-Cô Mắt
-Vì họ nhận thấy rằng: họ phải làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không.
-Nhìn bề ngoài thì rất hợp lý, vì: Mắt phải nhìn, Tai phải nghe, Chân, Tay phải đi và làm việc, chỉ riêng có Miệng là được ăn.
-Chân, Tay không muốn cất mình lên, không thể hoạt động. Mắt lờ đờ muốn ngủ mà không thể ngủ. Tai lúc nào cũng ù ù như xay lúa. Miệng nhợt nhạt không buồn nhếch mép
-Chúng ta lầm rồi các cháu ạ!
Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được.
-Chứng tỏ sự ăn năn, hối lỗi thành thật.
-Vì họ thấm thía, ngấm đòn do chính mình tạo ra: “Lão Miệng không ăn chúng ta cũng bị tê liệt”.
-Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày ý kiến.
-Hs dựa vào ghi nhớ trả lời
-1-2 hs đọc ghi nhớ.
I/ Giới thiệu văn bản:
1. Đọc và kể chuyện:
2. Tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1.Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai với lão Miệng:
-Cả 4 người so bì với lão Miệng.
-Vì họ cho rằng: họ phải làm việc quanh năm còn lão Miệng chẳng làm gì cả chỉ ngồi ăn không.
2. Kết quả của việc cho Miệng bỏ đói:
-Chân, Tay không thể hoạt động.
-Mắt lờ đờ
-Tai: ù ù như cối xay lúa.
-Miệng nhợt nhạt không buồn nhếch mép
3. Những suy nghĩ của các nhân vật:
-Ăn năn, hối lỗi
-Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe được.
III/ Ghi nhớ: sgk/ 116
*Hoạt động 4: Luyện tập
	-Cho hs nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn, nêu tên những truyện ngụ ngôn đã học.
IV/ Củng cố: -Từ mối quan hệ giữa các nhân vật, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy ccon người điều gì?
V/ Dặn dò: -Học thuộc ghi nhớ
	 -Làm bài tập trang 116 , -Chuẩn bị: “Treo biển, Lợn cưới, áo mới”.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 tiet 45.doc