Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (Tiết 2) - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (Tiết 2) - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Tiếp tục giúp HS nhận ra những lôi thông thường khi dùng từ: HS thấy được nguyên nhân, cách tránh và cách sửa lỗi.

- Giáo dục: Có ý thức dùng từ hợp với văn cảnh, đúng nghĩa.

- Rèn: kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi dùng từ.

* Trọng tâm:

- Chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

* Tích hợp:

- Giải nghĩa từ.

- Cách chữa lỗi dùng từ: lẫn lộn từ gần âm, lặp từ.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài, tập hợp những lỗi dùng từ HS thường mắc phải trong bài TLV số 1.

2/ HS: Học bài, làm bài tập, phát hiện lỗi trong bài văn của mình.

C. Tiến trình các tổ chức hoạt động.

1/ ổn định tổ chức: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 5'

ở bài chữa lỗi dùng từ (T1), em đã phát hiện ra những lỗi nào thường mắc phải ? Cách chữa?

Đáp án; Có 2 lỗi:

- Lỗi lặp từ (chữa bằng cách thay thế bằng từ đồng âm hoặc bỏ đi

- Lỗi lẫn lộn từ gần âm (nhớ rõ hình thức ngữ âm của từ)

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (Tiết 2) - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (T2)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Tiếp tục giúp HS nhận ra những lôi thông thường khi dùng từ: HS thấy được nguyên nhân, cách tránh và cách sửa lỗi.
- Giáo dục: Có ý thức dùng từ hợp với văn cảnh, đúng nghĩa.
- Rèn: kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi dùng từ.
* Trọng tâm: 
- Chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
* Tích hợp: 
- Giải nghĩa từ.
- Cách chữa lỗi dùng từ: lẫn lộn từ gần âm, lặp từ.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, tập hợp những lỗi dùng từ HS thường mắc phải trong bài TLV số 1.
2/ HS: Học bài, làm bài tập, phát hiện lỗi trong bài văn của mình.
C. Tiến trình các tổ chức hoạt động.
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
ở bài chữa lỗi dùng từ (T1), em đã phát hiện ra những lỗi nào thường mắc phải ? Cách chữa?
Đáp án; Có 2 lỗi:
- Lỗi lặp từ (chữa bằng cách thay thế bằng từ đồng âm hoặc bỏ đi
- Lỗi lẫn lộn từ gần âm (nhớ rõ hình thức ngữ âm của từ)
3/ Bài mới:
Phương pháp
- GV ghi VD:
- GV hướng dẫn HS quan sát VD, chia lớp làm 3 nhóm: Hãy giải nghĩa các từ (yếu điểm, đề bài và chứng thực)
(HS giải nghĩa bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị hoặc tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa) - Gợi ý: Đây là từ mượn hay từ thuần Việt? (Từ mượn tiếng Hán)
- Vậy những từ này dùng các văn cảnh này có đúng nghĩa không?
- Hãy thay những từ dùng sai bằng những từ khác đúng nghĩa?
- Hãy tạo văn cảnh để dùng các từ yếu điểm, đề bạt, chứng thực, đúng nghĩa (GV chia lớp 3 nhóm).
VD: Cửa khẩu LS là một yếu điểm của bên giới phía bắc.
- Cô giáo Đinh Thu Huyền được đề bạt làm phó hiệu trưởng nhà trường.
- UBND xã đã chứng thực vào giấy khai sinh của em.
- Vậy qua VD trên, em phát hiện dược thêm 1 lỗi nào chúng ta thường mắc phải khi dùng từ? Khi dùng từ cần làm như thế nào để tránh mắc lỗi này?
- Khi đã mắc lỗi này, phải làm như thế nào để sửa lỗi?
- Trong bài TLV số 1 vừa qua, các em cũng đã mắc lỗi này, hãy lấy VD? (GV nêu những lỗi về dùng từ không đúng nghĩa mà HS đã mắc phải)
- Hãy đọc yêu cầu bài tập 1? 
(Tìm từ kết hợp đúng)
- Gợi ý: Muốn biết từ kết hợp đúng hay sai, ta làm như thế nào? (giải nghĩa từ)
- Hãy áp dụng làm BT1.
- Bài tập 2 yêu cầu điều gì? (điền từ thích hợp). Muốn điền được phải làm như thế nào? (giải nghĩa từ, đọc kỹ văn cảnh)
- GV chia lớp 3 nhóm: Tương ứng các VD a, b , c.
Nội dung
I. Bài học: 20'
1/ Ví dụ: 
a) Mặc dù còn một số yếu điểm nhưng so với năm học cũ lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b) Trong cuộc họp lớp Lan đã được các bạn đề bạt làm lớp trưởng.
c) Nhà thơ NĐC đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân..
- Yếu điểm: điểm quan trọng.
- Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn, không do bầu cử.
 - Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
- Yếu điểm: Nhược điểm, điểm yếu.
- Đề bạt: bầu.
- Chứng thực: Chứng kiến.
2/ Kết luận:
- Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: Dùng sai nghĩa của từ trong văn cảnh.
- Cách tránh: Tìm hiểu, nắm rõ nghĩa của từ trước khi dùng.
- Cách chữa: Thay bằng từ đúng nghĩa với văn cảnh.
VD: 
Lập: Lê Lợi rút gươm nhằm thẳng về 
 (đưa)
phía rùa vàng.
- Thương: Lê Lợi được nhân dân cử 
 (đứng lên)
ra làm thủ tướng.
- Thuỷ: Lê Lợi là tể tướng. (chủ tướng).
II. Luyện tập: 17'
1/ Bài tập 1: 
- Bản tuyên ngôn.
- Tương lai xán lạn.
- Bôn ba hải ngoại.
- Bức tranh thuỷ mặc.
- Nói năng tuỳ tiện.
2/ BT 2:
a) Khủng khỉnh.
b) Khẩn trương.
c) Băn khoăn.
4/ Củng cố: 1'
(Đọc phần đọc thêm)
Ngoài cũng nên tránh lặp từ kiểu: ngày sinh nhật
5/ Dặn dò: 1'
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 27.doc