Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 40

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 40

A. Mục tiêu bài học

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

B . Chuẩn bị

* Giáo viên :

- Phương pháp giảng dạy , SGK , tài liệu tham khảo

* Học sinh :

- SGK , đồ dùng học tập .

C . Tiến trình bài giảng

1 . Tổ chức :

 6B:

2 . Kiểm tra :

 * GV kiểm tra sách vở, sự chuẩn bị bài của học sinh ?

3. Bài mới:

 Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao:

 Bầu ơi thương lấy bí cùng

 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó.

 

doc 101 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1 Tuần 1
 Soạn:
 Giảng:
Đọc thêm: CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết).
A. Mục tiêu bài học
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B . Chuẩn bị
* Giáo viên :
- Phương pháp giảng dạy , SGK , tài liệu tham khảo 
* Học sinh :
- SGK , đồ dùng học tập .
C . Tiến trình bài giảng 
1 . Tổ chức :
 6B:
2 . Kiểm tra :
 * GV kiểm tra sách vở, sự chuẩn bị bài của học sinh ? 
3. Bài mới:
 Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao:
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó.
Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chú thích ?
(?) GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc ?
(?) GV gọi HS đọc phần chú thích * SGK trang 7 ?
(?) Qua phần chú thích *, em hiểu gì về truyền thuyết ? 
(?) GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó theo chú thích SGK trang 7 – 8 ? 
Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu văn bản ?
(?) Lạc Long Quân và Âu cơ được giới thiệu như thế nào? (Nguồn gốc, hình dáng, tài năng)
(?) Tại sao tác giả dân gian không tưởng tượng Lạc Long Quân và Âu cơ có nguồn gốc từ các loài khác mà tưởng tượng Lạc Long Quân nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì?
 (Việc tưởng tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là 1 trong bốn con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng Lạc Long Quân nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi của dân tộc Việt Nam ta.)
(?) Vậy qua các chi tiết trên, em thấy hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ hiện lên như thế nào?
(?) Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Chi tiết này có ý nghĩa gì?
(Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đề đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng. Tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. Dân tộc Việt Nam chúng ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh.)
(?) Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho biết tranh minh hoạ cảnh gì?
(?) Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì?
(?) Bằng sự hiểu biết của em về lịch sử chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời căn dặn của thần sau này có được con cháu thực hiện không?
( Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Mỗi khi tổ quốc bị lâm nguy, nhân dân ta bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai sát cánh đứng dậy diết kẻ thù. Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai địch hoạ, cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn và ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Long Quân xưa kia bằng những việc làm thiết thực.)
(?) Trong tuyện dân gian thường có chi tiết tưởng tượng kì ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? 
(?) Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định.
(?) Trong truyện này, chi tiết nói về Lạc Long Quân và Âu Cơ; việc Âu Cơ sinh nở kì lạ là những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Vai trò của nó trong truyện này như thế nào?
(?) Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
(?) Vậy theo em, cốt lõi sự thật lịch sử trong truyện là ở chỗ nào?
(Là mười mấy đời vua Hùng trị vì. Khẳng định sự thật trên đó là lăng tưởng niệm các vua Hùng mà tại đây hàng năm vẫn diễn ra lễ hội rất lớn - lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc. 
 - Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba)
(?) Em hãy cho biết đền Hùng nằm ở tỉnh nào trên đất nước ta ? - Phú Thọ
(?) Trong truyện tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào?
(?) Truyện thể hiện nội dung gì? 
( GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 8 )
- Khái quát hoá bằng sơ đồ tư duy
I. Đọc- tìm hiểu chú thích:
* Khái niệm truyền thuyết:
- Truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS. 
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Giới thiệu Lạc Long Quân - Âu cơ: 
Lạc Long Quân 
- Nguồn gốc:Thần 
-Hình dáng: mình rồng ở dưới nước
-Tài năng:có nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái
Âu Cơ
- Nguồn gốc:
Tiên
- Xinh đẹp tuyệt trần
à Đẹp kì lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quí.
 2. Âu Cơ sinh nở kỳ lạ và hai người chia con
 a. Âu Cơ sinh nở kì lạ:
 - Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi.
à Chi tiết tưởng tượng sáng tạo diệu kì nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt
b. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con:
 - 50 người con xuống biển;
 - 50 Người con lên núi
à Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc. Mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
* ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Tô tính đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.
- Thần kì, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự
hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc
- Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
3. Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên 
 - Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước.
 - Giải thích nguồn gốc của người VN là con Rồng, cháu Tiên.
à Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật
4. Tổng kết
*. Nghệ thuật.
 - Chi tiết tưởng tượng kì ảo...
*. Nội dung
 - Giải thích, suy tôn nguồn gốc dân tộc.
 - Thể hiện sự đoàn kết, thống nhất...
 Kết hôn
 LLQ AC 
 ( thần) (tiên)
 Bọc 100 TRứng
 50 lênnon 50 xuốngbiển 
 NGUỒN GỐC DÂN TỘC
Hoạt động 3: HDHS củng cố
1. Học xong truyện: Con Rồng, cháu Tiên em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao?
2. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam mà em biết ?
Hoạt động 4: HDHS về nhà 
1. Học thuộc ghi chép nghe giảng trên lớp, ghi nhớ SGK.
2. Tìm các tư liệu kể về các dân tộc khác hoặc trên thế giới về việc làm bánh hoặc quà dâng vua.
3. Đọc, chuẩn bị và soạn bài “Bánh chưng, bánh giày”
**********************************************************************
Tiết 2 Tuần 1
Soạn:
Giảng:
Hướng dẫn đọc thêm: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY.
 (Truyền thuyết)
A. Mục tiêu bài học
 Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiờu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy
B . Chuẩn bị
* Giáo viên :
- Phương pháp giảng dạy , SGK , tài liệu tham khảo 
* Học sinh :
- SGK , đồ dùng học tập .
C . Tiến trình bài giảng 
1 . Tổ chức :
 6B:
2 . Kiểm tra :
 * Em hiểu thế nào truyền thuyết ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên"? Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao em thích?
3. Bài mới:
 Hàng năm cứ mỗi khi tết đến, xuân về, nhân dân ta - con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở lá dong xay gạo, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy".
Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chú thích ?
(?) GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc ?
(?) Em hãy kể tóm tắt truyện
( ?) GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó theo chú thích SGK trang 11 – 12 ?
Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu văn bản
(?) Mở đầu truyện, tác giả muốn cho chúng ta biết sự kịên gì ? 
(?) Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
(?) ý định của vua ra sao?
(?) Vua đã chọn người nối ngôi bằng hình thức nào?
(?) Điều kiện và hình thức truyền ngôi có gì đổi mới và tiến bộ so với đương thời?
(Trong truyện dân gian giải đố là 1 trong những loại thử thách khó khăn đối với nhân vật, không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước: chỉ truyền cho con trưởng. Vua chú trọng tài chí hơn trưởng thứ-> Đây là một vị vua anh minh.)
(?) Để làm vừa ý vua, các ông Lang đã làm gì?
(?) Tâm trạng Lang Liêu ra sao ? Lang Liêu đã làm gì ?
(Rất buồn. Trong các con vua, chàng là người thiệt thòi nhất. Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu thân thì con vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường)
(?) Vì sao Lang Liêu được thần báo mộng ?
(Các nhân vật mồ côi, bất hạnh thường được thần, bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc.)
(?) Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho Lang Liêu?
 (Thần vẫn dành chỗ cho tài năng sáng tạo của Lang Liêu.)
(?) Kết quả cuộc thi tài giữa các ông Lang như thế nào?
(?) Vì sao hai thứ bánh của lang Liêu được vua chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn để nối ngôi vua?
( Hai thứ bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa thực tế: quí hạt gạo, trọng nghề nông (là nghề gốc của đất nước làm cho nhân dân được no ấm) vừa có ý nghĩa sâu xa: Đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.
- Hai thứ bánh hợp ý vua chứng tỏ tài đức của con người có thể nối chí vua. Đem cái quí nhất của trời đất của ruộng đồng do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương, dâng lên vua thì đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu thảo.)
Hoạt động 3: 
(?) Truyện đã sử dụng nghệ thuật gì ? 
(?) Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có những ý nghĩa gì?
( GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 12 )
I. Đọc - tìm hiểu chú thích
- Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho con nào làm vừa ý, nối chí nhà vua.
- Các ông lang đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh để dâng vua.
- Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng.
- Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, nhân dân no ấm, v ... 
1. Học thuộc ghi chép nghe giảng trên lớp, ghi nhớ SGK ?
2. Đọc, chuẩn bị và soạn bài “Viết bài tập làm văn số 2” ?
**********************************************************************
Tiết 37 + 38 Tuần 10
Soạn:
Giảng:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. Mục tiêu bài học
- Rèn kĩ năng viết văn tự sự.
- Kiểm tra sự nhận thức của hs về thể văn tự sự
- Hs hiểu đề và thực hiện được bài văn tự sự.
- Bài viết phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo các phần của bài văn tự sự.
- Có ý thức tự giác khi làm bài.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:.
* Học sinh: Đồ dùng học tập
C.Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
* Không.
3. Bài mới:
* Đề bài:
* Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm ( 2,5 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng ?
1 . Nội dung nổi bật nhất của truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là gì?
 A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
 B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ lạc.
 C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
 D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ Tinh.
2. Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” gắn với sự kiện lịch sử nào?
 A. Lê Thận bắt được lưỡi gươm.
 B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.
 C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần.
 D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
3. Dòng nào dưới đây nêu nhận xét đúng về vai trò của nhân vật phụ trong tác phẩm tự sự?
 A. Có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
 B. Không có vai trò gì trong tác phẩm.
 C. Tuy có vai trò thứ yếu nhưng vẫn rất cần thiết cho sự phát triển của câu chuyện.
 D. Có quan hệ đến tất cả các nhân vật khác trong tác phẩm.
4. Truyện “Thạch Sanh” thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?
A. Sức mạnh của nhân dân.
B. Công bằng xã hội.
C. Cái thiện chiến thắng cái ác.
D. Cả 3 ước mơ trên.
5. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ ?
A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
6. Khi giải thích “lềnh bềnh” là: “chỉ sự vật ở trạng thái nổi hẳn lên mặt nước và trôi nhẹ theo làn sóng” là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào?
A. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
C. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
D. Cả 3 cách trên đều sai.
7. Thế nào là văn tự sự ?
A. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
B. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc.
C. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia.
D. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc.
8. Khi dùng ngôi kể thứ nhất , người kể không có được lợi thế nào ?
A . Trực tiếp thể hiện tình cảm cá nhân .
B . Có thể nói ra những gì mình biết , mình thấy .
C . Có thể kể linh hoạt , tự do hơn .
D .Lời kể có sắc thái tình cảm hơn .
9. Chủ đề của văn bản là gì ?
A . Câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện nói đến .
B . Là diễn biến và kết cục của câu chuyện .
C . Là những suy nghĩ , tư tưởng , tình cảm của tác giả .
D . Là vấn đề chủ yếu được tác giả nêu lên trong văn bản .
10. Trong khi nêu chủ đề của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” , các bạn ở một lớp học đã nêu ra bốn ý kiến khác nhau. Theo em, nhận định nào trong bốn ý kiến sau đây là đúng nhất:
 A. Phản ánh quá trình hình thành, phát triển lực lượng nghĩa quân và lí giải nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến.
 B. Phản ánh, giải thích về những sự kiện, những di tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo.
 C. Thể hiện lòng tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc giữ nước đầu thế kỉ XV.
 D. Phản ánh, giải thích về những sự kiện, những di tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo, đồng thời thể hiện lòng tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc giữ nước đầu thế kỉ XV.
Phần II: Tự luận ( 7,5 điểm)
 Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
Phần I: Trắc nghiệm ( 2,5điểm )
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
C
C
D
B
A
C
D
D
Phần II: Tự luận ( 7,5 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau :
1. Hình thức : 
- Biết xác định đúng yêu cầu thể loại kể chuyện
- Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả, có bố cục rõ ràng.
 - Ngôi kể thứ nhất, các sự việc theo thứ tự , lô gích, hợp lí.
 2. Nội dung : Kể về người thầy cô giáo mà mình quý mến.
a) Mở bài (0,75 điểm)
 - Giới thiệu về thầy( cô ) giáo mà mình quý mến. ( Ngày học lớp mấy, hiện tại...)
b) Thân bài (6 điểm)
- Cho người đọc thấy được lí do mà mình quý mến thầy cô đó, thông qua cách kể, giới thiệu về hình dáng, tính cách, cử chỉ, hành động, công tác...
 + Đức tính.
+ Lòng nhiệt tình với học trò, nghề nghịêp.
+ Cử chỉ, thái độ, thể hiện sự quan tâm tới học sinh, với đồng nghiệp.
+ Những kỉ niệm ( sự quan tâm) của thày cô đối với chính mình.
+ Tình cảm của mình đối với thày cô đó: Thái độ học tập, sự phấn đấu vươn lên trong học tập.
c) Kết bài (0,75điểm) 
Cảm xúc của mình về người thày, cô.
* GV căn cứ bài làm HS để cho điểm phù hợp.
4. Củng cố
* GV thu bài, nhận xét giờ làm bài.
5. HDHSvề nhà 
* Ôn tập lại kiến thức về văn tự sự đã học.
* Đọc chuẩn bị và soạn bài : “Luyện nói kể chuyện”.
===============================================================
Tiết 39 Tuần 10
Soạn:
Giảng:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 (Truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu bài học
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:.
* Học sinh: Đồ dùng học tập
C.Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
* Nêu ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chú thích
(?) GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc ?
(?) GV gọi HS đọc chú thích * SGK trang 100 ?
(?) Qua phần chú thích * em hiểu gì về khái niệm “Truyện ngụ ngôn” ?
(?) GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó theo chú thích SGK trang 100 – 101 ?
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản
(?) “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc kiểu văn bản nào ? Với phương thức biểu đạt nào là chính ?
(?) Truyện được bố cục như thế nào ? Nêu vị trí và nội dung từng phần ?
(?) Câu văn nào vừa giới thiệu nhân vật, vừa giới thiệu không gian ếch sống ?
( Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ ).
(?) Đây là không gian sống như thế nào ?
(?) Em có nhận xét gì về cuộc sống đó? 
(?) Trong cuộc sống ấy, ếch ta tự cảm thấy mình như thế nào? 
(?) Em thấy cách kể về cuộc sống của ếch trong giếng gợi cho ta liên tưởng tới một môi trường sống như thế nào? 
(Môi trường sống hạn hẹp, không gian tù túng, cách li với thế giới bên ngoài, không mở rộng giao tiếp Sự hiểu biết nông cạn, không có tầm nhìn xa trông rộng, lại huyênh hoang, kiêu ngạo. Với môi trường hạn, hẹp dễ khiến người ta tưởng mình là nhất, dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất mình.)
(?) Nhận xét chung gì về nhân vật ếch khi ở trong giếng ?
(?) Ếch ta ra khỏi giếng bằng cách nào? Cái cách ra ngoài ấy thuộc về ý muốn chủ quan hay khách quan ? 
(- Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài khách quan)
(?) Không gian ngoài giếng có gì khác với không gian trong giếng ? 
(?) Ếch có thích nghi được với sự thay đổi đó không? Những cử chỉ nào của ếch chúng tỏ điều đó ? 
( Quen thói cũ, cất tiếng kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn bầu trời, chả thèm để ý xung quanh. “Nhâng nháo: ngông nghênh, không coi ai ra gì”- bản tính kiêu ngạo, huênh hoang, không thay đổi.)
(?) Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với ếch? 
(Kết cục: Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp).
(?) Theo em, vì sao ếch lại bị giẫm bẹp ?
* GV: Cứ tưởng mình oai như trong giếng, coi thường mọi thứ xung quanh; do sống lâu trong môi trường chật hẹp, không có kiến thức về thế giới rộng lớn. Thay đổi môi trường, nhưng bản tính kiêu ngạo không thay đổi.
(?) Mượn sự việc này, dân gian muốn khuyên con người điều gì?
(?) Em hiểu gì về thành ngữ: "ếch ngồi đáy giếng" ?
(?) Bản tính của ếch giống loại người nào trong xã hội? Tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ chỉ thói kiêu ngạo, huênh hoang ? 
- Coi trời bằng vung.
-Thùng rỗng kêu to.
(?) Trái với thành ngữ "ếch ngồi đáy giếng", hãy liên hệ các câu ca, thành ngữ, tục khác để rút ra bài học ?
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Biết mình, biết người.
(?) Nêu nội dung, nghệ thuật của truyện ?
I. Đọc – Hiểu chú thích
1. Đọc
2. Hiểu chú thích
* Truyện ngụ ngôn: Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo, khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống. 
II. Tìm hiểu văn bản
1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
- Kiểu văn bản: Tự sự.
2. Bố cục
- Hai phần:
+ Phần 1 “Có mộtchúa tể”.
 Ếch khi ở trong giếng.
+ Phần 2 Còn lại.
 Ếch khi ra khỏi giếng.
3. Phân tích
a. Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng
- Không gian: nhỏ bé, chật hẹp, không thay đổi.
- Cuộc sống: xung quanh chỉ có một vài con nhái, cua, ốc nhỏ... Hằng ngày...khiếp sợ tiếng kêu ồm ộp Cuộc sống chật hẹp, trì trệ, đơn giản.
- ếch ta tưởng bầu trời chỉ bằng cái vung và mình thì oai như một vị chúa tể.
 Không gian sống chật hẹp, hiểu biết nông cạn, huênh hoang, kiêu ngạo.
b. Cuộc sống của ếch khi ra ngoài giếng
- Không gian mở rộng với bầu trời khiến ếch ta có thể đi lại khắp nơi.
- Quen thói cũ, kiêu ngạo, chủ quan nên bị mất mạng.
* Bài học:
- Phải biết quan sát thế giới xung quanh, mở rộng tầm hiểu biết, chớ chủ quan, kiêu ngạo.
4. Tổng kết
a. Nội dung:
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang.
- Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
b. Nghệ thuật: 
-Mượn chuyện vật để rút ra cho con người bài học trong cuộc sống.
Hoạt động 3 : HDHS củng cố
Đọc ghi nhớ SGK trang 101 ?
Hãy tìm những thành ngữ tương ứng với câu chuyện ếch ngồi đáy giếng. đặt câu với thành ngữ đó? 
Hoạt động 3: HDHS về nhà 
1. Học thuộc ghi chép nghe giảng trên lớp, ghi nhớ SGK ?
2. Đọc, chuẩn bị và soạn bài “Thầy bói xem voi” ?
**********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6 moi tu tiet 1 40.doc