Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Nguyễn Thị Mai

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Nguyễn Thị Mai

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

Tiết 12: T3 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

Soạn 17/9/06 -Nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự: sự việc và nhân vật.

 -Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: sự việc có

 quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm, sự việc luôn

 gắn với thời gian, địa điểm nhân vật, diễn biến, nguyên nhân, kết quả.

 Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hành động, vừa là người được

 nói tới.

 B/ Chuẩn bị:

 -GV: Bảng phụ: ghi 7 sự việc trong truyện “ST-TT”

 -HS: Tìm hiểu trước bài

 C/ Các bước lên lớp:

 I/ Ổn định:

 II/ Bài cũ: -Thế nào là văn tự sự?

 -Truyện “ST-TT” có phải là văn tự sự không? Vì sao?

 III/ Bài mới:

 1. Giới thiệu:

 2.Tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn	SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
Tiết 12: T3	A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Soạn 17/9/06	-Nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự: sự việc và nhân vật.
	-Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: sự việc có 
	quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm, sự việc luôn 
	gắn với thời gian, địa điểm nhân vật, diễn biến, nguyên nhân, kết quả.
	Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hành động, vừa là người được 
	nói tới.
	B/ Chuẩn bị:
	-GV: Bảng phụ: ghi 7 sự việc trong truyện “ST-TT”
	-HS: Tìm hiểu trước bài
	C/ Các bước lên lớp:
	 I/ Ổn định:
	 II/ Bài cũ: -Thế nào là văn tự sự?
	 -Truyện “ST-TT” có phải là văn tự sự không? Vì sao?
	 III/ Bài mới:
	 1. Giới thiệu:
	 2.Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Cho HS hiểu các sự việc trong văn tự sự
-GV treo bảng phụ có 7 sự việc trong truyện “ST-TT” như sgk/37
?Trong những sự việc trên, sự việc nào mở đầu, sự việc nào phát triển, sự việc nào cao trào, sự việc nào kết thúc?
?Trong 7 sự việc đó, có thể bỏ bớt 1 sự việc nào được không? Vì sao?
?Các sự việc này có quan hệ với nhau như thế nào?
?Chúng ta có thể thay đổi trước sau các sự việc ấy không? Vì sao?
-GV rút ý ghi bảng
-GV treo bảng phụ khác(có 6 yếu tố):
+Ai làm(nhân vật là ai), +Sự việc xảy ra ở đâu(địa điểm), +Việc xảy ra lúc nào?(thời gian), +Việc diễn biến thế nào(quá trình), +Việc xảy ra do đâu(Nguyên nhân), +Việc kết thúc thế nào(kết quả)
?Theo em có thể xóa bớt yếu tố thời gian, địa điểm trong truyện này được không? Vì sao?
?Tìm những chi tiết thể hiện sự thiện cảm của vua Hùng đối với ST?Nếu để TT chiến thắng thì câu chuyện sẽ như thế nào?
? Việc TT nổi giận có lý không? Thể hiện qua những chi tiết nào?
(Có lý nên đã đùng đùng nổi giận)
?Nếu xóa bỏ sự việc hằng năm TT lại dâng nướcthì câu chuyện sẽ như thế nào?
Vậy sự việc trong văn tự sự phải được trình bày như thế nào?
-GV ghi bảng
*Hoạt động2:Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự.
?Trong văn bản “ST-TT” ai là nhân vật chính? Ai là nhân vật phụ?
?Nếu bỏ bớt các nhân vật phụ được không?
-GV:Nhân vật phụ chỉ giúp cho nhân vật chính hoạt động, nó không nhất thiết phải có, có lúc ta có thể bỏ được.
-GV treo bảng phụ như sgv/83
Nhìn vào bảng nhận xét giữa nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật nào được nói tới nhiều hơn?
?Nhân vật trong văn tự sự được kể ra qua các mặt nào?
-GV yêu cầu hs đọc ghi nhớ
-GV ghi bảng
*Hoạt động 3:Hệ thống kiến thức
-1-2 hs đọc 7 sự việc trên
-Sự việc mở đầu(1), phát triển(2,3,4,5), cao trào(6), kết thúc(7).
-Không thể bỏ bớt được, vì nếu bỏ sẽ thiếu tính liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích rõ.
-Có quan hệ nhân quả
-Không thể thay đổi, vì các sự việc được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa: sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau, và cả chuỗi sự việc khằng định sự chiến thắng của ST.
-1 hs đứng tại chỗ đọc 6 yếu tố trên
-Không, vì sẽ không biết được thời gian và địa điểm cụ thể.
-Vua Hùng đưa ra những sính lễ chỉ có ở vùng ST cai quản, ST dễ tìm hơn.
-Nếu TT chiến thắng thì đất đai sẽ ngâp, con người sẽ chết hoặc biến thành những con vật sống dưới nước
Câu chuyện sẽ không giải thích được nạn lũ lụt diễn ra hằng năm ở đồng bằng Bắc bộ nước ta.
-Sự việc được trình bày 1 cách cụ thể
-1-2 hs đọc ghi nhớ 1 sgk/38
-ST_TT là nhân vật chính, vua Hùng, Mị Nương và các quần thần là nhân vật phụ.
-Có thể bỏ bớt được
_HS lên bảng điền những yêu cầu vào chỗ trống
-Nhân vật chính được nói tới nhiều hơn 
-Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm
-1-2 hs đọc ghi nhớ2 sgk/38
-HS đọc toàn bộ ghi nhớ trong khung sgk/38
I/ Sự việc trong văn tự sự :
Sự việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định
Sự việc được trình bày 1 cách cụ thể
II/ Nhân vật trong văn tự sự:
Là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản
*Hoạt động 4:Hướng dẫn luyện tập
-Bài1	-Nhằm củng cố bài ở lớp(HS làm cá nhân bài vào vở)
	 -Những việc mà các nhân vật đã làm
	+Vua Hùng:Kén rể, mời các lạc hầu bàn bạc, ra lời phán.
	+Mị Nương:Theo Sơn Tinh về núi
	+Sơn Tinh:Vẫy tay làm đất nổi cồn núi, dùng phép lạ bốc đồi, dời núi
	+Thủy Tinh:Hô mưa, gọi gió, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn 
	Tinh
 a. Nhận xét vai trò, ý nghĩacủa các nhân vật:
 -Sơn Tinh, Thủy Tinh: -Quyết định phần chính yếu của câu chuyện
	 -Nói lên thái độ người kể
	 -Giải thích hiện tượng lũ lụt
 -Các nhân vật còn lại:Chỉ tạo nguyên nhân cho câu chuyện phát triển, tạo nên sự đối 
	đầu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
	 b. Tóm tắt truyện ‘ST-TT”theo sự việc gắn với các nhân vật chính(GV hướng dẫn-
	HS làm)
 c. Truyện có tên gọi Sơn Tinh- Thủy Tinh vì:Truyện được gọi tên theo nhân vật chính.
	Đây là truyền thống, thói quen của dân gian, như truyện “Tấm Cám”, Sọ
	Dừa”, “Thạch Sanh”
	Nếu đổi tên khác:
	+Vua Hùng kén rể:Chưa nói được thực chất của câu chuyện
	+Truyện Vua Hùng, Mị Nương, ST, TT: Thì dài dòng, đánh đồng nhân vật chính với nhân vật phụ.
+Bài ca chiến công của Sơn Tinh:Có thể phù hợp với tinh thần của truyện hơn.
-Bài2:	(HS làm theo nhóm)
	Mỗi nhóm trình bày một câu chuyện theo yêu cầu đề bài.
	IV/ Củng cố: -Nêu sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
	V/ Dặn dò: -Học thuộc ghi nhớ
	 -Chuẩn bị: “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” 	

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 tiet 12.doc