Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nguyễn Thị Mai

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nguyễn Thị Mai

TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN

 Tiết 19 T5 NGHĨA CỦA TỪ

 Soạn:30/9/06 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

 -Nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa.

- -Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

 -Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

 B/ Chuẩn bị:

 -GV: Bảng phụ và một số ví dụ về từ nhiều nghĩa.

 -HS: Tìm hiểu trước bài.

 C/ Các bước lên lớp:

 I/Ổn định:

 II/ Bài cũ: -Nghĩa của từ là gì? Có thể giải thích nghĩa của từ bằng

 các cách nào? -Giải thích nghĩa của từ “học tập”, “trung niên”, đặt câu

 với 2 từ trên?

 III/ Bài mới:

 1. Giới thiệu:

 2. Tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiếng Việt	TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN 
	Tiết 19 T5	NGHĨA CỦA TỪ
	Soạn:30/9/06	A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
	-Nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa.
-	-Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
	-Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
	B/ Chuẩn bị:
	-GV: Bảng phụ và một số ví dụ về từ nhiều nghĩa.
	-HS: Tìm hiểu trước bài.
	C/ Các bước lên lớp:
	 I/Ổn định:
	 II/ Bài cũ: -Nghĩa của từ là gì? Có thể giải thích nghĩa của từ bằng 
	các cách nào? -Giải thích nghĩa của từ “học tập”, “trung niên”, đặt câu 
	với 2 từ trên?
	 III/ Bài mới:
	1. Giới thiệu:
	2. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Tìm các nghĩa khác nhau của từ “chân”
-GV treo bảng phụ , có ghi “bài những cái chân”
-GV gạch chân những từ “chân” có trong bài.
?Trong bài gồm có mấy từ “chân”?
?Các từ “chân” ở đây đều có nghĩa chung là gì?
?Từ chân trong “đau chân”, “nắm mắt đưa chân” có gì khác với từ “chân” trong “chân bàn”, “chân kiềng”?
?Hãy tìm một số từ có tiếng “chân” chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền?
?Cũng nói về từ “chân” nhưng đã tìm được mấy nghĩa khác nhau?
*Hoạt động 2:Tìm một số từ nhiều nghĩa.
-GV đưa bảng phụ có ghi các ví dụ:
+Co Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi buồn ngủ mà không ngủ được.
+Những quả na đã bắt đầu mở mắt.
+Gốc bàng to quá có những cái mắt to hơn cái gáo dừa.
-Gạch chân dưới các từ “mắt”
*GV nhận xét và tóm tắt nghĩa của các từ:( Mắt1:là bộ phận trên cơ thể người, động vật, có tác dụng nhìn thấy vật khác. Mắt2:những chấm tròn ,lồi, hơi đen ở ngoài vỏ một loại quả.
Mắt3: những chỗ lồi hoặc lõm trên thân một loại cây.)
?Em hãy rút ra những điểm chung giữa các nghĩa của từ mắt?
*GV lưu ý HS: Cần phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm khác nghĩa (từ nhiều nghĩa: giữa các nghĩa có những quan hệ nhất định, có thể tìm ra 1 cơ sở ngữ nghĩa chung. Còn từ đồng âm: là những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh, nhưng nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau.)
*Hoạt động 3:Tìm một số từ chỉ có một nghĩa.
-GV rút ra ghi nhớ 1 ghi bảng.
*Hoạt động4: Hướng dẫn hs tìmhiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ
?Em hãy nêu nghĩa chính của từ “chân”?
? Nghĩa của những từ “chân”trong bài “những cái chân”được dùng với nghĩa nào?
*GV:Hiện tượng thay đổi nghĩa của từ , tạo ra những từ nhiều nghĩa, gọi là hiện tượng chuyển nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa thường có nghĩa gốc(nghĩa đen hoặc nghĩa chính) và nghĩa chuyển(nghĩa bóng, nghĩa nhánh) được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
?Qua những câu vừa tìm hiểu, em hãy cho biết trong 1 câu cụ thể, 1 từ thường dùng với mấy nghĩa?
-GV nói thêm: cũng có thể có 1 số trường hợp từ có thể hiểu cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
*Hoạt động 5: Hoàn chỉnh ghi nhớ2
-1hs đứng tại chỗ đọc to, rõ bài thơ.
-Có 6 từ.
-Các từ chân đều có nghĩa chung:nói về bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
-Nói về bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật dùng để đi đứng (N1,N2).
-Chân tường, chân răng, chân núi(N3,N4).
-3 nghĩa.
-1hs đọc các ví dụ.
-HS hoạt động nhóm để tìm ra nghĩa của các từ “mắt” trong các câu trên. (N1,N2 câu1; N3,4 câu2; N5,6 câu3)
-Chỗ lồi, lõm hình tròn hoặc hình thoi
-HS đứng tại chỗ nêu một số từ chỉ có một nghĩa (bút, ghi đông, ổi, mít, giường)
-Bộ phận cuối cùng của cơ thể người, động vật, dùng để đi, đứng
-Nghĩa chuyển.
-1 hs nêu lại hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gi?
-Trong 1 câu nhất định, từ chỉ có 1 nghĩa.
-1 hs đọc ghi nhớ 2
I/ Từ nhiều nghĩa:
-Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
II/ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
-Chuyển nghĩa: hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa
-Trong từ nhiều nghĩa có: +Nghĩa gốc
 +Nghĩa chuyển.
*Ghi nhớ2: sgk/56
*Hoạt động5: Hướng dẫn luyện tập
	-Câu 1: 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa (N1,3)
	-Đầu: + đau đầu, cái đầu
	+đầu sông , đầu giường, đầu đường
	+đầu mối
	-Mũi: +sổ mũi, mũi tẹt..
	+mũi kéo, mũi thuyền, mũi dao..
	+ cánh quân chia thành 3 mũi
	-Tay: +cánh tay, đau tay..
	+tay vịn cầu thang
	+ tay súng, tay vợt
	-Câu 2: Kể những trường hợp chuyển nghĩa từ bộ phận cây cối sang chỉ bộ 
	Phận cơ thể ngừơi. (N2)
	-Lá: lá phổi, lá lách
	-Quả: quả tim, quả thận
 	-Câu3: (N4) a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
	 - Hộp sơn-sơn cửa ; cái bào- bào gỗ ; cái đục- đục tường.
	 b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
	-đang bó lúa- ba bó lúa; đẽo cày- một cái cày
	-cuộn bức tranh- 2 cuộn len.
	-Câu4: a. Tác giả nêu 2 nghĩa của từ “bụng”
	-Bộ phận cơ thể người, động vật
	-lòng, dạ
	-“Bụng” còn có một nghĩa nữa: phần phình to ở giữa của 1 số đồ 
	vât như: “bụng trống”, “bụng chân”.
 b. Ấm bụng: nghĩa gốc
	Tốt bụng: nghĩa chuyển (lòng dạ)
	Bụng chân: nghĩa chuyển(phần phình to)
	-Câu 5: GV đọc chính tả cho hs viết bài “Sọ Dừa” từ “Một hôm.giấu đem 
	cho chàng”.
	IV/ Củng cố: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển?
 V/ Dặn dò: -Làm bài tập 4/57
	-Học thuộc ghi nhớ
	- Chuẩn bị “chữa lỗi dùng từ”

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 tiet 19.doc