Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 21+22 - Đào Thị Bích Ngọc

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 21+22 - Đào Thị Bích Ngọc

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và 1 số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật " Người dũng sỹ".

 2.Kĩ năng:

Kể lại được truyện (kể được những tình tiết chính bằng ngôn ngữ kể của học sinh).

 3.Thái độ.

 Có thái độ phê phán những người có tính xảo quyệt, dối trá.

 B. Chuẩn bị:

 - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK; tóm tắt ngắn gọn truyện.

 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động .

 *Hoạt động 1: Kiểm tra.

 Truyện cổ tích được hiểu như thế nào? Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện "Sọ Dừa".

*Hoạt động 2: Khởi động

 Thạch Sanh là 1 trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được nhân dân ta rát yêu thích. Đây là truyện cổ tích về người dũng sysdieetj chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta.

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 21+22 - Đào Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:9/10/2006 
Ngày dạy :10/10/2006
Bài 6 : Thạch Sanh
 ( Cổ tích)
	Tiết 21, 22: Đọc - Hiểu văn bản
	A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức:
	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và 1 số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật " Người dũng sỹ".
	2.Kĩ năng:
Kể lại được truyện (kể được những tình tiết chính bằng ngôn ngữ kể của học sinh).
	3.Thái độ.
	 Có thái độ phê phán những người có tính xảo quyệt, dối trá.
	B. Chuẩn bị:
	- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK; tóm tắt ngắn gọn truyện. 
	C. Tiến trình các tổ chức hoạt động .
	*Hoạt động 1: Kiểm tra.
	Truyện cổ tích được hiểu như thế nào? Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện "Sọ Dừa".
*Hoạt động 2: Khởi động
	Thạch Sanh là 1 trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được nhân dân ta rát yêu thích. Đây là truyện cổ tích về người dũng sysdieetj chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược... Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta.
*Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Yêu cầu:
Giọng đọc: chậm rãi, sâu lắng, gợi không khí cổ tích.
Phân biệt giọng kể của Thạch Sanh, Lí Thông.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh.
- 4 học sinh đọc bài.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc và kể
2. Chú thích
? Em hiểu như thế nào về các từ: Thái tử, gia tài, tứ cố vô thân?
Học sinh giải nghĩa theo chú thích.
- 1 học sinh khác giải thích ý nghĩa các từ: quận công, nước chư hầu, từ hôn.
? Truyện có thể chia thành mấy phần chính, là những phần nào?
Học sinh trả lời.
II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
2 phần
- Phần 1: Từ đầu à mọi phép thần thông: Sự ra đời của Thạch Sanh 
? Truyện có những nhân vật nào?
Nhân vật chính là ai?
- Học sinh phát hiện trả lời.
III, Phân tích:
à Phân tích theo nhân vật.
? Đoạn truyện kể về sự việc gì?
- Học sinh đọc thầm từ đầuà mọi phép thần thông.
1. Thạch Sanh
a, Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
? Tìm những chi tiết kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh?
Học sinh trả lời.
- 2 vợ chồng già mà chưa có con
- Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con...
? Em thấy có điều gì bình thường, điều gì khác thường trong sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh?
Học sinh suy nghĩ trả lời
+ Bình thường: 
- Là con 1 gia đình nông dân tốt bụng.
- Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
+ Khác thường:
- Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.
- Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh.
- Được thiên thần dạy võ nghệ, mọi phép thần thông.
? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Tô đậm tính chất kỳ lạ, đẹp đẽ của nhân vật, làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.
Giáo viên:
Nhân dân quan niệm rằng: nhân vật ra đời và lớn lên kỳ lạ như vậy sẽ lập ược chiến công. Truyện Thạch Sanh thuộc loại truyện cổ tích thần kỳ, số phận nhân vật trải qua 3 chặng cơ bản: Khó khăn, thử thách và gặp hạnh phúc.
Thạch Sanh phải trải qua những thử thách nào?
b. Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua:
? Hãy nêu ngắn gọn những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua?
Học sinh nêu tóm tắt
? Thử thách đầu tiên đến với Thạch Sanh là gì?
Học sinh phát hiện chi tiết
- Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu (thực chất là đưa vào chỗ chết); đánh nhau với chằn tinh.
- Bị cướp công và diệt đại bàng
? Tiếp theo là những thử thách nào?
- Bị hãm hại (do Lí Thông lấp cửa hang) cứu con vua Thuỷ Tề.
- Bị vu oan và bắt giam.
- Bị quân 18 nước chư hầu tập trung sang đánh.
? Em có nhận xét gì về các thử thách đến với Thạch Sanh (về mức độ, tính chất).
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Thử thách ngày càng nhiều và khó khăn hơn (thử thách sau khó khăn hơn thử thách trước).
? Cuối cùng Thạch Sanh có vượt qua được các thử thách ấy không?
Học sinh trả lời.
- Thạch Sanh vượt qua tất cả và chiến thắng.
Giáo viên:
Có thể nói: Chưa 1 nhân vật nào trong cổ tích Việt Nam lại đối mặt với những thử thách như Thạch Sanh: Vừa chống lại yêu quái, vừa chống lại sự thâm độc của kẻ bất lương, vừa chống ngoại xâm giữ bình yên cho đất nước. Thử thách càng lớn, phẩm chất tài năng của nhân vật càng được bộc lộ rõ à chuyển sang ý (3)
Thạch Sanh
- Thử thách càng nhiều, càng khó khăn hơn.
- Vượt qua tất cả và chiến thắng.
Lí Thông.
Học sinh lưu ý trang 62 phần đầu.
c. Những phẩm chất quý báu của Thạch Sanh:
Giáo viên dẫn dắt:
Thạch Sanh đánh nhau và đã giết được chằn tinh, sau đó lại bị Lí Thông cướp công 1 cách trắng trợn. Hắn lừa và giục Thạch Sach đi trốn, Thạch Sanh lại tin ngay vội vã từ giã mẹ con Lí Thông trở về gốc đa cũ...
? Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì ở Thạch Sanh?
Học sinh phát hiện trả lời.
Học sinh trả lời.
- Thật thà, nhận lời đi ngay.
- Thật thà, chất phác, tin người.
- Xảo trá, độc ác, bất nghĩa bất nhân.
? Tại sao chàng luôn bị lừa mà vẫn không hề oán giận?
Có phải Thạch Sanh không biết căm thù?
Học sinh thảo luận nhóm 2 ngườià trả lời
+ Lí Thông quá ranh ma lắm thủ đoạn.
+ Chủ yếu vì bản chất nhân hậu độ lượng trong sáng vô cùng của Thạch Sanh.
- 1 em miêu tả ngắn gọn đoạn Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh và đại bàng?
Học sinh trả lời tóm tắt.
Thạch Sanh cứ sống theo niềm tin vô tư trong sáng của mình.
? Qua các lần đánh nhau với yêu quái: nét tinh cách phẩm chất nổi bật ở Thạch Sanh là gì?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Dũng cảm, kiên quyết trừng trị cái ác.
"Mắng rằng: mày giống tà ma hại người tao chẳng dung tha mày nào"
Giáo viên dẫn dắt: Sau khi nỗi oan được giải, nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinhh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có 1 lễ cưới tưng bừng đến thế. Cũng chính vì vậy mà hoàng tử các nước chư hầu kéo quân sang đánh.
? Trước đội quân của 18 nước chư hầu, Thạch Sanh đã làm gì?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Tha tội, còn thết đãi những kẻ thua trận.
? Việc làm ấy giúp ta hiểu thêm nét tinh nào của Thạch Sanh?
Học sinh nêu ý kiến.
- Nhân đạo, yêu chuộng hoà bình.
Giáo viên:
Những phẩm chất trên của Thạch Sanh cũng là những phẩm chất của nhân dân lao động vì thế truyện Thạch Sanh được nhân dân rất ưa thích, được ca ngợi, truyền tụng
? Bên cạnh nhân vật Thạch Sanh còn nhân vật nào cũng góp phần quan trọng làm nên câu chuyện.
Học sinh trả lời.
2. Nhân vật Lí Thông
(Giáo viên ghi theo cột)
Lí Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh nhằm mục đích gì?
Học sinh trả lời.
- Lợi dụng sức lao động của Thạch Sanh.
Giáo viên: 
Quả nhiên mẹ con Lí Thông đã giàu lên nhanh chóng nhờ Thạch Sanh. Vậy mà hắn vẫn đang tâm lừa Thạch Sanh.
? Trong truyện Lí Thông đã mấy lần lừa Thạch Sanh? Là những lần nào?
Học sinh phát hiện trả lời.
- 3 lần:
1) Lừa đi canh miếu (thực ra là để thế mạng.
2) Cướp công của Thạch Sanh (kết quả là hắn được phong quân công).
3) Lấp hang (nhằm giết Thạch Sanh để lấy công chúa, nối ngôi vua...)
? Qua những việc làm trên ta thấy Lí Thông là con người như thế nào?
(xảo trá, độc ác ... )
Học sinh trả lời
Giáo viên:
Hắn đang tâm hãm hại chính người em kết nghĩa của mình, con người đã nhiều lần cứu mạng cho hắn.
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật trong truyện?
Học sinh trả lời.
+ Xây dựng nhân vật đối lập, tương phản:
? Đối lập giữa những nét tính cách như thế nào?
- Thật thà - Xảo trá
- Vị tha - ích kỷ
- Cao thượng - Thấp hèn
à thiện à ác
(chính diện) (phản diện)
? Kết thúc cuối cùng giành cho mỗi nhân vật là gì?
- Hưởng vinh - Bị trừng trị 
quang hạnh phúc đích đáng
? Tại sao Thạch Sanh cho Lí Thông mà mẹ con hắn vẫn bị đánh chết và biến thành bọ hung?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
à Thạch Sanh nhân hậu, vị tha, tha chết cho mẹ con Lí Thông nhưng trời không tha, nhân dân không tha, công lí không tha đã bắt mẹ con hắn phải chết và còn hoá kiếp thành bọ hung sống ở nơi dơ dáy bẩn thỉu. Đó là cách trừng trị thích đáng cho những gì hắn đã gây ra cho Thạch Sanh (kết thúc có hậu).
? Theo em cách kết thúc như vậy đã thoả đáng chưa?
? Kết thúc đó có phổ biến trong cổ tích không?
? Cách kết thúc ấy thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
Học sinh suy nghĩ trả lời độc lập.
- Ước mơ về sự công bằng, công lì thể hiện niềm tin, đạo đức.
- Là phần thưởng xứng đáng cho những người hiền lành, còn kẻ gieo gió ắt phải gặt bão.
- 1 học sinh nhắc lại
? Nghệ thuật chủ yếu của truyền thuyết, cổ tích là gì?
Học sinh nhắc lại kiến thức cũ.
- Có nhiều chi tiết hoang đường, kỳ ảo, thần kỳ.
- Truyện Thạch Sanh cũng nằm trong số những câu chuyện ấy.
? Em hãy chỉ ra những chi tiết thần kỳ trong truyện?
Học sinh nêu chi tiết.
* Một số chi tiết thần kỳ
? Theo em chi tiết nào là đặc sắc nhất? Vì sao?
Học sinh trả lời.
+ Tiếng đàn Thạch Sanh.
? Tiếng đàn ấy đã có ý nghĩa như thế nào?
(Tinh thần yêu chuộng hoà bình, lòng nhân nghĩa, ước mơ công lý của nhân dân. Sức mạnh của tiếng đàn chính là sức mạnh của cái thiện, cái đẹp, sức mạnh của tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kỳ để thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của mình).
Học sinh lắng nghe.
Giáo viên:
Âm nhạc là chi tiết phổ biến trong cổ tích. Có thể là tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng hát, ở mỗi truyện âm nhạc có vai trò ý nghĩa khác nhau.
? ở đây tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh những gì?
Học sinh trả lời.
- Vạch tội Lí Thông, giải câm cho công chúa, giải oan cho mình, làm mềm lòng nhụt trí đội quân xâm lược.
? Tiếng đàn ấy có ý nghĩa như thế nào?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
- ý nghĩa: Tiếng đàn của công lí, đại diện cho cái thiện, cho lòng yêu chuộng hoà bình (tiếng đàn là phẩm chất, là tâm hồn cao đẹp của Thạch Sanh).
? "Niêu cơm nhỏ xíu cứ ăn hết lại đầy" của Thạch Sanh ban phát cho quân sĩ 18 nước chư hầu có ý nghĩa gì?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
+ Niêu cơm thần kỳ.
- Niêu cơm có khả năng thần kỳ thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo. Ước mơ về cuộc sống đầy đủ ấm no.
Giáo viên:
Hình ảnh tiếng đàn Thạch Sanh và niêu cơm thần kì là ước vọng phú quốc bình cường của nhân dân ta tỏng công cuộc dựng nước và giữ nước.. Đó cũng là ước mơ của nhân dân về lẽ công bằng về cái thiện thắng cái ác là tư tưởng đề cao chủ nghĩa nhân đạo.
Học sinh lắng nghe.
? Qua phần phân tích em rút ra nhận xét gì về cách xây dựng câu chuyện? (nhân vật, chi tiết).
- Học sinh khái quát.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Chi tiết thần kỳ có nhiều ý nghĩa.
- Xây dựng nhân vật đối lập tương phản.
Qua đó nhân dân muốn gửi gắm ước mơ gì?
Học sinh thảo luận nhóm 3 - 5 người
2. Nội dung: Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công bằng, công lí xã hội.
? Hai bức tranh minh hoạ cho các sự việc nào trong truyện?
HS đọc phần ghi nhớ (SGK)
- Tranh 1: Mũi tên vàng.
- Tranh 2: Niêu cơm thần kì
 *Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21,22-Thach Sanh.doc