Giáo án Ngữ văn 6 tiết 45 đến 48

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 45 đến 48

Tiết 45 – Bài 11 – Văn học

( Hướng dẫn đọc thêm)

Chân, tay, tai, mắt, miệng

(Truyện ngụ ngôn)

I- Mục tiêu:

Giúp HS:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: chân, tay, tai, mắt, miệng

- Biết ứng dụng nội dung của truyện vào thực tế cuộc sống

II- Hoạt động dạy - học

1. Ổn định tổ chức

2. KTBC

3. Bài mới

 

doc 7 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 45 đến 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 8/11/2009	Lớp 6/1; 6/4
Tiết 45 – Bài 11 – Văn học
( Hướng dẫn đọc thêm)
Chân, tay, tai, mắt, miệng
(Truyện ngụ ngôn)
I- Mục tiêu:
Giúp HS:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: chân, tay, tai, mắt, miệng
- Biết ứng dụng nội dung của truyện vào thực tế cuộc sống
II- Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
*Gọi HS đọc văn bản và chú thích SGK
Giọng đọc sinh động, có sự thay đổi thích hợp
H: Vì sao cô mắt, cậu chân, cậu tay, bác tai lại so với lão miệng?
- Đến một ngày họ nhận ra rằng họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão miệng chằng làm gì cả ,chỉ ngồi ăn không?”
H: Bề ngoài của thực tế cuộc sống có đúng như vậy không?
Không
H: Nếu không có miệng ăn thì chân, tay. Tai, mắt, miệng có hoạt động không? Vì sao?
- Nhờ miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡi khoẻ mạnh
H: Câu chuyện kể về vấn đề gì?
H: Truyện mượn các bộ phận cơ thể con người để nói về ai?
H: Nếu tách riêng từng bộ phận: chân, tay, tai, mắt, miệng thì cơ thể con người còn tồn tại không?
H: Qua đó ta rút ra bài học gì?
- Đây là một phương diện rất quan trọng trong mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.
- Đây là lời khuyên thiết thực, khôn ngoan với mỗi người. Vì mỗi hành động ứng xử cá nhân không chỉ liên quan đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng tập thể.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
H: Truyện ngụ ngôn là gì?
H: Hãy kể tên những truyện ngụ ngôn đã học?
H: Ngoài đời chân, tay, tai, mắt, miệng có nói được không? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Nhân hoá, ẩn dụ. Dùng sự vật hoặc bộ phận để nói đến toàn bộ
H: Hãy diễn lại cảnh chân, tay, mắt, tai đến nhà lão miệng để tẩy chay?
I- Đọc và tìm hiểu
* Chú thích
II- Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung
- Sự so gì giữa các bộ phận trong cơ thể con người: mắt, miệng, tay, chân, tai thấy mình cứ phải làm việc còn miệng thì ăn không nên đã không làm việc nữa nhưng khi miệng không được ăn thì mắt, tay, chân, tai cũng mệt mỏi rã rời.
2. Bài học
- Cá nhân không thể tồn tạo nếu tách khỏi cộng đồng
- Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
* Ghi nhớ: SGK
III- Luyện tập
4. Củng cố: Nêu nội dung của truyện.
5: Dặn dò: Đọc lại truyện, nắm vững nội dung
Ngày soạn	8/11/2009	Lớp dạy 6/1; 6/4
Tiết 46 – Bài 11 - Tiếng Việt
Kiểm tra Tiếng việt ( 1 tiết)
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức của học sinh
- HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tốt theo yêu cầu
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức làm bài tập
II- Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
2. KT
* Đề bài:
Câu 1: Từ là gì? Từ có cấu tạo như thế nào ? cho VD ?
Câu 2 : Trong những từ sau đây từ nào là từ mượn (đánh dấu cộng (+) vào từ đúng, đánh dấu (-) vào từ sai :
a) Tự nhiên d) sứ giả h) gọi điện
b) Sính lễ e) buồm i) nốc ao
c) Ngạc nhiên g) Sọ Dừa h) Ghi đông
Câu 3:
Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
b) Vùng này con khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình, ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái
c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tính tú của văn hoá dân tộc
3. Đáp án
Câu 1: 
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
- Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn. Từ gồm 2 tiếng hoặc nhiều tiếng là từ phức.
- Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
VD: Bạn, hồn nhiên..
Câu 2:
a) - d) + h) –
b) + e) + i) +
c) - g) - k) +
Câu 3:
a) Bàng quang = bàng quan
b) Thủ tục = hủ tục
c) Tinh tú = tinh tuý
 4. Thu bài. 
5 : Dặn dò : Tiết sau trả bài làm văn số 2
Ngày soạn	9/11/2009	Lớp dạy 6/1 ; 6/4
Tiết 47 – Bài 11 - Tập làm văn
Trả bài tập làm văn số 2
I- Mục tiêu :
- HS tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu đã nêu trong SGK
- So sánh với dàn ý xem nội dung đã đầy đủ hay chưa? bổ sung những ý còn thiếu.
- Tự sửa các lỗi mắc phải trong bài làm văn và rút ra kinh nghiệm.
II- Hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC
3. Bài mới.
I - Học sinh tự nhận xét bài làm
1. Việc xảy ra đã kể đủ và rõ chưa? (Ai? Làm gì? thời gian? địa điểm?, nguyên nhân? diễn biến? kết quả?)
2. Bài làm có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
3. Bài sử dụng ngôi kể nào? kể theo thứ tự nào?
4. Kể chuyện này nhằm mục đích gì? Bài văn đã đạt mục đích chưa?
II- Lỗi chính tả
Hãy kể những lỗi chính tả mà em mắc phải? cách chữa?
+ Tr – ch (chống - trống)
+ x – s 
+ uên – uyên ( quên – quyên)
+ l – n ( lao đao – nao đao)
+ d – gi – r ( dõ dàng – rõ ràng)
III- Lỗi dùng từ đặt câu:
1. Hãy đọc những câu bị gạch chân trong bài làm?
Theo em cách dùng từ như vậy đã chính xác chưa?
2. Hãy chữa lại cho đúng
=> GV tổng kết, đánh giá, sửa lại cho đúng và chính xác
- Cho HS lấy 1 số VD tương tự
* Dặn dò: 
Soạn bài mới : xây dựng bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
Ngày soạn 9/11/2009	Lớp dạy : 6/1 ; 6/4
Tiết 48 – Bài 11 - Tập làm văn
Luyện xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường
I- Mục tiêu:
Giúp HS:
- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi chính tả phổ biến
- Nhận thức được đề văn, kể chuyện đời thường biết tìm ý, lập dàn ý.
- Thực hành, lập dàn ý.
II- Hoạt động dạy - học
1, Ổn định tổ chức
2. KTBC: Chuyện đời thường là gì?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Gọi HS đọc các đề bài trong SGK
H: Đề bài yêu cầu những vấn đề gì?
- HS trả lời – GV sửa chính xác
H: Hãy ra một đề tương tự như các đề trên.
- Yêu cầu mỗi HS một đề
- Thu, nhận xét và uốn nắn trước lớp
Cho HS theo dõi cách làm 1 đề bài 
Gọi HS đọc đề bài
H: Đề yêu cầu làm việc gì?
H: Những sự việc được kể có cần phải là sự thật, việc thật không?
H: Có cần phải viết tên thật, địa chỉ thật của người được kể không?
- Nên dùng từ phiếm chỉ hoặc tên giả
H: Bài làm đã đủ 3 phần chưa?
H: Nhiệm vụ của phần mở bải là gì?
- Nêu khái quát về nhân vật
H: Thân bài nêu 2 ý lớn, ý thích của ông em và ông yêu các cháu đã đủ chưa?
- Đầy đủ: sở thích của ông là những cây xương rồng, ông yêu các cháu cũng được thể hiện qua hành động mà ông đối xử với các cháu.
H: Nhắc đến 1 người thân mà nhắc đến ý thích của người ấy có được không?
H: Ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt được người đó với người khác được không?
H: Em có đề xuất ý nào khác?
Gọi HS đọc bài tham khảo
H: Bài làm đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý gì về người ông?
+ Thích cây xương rồng.
+ Thể hiện tình yêu các cháu bằng cách: chăm sóc góc học tập của các cháu, kể chuyện cho các cháu nghe.
+ Ông rất ít ngủ.
H: Những chi tiết và việc làm ấy có vẽ ra một người già có tính khí riêng hay không? Vì sao em nhận ra đó là người già?
H: Cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý?
- HS tự chọn 1 đề bài và lập dàn ý chi đề bài.
- GV nhận xét - hướng dẫn HS lập dàn ý đúng.
I- Tìm hiểu đề:
II- Phương hướng làm bài
- Kể sự thật, việc thật
- Không nên viết tên thật, địa chỉ thật.
4. Củng cố:
H: Kể chuyện về một nhân vật cần chú ý đạt được những gì? Kể được đặc điểm của nhân vật hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ có phải là điều cần thiết không?
H: Cách mở bài, kết bài ở phần tham khảo có hợp lý không?
5. Dặn dò:
- Tập viết 1 bài văn trọn vẹn theo các đề T119
- Soạn tiết 49

Tài liệu đính kèm:

  • docnv 6 tiet 45 den 48.doc