Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 * Qua bài học GV giúp HS:

 - Nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự : sự việc và nhân vật;hiểu được ý nghĩa của nhân vật trong tự sự. Nhân vật vừa là người làm ra sự việc,hành động,vừa là người được nói tới.

 - Tích hợp với phần văn bản : Sơn Tinh,Thủy Tinh.

 - Rèn kĩ năng nhận diện,phân loại nhân vật,tìm hiểu ,sâu chuỗi các sự việc,chi tiết trong truyện.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ

- HS : Đọc trước bài.

C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

I. Ổn định tổ chức ( 1)

II. Kiểm tra bài cũ ( 4)

 1. Sự việc trong văn tự sự có vai trò như thế nào ?

 2. Nêu các sự việc trong văn bản “ Con Rồng,cháu Tiên” ?

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 1787Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự ( tiếp)
a. Mục tiêu cần đạt
 * Qua bài học GV giúp HS:
 - Nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự : sự việc và nhân vật;hiểu được ý nghĩa của nhân vật trong tự sự. Nhân vật vừa là người làm ra sự việc,hành động,vừa là người được nói tới.
 - Tích hợp với phần văn bản : Sơn Tinh,Thủy Tinh.
 - Rèn kĩ năng nhận diện,phân loại nhân vật,tìm hiểu ,sâu chuỗi các sự việc,chi tiết trong truyện.
b. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS : Đọc trước bài.
c. Tiến trình dạy – học
I. ổn định tổ chức ( 1’)
II. Kiểm tra bài cũ ( 4’)
 1. Sự việc trong văn tự sự có vai trò như thế nào ?
 2. Nêu các sự việc trong văn bản “ Con Rồng,cháu Tiên” ?
III. Bài mới ( 35’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS xem lại VB : Sơn Tinh – Thủy Tinh.
 ? Kể tên các nhân vật được nói tới trong truyện
 HS kể tên.
 ? Vậy nhân vật là ai ? Họ có vai trò gì
 ? Nhân vật nào được nhắc tới nhiều nhất ? Họ đóng vai trò gì
 ? Những nhân vật khác là ai
 ? Họ có nhiệm vụ gì
 ? Nhân vật phụ có cần thiết không ? Có bỏ đi được không
 HS suy luận -> trả lời.
 ? Khi kể về nhân vật tác giả dân gian đã giới thiệu những gì về họ
 HS nêu.
? Qua tìm hiểu các VD em hiểu gì về nhân vật trong văn tự sự
 HS nêu cách hiểu .
 GV chốt.
 HS nêu yêu cầu bài 1.
 ? Hãy chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh đã làm
 HS nhớ lại -> nêu.
 ? Em có nhận xét gì về vai trò và ý nghĩa của các nhân vật
 HS nêu nhận xét.
 HS tóm tắt truyện ST- TT theo sự việc gắn với nhân vật chính.
 ? Tại sao lại đặt tên truyện là ST- TT.
 HS giải thích.
 ? Nếu đổi bằng các tên khác có được không
 HS đổi tên truyện -> nhận xét.
 GV chuẩn xác.
 GV nêu vấn đề : cho nhan đề truyện một lần không vâng lời.
 ? Em hãy tưởng tượng kể một câu chuyện theo nhan đề ấy
 HS nêu dự định mình sẽ kể gì.
2. Nhân vật trong văn tự sự ( 10’)
a. Ví dụ : Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh
b. Nhận xét
* Nhân vật : là người thực hiện các sự việc được thể hiện trong văn bản.
 - Sơn Tinh ,Thủy Tinh : nhân vật chính 
-> đóng vai trò chủ yếu .
 - Vua Hùng,Mị Nương : nhân vật phụ
 ->giúp nhân vật chính hoạt động.
* Cách kể về nhân vật
 - Tên gọi : ST – TT
 - Lai lịch :
 - Tài năng : hô mưa,gọi gió.
 - Việc làm : làm giông bão,bốc đồi...
c. Ghi nhớ ( SGK)
III. Luyên tập ( 10’)
Bài tập 1
 - Vua Hùng : kén rể.
 - Mị Nương : theo chồng về núi.
 - Sơn Tinh : cầu hôn -> lấy Mị Nương
-> chống trả Thủy Tinh.
 - Thủy tinh : cầu hôn -> đuổi đánh Sơn Tinh.
 => Vai trò : ST – TT là nhân vật chính.
=> ý nghĩa : ST tượng trưng cho ý chí đấu tranh chống thiên tai của nhân dân.
 TT tượng trưng cho sức mạnh thiên tai,lũ lụt.
 - Tóm tắt
 - Tên truyện là ST – TT vì gọi tên nhân vật chính -> thể hiện tư tưởng,chủ đề văn bản.
- Nếu đổi bằng :
+ Vua Hùng kén rể : không bộc lộ được chủ đề.
+ Truyện vua Hùng,Mị Nương,ST,TT : dài dòng,đánh đồng nhân vật chính - phụ.
+ Bài ca chiến công của ST : không thể hiện được đầy đủ ý nghĩa.
Bài tập 2
- Kể việc gì ? ( Không vâng lời mẹ)
- Diễn biến ? ( chuyện xảy râ bao giờ ?)
- Địa điểm ở đâu ?
VD : không vâng lời ,đi chơi xa -> bị cảm -> phải nghỉ học -> hối hận.
 Nhân vật chính : em.
IV. Củng cố ( 3’)
 1. Hãy nêu hiểu biết của em về nhân vật và sự việc trong văn bản tự sự ?
 2. Thánh Gióng được kể ở những đặc điểm nào ?
 - Nguồn gốc,ngoại hình, việc làm ,tài năng.
V. Hướng dẫn về nhà (2’)
 - Kể một câu chuyện về thời kì các vua Hùng.
 - Chuẩn bị : Chủ đề và dàn bài văn tự sự.
 -------------------------- ****************---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc