CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
Tiết 14 T4 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Soạn 23/9/06 -Nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc
và chủ đề.
-Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.
B/ Chuẩn bị:
-GV: Bảng phụ, ghi những cách mở bài trong văn tự sự.
-HS: Đọc trước 2 câu chuyện trong bài.
C/ Các bước lên lớp:
I/ Ổn định:
II/ Bài cũ: -Nêu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự?
-Làm bt2 sgk/39
III/ Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Tổ chức các hoạt động:
Tập làm văn CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Tiết 14 T4 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Soạn 23/9/06 -Nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. -Tập viết mở bài cho bài văn tự sự. B/ Chuẩn bị: -GV: Bảng phụ, ghi những cách mở bài trong văn tự sự. -HS: Đọc trước 2 câu chuyện trong bài. C/ Các bước lên lớp: I/ Ổn định: II/ Bài cũ: -Nêu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự? -Làm bt2 sgk/39 III/ Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Tổ chức các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng *Hoạt động1: HS đọc và trả lời câu hỏi ?Sự việc trong phần thân bài thể hiện chủ đề: hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh của Tuệ Tĩnh được thể hiện qua nhữngchi tiết nào? -GV; Từ chối trước cho ông nhà giàu trước , Tuệ Tĩnh tỏ ra có bản lĩnh không sợ mất lòng . Chữa ngay cho con trai người nông dân, Tuệ Tĩnh chứng tỏ tấm lòng của ông: Ai nguy hiểm hơn thì lo chữa trước, không màng trả ơn. ?Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho đứa bé con người nông dân nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc? ?Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản , vậy theo em chủ đề trong bài này là gì? ?Thử tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào?Gạch dưới những câu đó? *GV: Đây chỉ là cách thể hiện chủ đề qua lời phát biểu, chủ đề của tự sự còn thể hiện qua việc làm. -Tên của bài văn phải thể hiện chủ đề của bài văn. Vậy trong 3 tên truyện đã cho, em thấy tên nào là phù hợp? Nêu lý do? *GV: Hai tên sau chỉ ra tương đối sát với chủ đề: “Tấm lòng” nhấn mạnh tới khía cạnh tình cảm; “y đức” nói tới đạo đức nghề nghiệp. Riêng tên 1 là sát với chủ đề hơn cả vì thể hiện được phẩm chất cao đẹp của danh y Tuệ Tĩnh ? Vậy em hiểu chủ đề là gì? -GV ghi bảng. *Hoạt động2:Hướng dẫn hs nắm được dàn bài trong văn tự sự ? Một dàn bài của bài văn tự sự gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? Các phần mở bài, thân bài, kết bài trên đây thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự? -GV cho HS đọc phần 2 của ghi nhớ/45 *Hoạt động3:Hướng dẫn luyện tập -Bài1: a.Chủ đề của truyện nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? (Tố cao tên cận thần bằng cách chơi khăm nó một vố. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin được thửong 50 roi và đề nghị chìa phần thưởng đó. b. Chỉ ra 3 phần :Mở bài(câu1) Thân bài:Ông tahai mươi nhăm roi ; Kết bài(câu cuôi) Câu chuyện noi lên sự thông minh , hóm hỉnh của người nông dân c. So sánh với truyện Tuệ Tĩnh -Mở bài bài Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề ; Mở bài bài phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống . Kết bài cả 2 bài đều hay, nhưng bài Tuệ Tĩnh có sức gợi, bài phần thưởng:viên quan bị đuổi ra, còn người nông dân được thưởng . d.Sự việc ở 2 truyện đều có kịch tính, có bất ngờ. Truyện 1 bất ngờ ở đầu truyện ; truyện2 bất ngờ ở cuối truyện. -Bài2:-Mở bài:ST-TT: Nêu tình huống-Mở bài:STHG:Cũng nêu tình huống nhưng dẫn giải dài -Kết bài ST-TT :Nêu sự việc tiếp diễn, STHG: nêu sự việc kết thúc. -1hs đọc bài văn sgk/44 -Thể hiện qua 2 sự việc: Từ chối chữa bệnh cho nhà giàu trước, vì bệnh ông ta nhẹ . Chữa ngay cho con trai người nông dân vì bệnh chú bé nguy hiểm hơn -Phẩm chất : hết lòng cứu chữa người bệnh. -Chủ đề : Ca ngợi lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh -Câu: “Người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao lại nói chuyện ơn huệ”. -Cả 3 tên đều thích hợp, nhưng sắc thái khác nhau. -HS đứng tại chỗ phát biểu cá nhân. -Có 3 phần:Mở bài, thân bài, kết bài. +Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. +Thân bài: Kể diễn biến của sự việc. +Kết bài:Kể kết cục của sự việc - 1hs đọc toàn bộ phần ghi nhớ -1 HS đọc truyện “phần thưởng” I/ Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự: 1. Tìm hiểu chủ đề: -Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. 2.Dàn bài của bài văn tự sự: Gồm có 3 phần: +Mở bài +Thân bài +Kết bài IV/ Củng cố: Nhắc lại chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự? V/ Dặn dò: -Học thuộc ghi nhớ -Làm các bài tập còn lại -Chuẩn bi “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự”
Tài liệu đính kèm: