A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa, nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
- Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện: Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường.
2. Kĩ năng:
- Đọc – Hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
- Phân tích các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được câu chuyện.
3. Thái độ:
- Phê phán thói tham lam, nhu nhược, bội bạc.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh minh họa cho câu chuyện.
2. Học sinh: Soạn bài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:
- Kể tóm tắt truyện cổ tích Cây bút thần.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Ngày soạn:10/10/2010 Tiết 34, 35: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM VĂN BẢN ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (Truyện cổ tích của A. Puskin) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa, nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì. - Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện: Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường. 2. Kĩ năng: - Đọc – Hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì. - Phân tích các sự kiện trong truyện. - Kể lại được câu chuyện. 3. Thái độ: - Phê phán thói tham lam, nhu nhược, bội bạc. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh minh họa cho câu chuyện. 2. Học sinh: Soạn bài C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: - Kể tóm tắt truyện cổ tích Cây bút thần. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học. ( tiếp theo) - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện. - Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng, tác giả sử dụng nghệ thuật gì, nêu tác dụng của biện pháp này? + Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao? + Mụ vợ là người như thế nào? Lòng tham lam và bội bạc của mụ vợ được thể hiện như thế nào? Khi nào sự bội bạc đi đến tột cùng. + Qua đó em thấy ông lão là người như thế nào? Tốt bụng, hiền lành, nhu nhược. + Em có suy nghĩ gì về cá vàng? Đại diện cho cái thiện, lòng biết ơn. - Cặp đôi chia sẽ: Nêu ý nghĩa của cách kết thúc truyện. Hoạt động 3 - HS suy nghĩ và trình bày 1 phút: + Truyện kể lại nội dung gì? + Truyện sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào? + Ý nghĩa của truyện. Hoạt động 4 - Yêu cầu học sinh kể diễn cảm lại câu chuyện. I. TÌM HIỂU CHUNG II. HIỂU VĂN BẢN III. TỔNG KẾT, GHI NHỚ 1. Nội dung: - Ông lão đánh cá bắt được cá vàng và thả cá vàng mà không hề đòi hỏi. - Cá vàng 4 lần trả ơn cho ông lão theo đòi hỏi của mụ vợ. - Điều kì diệu không xảy ra khi mụ vợ đòi hỏi cá vàng phải biến mụ thành Long Vương. 2. Nghệ thuật: - Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng yếu tố tưởng tượng hoang đường qua hình tượng cá vàng. - Có kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến. - Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, mang nhiều ý nghĩa. - Kết thúc truyện quay trở lại hoàn cảnh thực tế. 3. Ý nghĩa: - Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. IV. LUYỆN TẬP 4. Củng cố: - Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển lại thay đổi tăng theo lòng tham của mụ vợ, em hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện điều đó. 5. Dặn dò: - Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng các trình tự sự việc. - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện. - Soạn văn bản, Ếch ngồi đáy giếng. Đọc - tìm hiểu – trả lời các câu hỏi trong các ví dụ.
Tài liệu đính kèm: