Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 13, Bài 4: Sự tích Hồ Gươm (Đọc thêm)

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 13, Bài 4: Sự tích Hồ Gươm (Đọc thêm)

A/ Mục tiêu bài học :

Giúp hs :

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của 1 số hình ảnh trong truyện.

 - Kể lại được truyện.

B/ Kiến thức trọng tâm:

- Nội dung , ý nghĩa của truyện.

- Rèn kỹ năng đọc, kể , phân tích và cảm thụ các chi tiết, hình ảnh nổi bật trong truyện.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học :

1/ On định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ

 - Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

 - Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện.

3/ Dạy và học bài mới

Vào bài : cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ 15. Nó kéo dài 10 năm và Lê Lợi là người anh hùng của cuộc khởi nghĩa này. Do vậy, truyền thuyết dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn rất phong phú. Tiêu biểu nhất là Sự tích Hồ Gươm”. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 13, Bài 4: Sự tích Hồ Gươm (Đọc thêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4:
Bài 4 :
Tiết 13 : 	SỰ TÍCH HỒ GƯƠM ( đọc thêm )
Truyền thuyết
A/ Mục tiêu bài học :
Giúp hs :
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của 1 số hình ảnh trong truyện.
	- Kể lại được truyện.
B/ Kiến thức trọng tâm:
- Nội dung , ý nghĩa của truyện.
- Rèn kỹ năng đọc, kể , phân tích và cảm thụ các chi tiết, hình ảnh nổi bật trong truyện.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học :
1/ Oån định lớp 
2/ Kiểm tra bài cũ 
	- Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
	- Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện.
3/ Dạy và học bài mới
Vào bài : cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ 15. Nó kéo dài 10 năm và Lê Lợi là người anh hùng của cuộc khởi nghĩa này. Do vậy, truyền thuyết dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn rất phong phú. Tiêu biểu nhất là ‘ Sự tích Hồ Gươm”. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu.
Hoạt động của thầy
Gv: hướng dẫn hs đọc văn bản và tìm hiểu phần chú thích
Hỏi : Có thể chia văn bản làm mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn?
Hỏi : Truyện ra đời trong hoàn cảnh nào?
Hỏi : Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm? Điều này có ý nghĩa gì?
Hỏi : Lê Thận đã nhận được gươm thần như thế nào ?
Hỏi : Con số 3 ở đây tượng trưng cho điều gì?
Hỏi: Cách cho mượn gươm như trên có ý nghĩa như thế nào ?
Hỏi : Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn ?
Hỏi : Khi nào Long Quân đòi gươm?
Hỏi : Việc đó xảy ra ở đâu? Vào lúc nào ?
Hỏi : Nhân vật đòi gươm là ai?
hỏi : cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào?
Hỏi : Theo em, tại sao Long Quân đòi gươm? Chi tiết này có ý nghĩa gì?
Hỏi : Em hãy cho biết ý nghĩa của truyện ?
Hoạt động của trò
- từ đầu  đất nước : Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc
- phần còn lại : Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặc.
-> cuộc khởi nghĩa được thần phù hộ -> kì ảo, thần bí.
-> lê thận sau 3 lần thả lưới đều bắt được lưỡi gươm.
-> số nhiều : khẳng định + tăng sức hấp dẫn cho truyện.
- các nhân vật được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng : khả năng cứu nước xuất hiện khắp nơi.
- các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì “ vừa như in “ -> nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới 1 lòng.
- lê lợi được chuôi gươm, lê thận dâng gươm : đề cao vai trò “ minh chủ “ của lê lợi
- gươm sáng 2 chữ “ thuận thiên “ : hoang đường -> nhân dân giao cho lê lợi và nghĩa quân trách nhiệm đánh giặc
-> chuyển bại thành thắng, biến yếu thành mạnh -> nhuệ khì tăng lên
- gươm thần mở đường cho nghĩa quân quét sạch giặc.
- khi đánh đuổi được giặc minh 
- hồ tả vọng
 Cho hs kể lại
- chiến tranh ko còn , gươm cần được trả lại -> nhắc nhở nhiệm vụ chính là chăm lo, xây dựng hoà bình.
Cho hs thảo luận
- ca ngợi t/c nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa lam sơn.
+ các bộ phận gươm khớp vào nhau là hình ảnh nhân dân ta cùng đồng lòng.
+ thanh gươm ngời sáng : sức mạnh của chính nghĩa.
- đề cao, suy tôn lê lợi và nhà lê. Lê lợi thuộc dòng dõi vua chúa nhưng được tôn làm chủ tướng -> tôn vinh lê lợi, gây thanh thế cho cuộc khởi nghĩa
- giải thích nguồn gốc tên gọi hồ hoàn kiếm.
+ đánh dấu và khẳng định chiến thắng
+ phản ánh tư tưởng yêu hòa bình. Có giặc thì cần gươm, hòa bình phải trả gươm.
+ cảnh giác, răn đe -> “trả gươm “ nhưng gươm vẫn còn
Ghi bảng
I/ Đọc – tìm hiểu văn bản
1/ Hoàn cảnh truyện
- Giặc Minh đô hộ nước ta, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thế lực còn non yếu
-> thua
- Đức Long Quân cho mượn gươm thần
-> kì ảo, thần bí
=> cuộc khởi nghĩa được tổ tiên giúp đỡ
2/ Mượn gươm
- Lê Thận : người đánh cá được lưỡi gươm
- Lê Lợi : chủ tướng được chuôi gươm.
- Tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
=> tinh thần đoàn kết, nhất trí 1 lòng của toàn dân.
* Kết quả:
- Nghĩa quân ko trốn tránh mà xông xáo đi tìm giặc, ko còn ăn uống cực khổ.
=> đánh đuổi ko còn 1 bóng giặc trên đất nước.
3/ Trả gươm
- Thời gian : 1 năm sau khi đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên làm vua.
- Địa điểm : hồ Tả Vọng.
- Nhân vật đòi gươm : Rùa Vàng.
=> khẳng định chiến thắng và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
II/ Tổng kết
Ghi nhớ sgk/43
III/ Luyện tập
1/43 hs tự làm.
2/43 
- vì như vậy sẽ ko thể hiện được tính chất toàn dân trên dưới 1 lòng của nhân dân ta trong kháng chiến.
3/43
- nếu trả gươm ở Thanh Hoá
-> ý nghĩa truyền thuyết bị giới hạn.
- trả gươm ở Thăng Long thể hiện được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 tuan 4 su tich ho guom.doc