TUẦN 1:
TIẾT PPCT: 01
TÊN BÀI: CON RỒNG CHÁU TIÊN
(TRUYỀN THUYẾT)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
- Hiểu, cảm nhận được nét chính về nội dung của truyện.
- Định nghĩa về truyền thuyết.
- Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết con rồng, cháu tiên.
- Kể lại được truyện hấp dẫn.
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết
nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa nguồn gốc giống nòi.
- Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường,
mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới: (40 phút)
Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào? Truyện “Con Rồng cháu tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp.
Ngày soạn: ..../..../.... Ngày dạy: ..../..../.... TUẦN 1: TIẾT PPCT: 01 TÊN BÀI: CON RỒNG CHÁU TIÊN (TRUYỀN THUYẾT) I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu: Hiểu, cảm nhận được nét chính về nội dung của truyện. Định nghĩa về truyền thuyết. Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết con rồng, cháu tiên. Kể lại được truyện hấp dẫn. Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa nguồn gốc giống nòi. Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử. II. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: (40 phút) Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào? Truyện “Con Rồng cháu tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: HS đọc chú thích SGK ® GV nhắc lại một số nét chú thích quan trọng? * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc theo 3 đoạn® HS nhận xét bạn đọc ® HS đọc lại ® GV kết luận? * Hoạt động 3: Em hãy tìm chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ? - Lạc Long Quân là người như thế nào? Có nguồn gốc và sinh hoạt ra sao? - Có công lao to lớn gì với nhân dân? - Lạc Long Quân có làm cho em kính phục không? * Âu Cơ có nguồn gốc và hình dạng như thế nào? * Hoạt động 4: Việc kết duyên và sinh con của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kỳ lạ? - Âu Cơ sinh con có bình thường như những người mẹ sinh con khác không? Chứng minh cụ thể? - Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Vì sao lại phải chia con? - Họ giải quyết tình thế trắc trở ra sao? - Theo truyện thì người Việt Nam của ta là con cháu ai? Có nguồn gốc như thế nào? * Hoạt động 5: - Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo? - Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết đó trong truyện? (Câu hỏi này HS thảo luận -> đại diện nhóm trả lời) * Hoạt động 6: - Truyện con rồng cháu tiên có ý nghĩa như thế nào? - Vì sao dân tộc Việt Nam lại có nguồn gốc cao quý là con rồng cháu tiên? Þ Rút ra tổng kết của truyện ? + GV gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK – trang 8. + GV hướng dẫn HS kể lại truyện diễn cảm! I. Chú thích: (SGK) II. Đọc. III. Tìm hiểu văn bản. 1) Tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc, của Lạc Long Quân và Âu Cơ: * Lạc Long Quân: - Là một vị thần, nòi rồng ở nước. Con thần Long Nữ, có sức khỏe và tài năng vô địch. - Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở. * Âu Cơ: Thuộc dòng tiên, ở trên cạn, con thần nông, sinh đẹp tuyệt trần. 2) Việc kết duyên và sinh con kỳ lạ: - Rồng: nước. Gặp nhau®yêu - Tiên: cạn. ® hôn nhân. - Âu Cơ sinh ra một bọc 100 chứng -> Nở 100 con trai khỏe mạnh như thần. - Chia 50 con xuống biển, 50 con lên núi cùng cai quản các phương Þ Khó khăn giúp đỡ lẫn nhau. 3) Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo: - Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện. - Thần kỳ, linh thiêng hóa về nòi giống, nguồn gốc của dân tộc ta. 4) Tổng kết: - Nghệ thuật: Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo. - Nội dung: Giải thích, suy tôn nguồn gốc, giống nòi ® Sự đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. IV. Ghi nhớ: SGK. V. Luyện tập. 4. Củng cố: (3 phút) Lạc Long Quân và Âu Cơ là người như thế nào? Có nguồn gốc ra sao? Nêu ý nghĩa của truyện? Tổ tiên ta sáng tạo ra truyện này nhằm giải thích điều gì? 5. Dặn dò: (2 phút) Học thuộc bài. Chuẩn bị: Bánh chưng, bánh giầy. Ngày soạn: ..../..../.... Ngày dạy: ..../..../.... TIẾT PPCT: 02 TÊN BÀI: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: BÁNH CHƯNG – BÁNH GIẦY (TRUYỀN THUYẾT) I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu. Hiểu được nguồn gốc làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết của dân tộc ta. Thấy được giá trị của nghề nông và sức lao động đối với cuộc sống. Kể lại được câu chuyện. II. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: (5 phút) Kể lại truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”. 3. Bài mới: (35 phút) Mỗi khi tết đến, xuân về người Việt Nam chúng ta đã quen thuộc với câu đối nổi tiếng: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bánh chưng, bánh giầy là 2 thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ đâu không ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết thắc mắc đó qua văn bản : “Bánh chưng, bánh giầy. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: GV cho HS đọc theo 3 đoạn: . Đ1: Từ đầu -> chứng giám GV nhận xét, sửa . Đ2: Tiếp -> hình tròn sai và góp ý cách . Đ3: Còn lại đọc cho HS. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu, thảo luận văn bản qua các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản. - Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao và bằng hình thức gì? Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? (Lang Liêu là người thiệt thòi nhất, Lang Liêu hiểu được ý thần) - Thần đã giúp đỡ LL bằng cách nào? LL đã thể hiện trí thông minh và tài năng của mình qua những việc làm nào? (Thần cho biết giá trị của hạt gạo và hướng cho Lang Liêu sử dụng gạo làm bánh. Lang Liêu đã biết chế tạo ra 2 loại cánh hình tròn và hình vuông). - Vì sao 2 thứ bánh của LL được vua chọn để tế trời, Đất Tiên Vương và LL được nối ngôi? (Hai thứ bánh thực tế “đề cao giá trị nghề nông, hạt gạo” và 2 thứ bánh có ý nghĩa sâu xa tượng trưng cho trời, đất, muôn loài) * Hoạt động 3: Câu truyện muốn giải thích điều gì? và thể hiện ý nghĩa gì? (HS đọc ghi nhớ) (Giải thích nguồn gốc, sự vật, phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết, tượng trưng trời, đất, sự đùm bọc của nhân dân, đề cao lao động nghề nông. * Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện tập qua câu hỏi ở SGK. I. Đọc, chú giải (SGK) II. Tìm hiểu văn bản. 1) Vua Hùng truyền ngôi: - Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, đất nước ổn định, vua cha đã già. - Ý định: Người nối ngôi phải nối trí vua, không nhất thiết phải là con trưởng. - Hình thức: Câu đố (ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. 2) Lang Liêu được nối ngôi: - Là người thiệt thòi nhất. - Hiểu được ý nghĩa của thần. IV. Ghi nhớ: SGK. V. Luyện tập. 4. Củng cố: (3 phút) Nêu ý nghĩa của truyện. Tập kể diễn cảm. 5. Dặn dò: (2 phút) Học thuộc bài. Chuẩn bị: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt. Ngày soạn: ..../..../.... Ngày dạy: ..../..../.... TIẾT PPCT: 03 TÊN BÀI: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu: Hiểu vai trò của tiếng trong cấu tạo từ. Hiểu thế nào là từ đơn, từ phức. Nhận biết các từ đơn, từ phức; các loại từ phức: từ ghép, từ láy trong văn bản. II. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: (40 phút) Trong cuộc sống, khi giao tiếp muốn mọi người hiểu nhau ta phải dùng từ ngữ tạo thành câu để diễn đạt, nhưng chúng ta lại không biết từ là gì và từ có cấu tạo ra sao. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: GVHD HS phân tích ví dụ. * Hoạt động 2: Trong câu: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ? (có 6 tiếng và 3 từ) - Chín từ đó kết hợp với nhau tạo nên đơn vị nào trong văn bản? (đơn vị câu) - Vậy từ mục đích sử dụng để làm gì? (tạo câu) - Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau? (Tiếng dùng để làm gì? từ dùng để làm gì? Khi nào một tiếng được coi là một từ?) [Tiếng cấu tạo nên từ, từ cấu tạo nên câu, tiếng dùng độc lập khi có thể dùng trực tiếp tạo nên câu, tiếng dùng độc lập khi có thể dùng trực tiếp tạo nên câu] Þ Vậy từ là gì? (Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.) - HS đọc nghi nhớ 1 ở SGK. * Hoạt động 3: GV ghi ví dụ lên bảng (SGK/13) - Trong câu có bao nhiêu từ một tiếng, 2 tiếng? (12 từ một tiếng, 4 từ 2 tiếng) - Ở tiểu học các em đã học về từ đơn, từ phức. Vậy thế nào là từ đơn, từ phức? - Những từ: Trồng trọt và chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy có gì giống và khác nhau? (giống: có 2 tiếng tạo thành, khác: Trồng trọt có quan hệ láy âm giữa 2 tiếng còn 3 từ kia có quan hệ về nghĩa) ® Vậy từ có quan hệ với nhau về nghĩa giữa các tiếng gọi là từ gì? (từ ghép) - Từ có quan hệ với nhau về mặt láy âm giữa các tiếng gọi là từ gì? ® GV chốt vấn đề và gọi HS đọc ghi nhớ 2 SGK. * Hoạt động 4: - Gọi HS lên bảng làm bài tập 1,2,4 ở SGK. - GV củng cố, nhận xét ® kết luận đúng? I. Tìm hiểu bài: SGK II. Bài học: 1) Từ là gì? - Từ: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở. - Tiếng: Thần, dạy dân, cách, và. ® Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. ® Từ là đơn vị cấu tạo nên câu. * Ghi nhớ: Xem SGK 2) Cấu tạo của từ tiếng việt: VD: Từ đây nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy. - Từ đơn: Từ, đây, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm. - Từ phức: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. - Từ láy: Trồng trọt. * Ghi nhớ: Xem SGK III. Luyện tập. Bài 1: a. Thuộc kiểu từ ghép. b. Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống c. Cha mẹ, chú bác, cậu mợ, vợ cho ... hút) Thế nào là tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự? 3. Bài mới: (35 phút) Các em đã biết cách xây dựng nhân vật, sự việc trong văn tự sự, nhưng giới thiệu hoàn chỉnh bằng cách nào và thế nào là đoạn văn tự sự. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được một số vấn đề trên. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: GV gọi HS đọc 2 đoạn văn (1, 2) - Hai đoạn văn giới thiệu những nhân vật nào? (Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh) - Giới thiệu về điều gì? Sự việc gì? (Vua Hùng kén rể, hai thần đến cầu hôn) - Mục đích giới thiệu như vậy để làm gì? (Mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến của truyện) - Thứ tự các câu trong đoạn văn có thể đảo lộn không? - Vậy giới thiệu nhân vật thì kể bằng cách nào? (giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng ) Þ HS đọc ghi nhớ (1)/SGK. * HS đọc đoạn văn (3). - Trong đoạn văn nhân vật đã có những hành động gì? (Thủy Tinh đến muộn, không lấy được Mị Nương, nổi giận đuổi theo đánh Sơn Tinh, hô mưa, gọi gió ) - Em có nhận xét gì về thứ tự kể các hành động của nhân vật? Hành động ấy mang lại kết qủa gì? (Kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân, kết quả, thời gian ) - Khi kể, việc em kể như thế nào? (hành động, việc làm, kết quả của hành động) * Hoạt động 2: HS đọc lại 3 đoạn văn và trả lời câu hỏi: - Cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch chân dưới câu biểu đạt ý chính? - Đoạn 1: Vua Hùng kén rể. - Đoạn 2: Hai người tới cầu hôn. - Đoạn 3: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. - Mỗi đoạn văn trên có số câu như thế nào? - Câu nào là câu chủ đề? Chỉ ra các câu biểu đạt ý phụ giải thích cho ý chính? - Thế nào là câu chủ đề? (câu diễn đạt ý chính) - Mục đích của các câu khác? (giải thích cho ý chính) - Nhận diện đoạn văn, số câu? => Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/59. * Hoạt động 3: (Thảo luận) - GV hướng dẫn HS thảo luận bài tập 1, 2 SGK/60 ® đại diện 4 nhóm lên trả lời ® HS nhận xét lại bạn trả lời -> GV kết luận. I. Lời văn tự sự: 1. Lời văn giới thiệu nhân vật. * Đoạn 1: Nhân vật vua Hùng, Mị Nương. ® Lý lịch, quan hệ, tính tình. * Đoạn 2: Sơn Tinh, Thủy Tinh ® Tài năng. 2. Lời văn kể sự việc. - Thủy Tinh đến muộn. - Đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh Sơn Tinh đòi cướp Mị Nương. - Hô mưa, gọi gió làm thành giông bão ® hành động của nhân vật ® kết quả: câu 3 II. Đoạn văn tự sự: - Đoạn 1: Vua Hùng kén rể. - Đoạn 2: Tài năng ngang nhau của 2 người đến cầu hôn. - Đoạn 3: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. * Ghi nhớ: (SGK) III. Luyện tập: 4. Củng cố: (3 phút) Lời văn giới thiệu nhân vật bằng những yếu tố nào? Lời văn kể sự việc có đặc điểm như thế nào? Đoạn văn có 1 câu hay nhiều câu? 5. Dặn dò: (2 phút) Học bài và làm bài tập 1, 4/trang 60. Chuẩn bị: Thạch Sanh. TUẦN 6 Ngày soạn: ..../..../.... Ngày dạy: ..../..../.... TIẾT PPCT: 21 + 22 TÊN BÀI: THẠCH SANH (TRUYỆN CỔ TÍCH) I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu. Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Thạch Sanh: mâu thuẩn trong đời sống, khát vọng về sự chiến thắng của cái thiện, về công bằng, hạnh phúc của nhân dân lao động, về phẩm chất và năng lực kì diệu của một số kiểu nhân vật; nghệ thuật kì ảo, kết thúc có hậu. Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa và những đặc sắc nghệ thuật của truyện cố tích Thạch Sanh (kiểu nhân vật dũng sĩ tiêu diệt cái ác). HS kể lại truyện đọc. II. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: (5 phút) Nêu ý nghĩa truyện Sọ Dừa? 3. Bài mới: (80 phút) Các em thường được nghe đến niêu cơm Thạch Sanh ăn hết lại đầy. Vậy Thạch Sanh là người như thế nào mà chàng lại có niêu cơm kì lạ như vậy? Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm thông tin về một truyện cổ tích và một kiểu nhân vật mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: GV cho HS đọc theo 4 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu ® mọi phép thần thông. + Đoạn 2: Tiếp đó ® phong cho làm quận vương. + Đoạn 3: Tiếp đó ® hoá kiếp làm bọ hung. + Đoạn 4: Còn lại. - GV hướng dẫn HS giải chú thích 3, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13 (SGK). * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xác định nhân vật và sự việc của văn bản để xây dựng bố cục. - Câu truyện đã xây dựng nhân vật bằng cách nào? (tên, lai lịch, nguồn gốc) - Những sự việc nào chính mà Thạch Sanh phải trải qua? (kết nghĩa anh em với Lý Thông, diệt chằn tinh, đại bàng, bị vu oan, bị hạ ngục, được giải oan, cứu công chúa, đánh nhau với quân 18 nứơc chư hầu, lên ngôi vua) * Hoạt động 3: Trong truyện, nhân vật nào là nhân vật chính? - Nhân vật Thạch Sanh đã ra đời như thế nào? Em hãy so sánh với những nhân vật khác như Sọ Dừa, Thánh Gióng? (cũng khác thường như những nhân vật kia, nhưng sinh ra bằng hình thức đầu thai, mẹ có mang nhiều măm mới sinh, được thần dạy phép thuật, võ nghệ) - Cách kể về sự ra đời của Thạch Sanh có yếu tố bình thường, cũng có yếu tố bất thường. Đó là những yếu tố nào? Ý nghĩa của cách xây dựng các yếu tố đó? (con dân thường, số phận gần gũi với nhân dân, sự ra đời khác thường ® tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật.) * Củng cố: - Kể tóm tắt lại truyện? - Nêu nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh? @ Tiết 2: - Nhân vật sinh ra khác thường và có tài năng như vậy, nhưng chàng đã trải qua những thử thách như thế nào ? - Những lần thử thách mà chàng vượt qua đó đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý gì của nhân vật? - Hành động nghe theo lời Lý Thông không chút ngần ngại bộc lộ phẩm chất gì của Thạch Sanh? (thật thà, chất phát) - Thạch Sanh đã làm được việc phi thường gì? Tài năng đó thể hiện phẩm chất gì của Thạch Sanh? (dũng cảm, nhiều tài năng) - Tại sao Lý Thông đối xử ác với Thạch Sanh như vậy mà Thạch Sanh lại tha cho mẹ con Lý Thông? Qua việc làm đó thể hiện điều gì ở con người này? (thương người, giàu lòng nhân đạo) - Không những thế khi thắng quân 18 nước chư hầu chàng còn đãi họ một bữa cơm thịnh soạn. Qua đó ta thấy vẻ đẹp gì về nhân cách Thạch Sanh mà nhân dân ta muốn gởi gắm? (yêu hòa bình) * Lý Thông là người như thế nào? hắn đã đối xử với Thạch Sanh ra sao? Qua cách đối xử đó các em hãy nhận xét về sự đối lập giữa tính cách và hành động của Lý Thông và Thạch Sanh? (+ Thạch Sanh: thật thà, vị tha, thiện, dũng cảm. + Lý Thông: xảo trá, ích kỉ, ác, hèn nhát) - Lý Thông và mẹ y không bị Thạch Sanh trừng phạt nhưng lại bị thiên lôi đánh chết biến thành bọ hung. Sự trừng phạt như thế có thoả đáng không? Qua đó thể hiện điều gì? (Lý Thông là nhân vật phản diện mang đầy tính chất tham lam, xảo quyệt, tàn nhẫn, độc ác ® bị đấng tối cao trừng trị ® cái thiện thắng ác) * Hoạt động 4: (Thảo luận) - GV hướng dẫn HS thảo luận để rút ra phần tổng kết. - Truyện Thạch Sanh xây dựng kiểu nhân vật gì? Qua kiểu nhân vật này những việc làm và hành động của nhân vật để nhân dân thể hiện ước mơ gì? - Trong truyện có những chi tiết nào mà em cho là kì lạ, hoang đường? Þ GV chốt lại vấn đề và cho HS đọc phần ghi nhớ? - Thảo luận về kết thúc truyện: Trong phần kết thúc truyện mẹ con Lý Thông bị chết còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này nhân dân muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ những truyện cũng có kết thúc như vậy? (kẻ ăn ở ác sẽ bị trừng trị thích đáng, người có công lao xứng đáng, vượt qua thử thách, thể hiện được tài năng, phẩm chất tốt đẹp sẽ tìm được cuộc sống hạnh phúc - Kết thúc truyện có hậu để thể hiện công lý xã hội và ước mơ về sự đổi đời. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích như: Sọ Dừa, Tấm Cám ) * Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS luyện tập bằng cách kể diễn cảm lại truyện? I. Đọc, chú thích: SGK. II. Bố cục: 1. Mở truyện: Giới thiệu lai lịch, nguồn gốc Thạch Sanh. 2. Thân truyện: - Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lý Thông. - Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lý Thông cướp công. - Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa bị cướp công. - Thạch Sanh cứu Thái Tử bị vu oan, bị hạ ngục. - Thạch Sanh được giải oan. - Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu. 3. Kết truyện: Thạch Sanh cứu công chúa, lên ngôi vua. III. Tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật Thạch Sanh: a. Nguồn gốc xuất thân: - Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. - Con trai Ngọc Hoàng suống đầu thai. - Mẹ mang thai nhiều năm. - Thiên thần dạy võ nghệ, phép thần thông. Þ Yếu tố bất thường, khác thường. b. Thử thách: - Mẹ con Lý Thông lừa canh miếu thế -> diệt chằn tinh. - Diệt đại bàng cứu công chúa ® Lý Thông lấp cửa hang. - Hồn chằn tinh, đại bàng vu oan ® hạ ngục. - Đánh nhau với quân 18 nước chư hầu. ® Thật thà, chất phát, dũng cảm, có tài năng, có lòng nhân hậu, yêu hoà bình. 2. Lý Thông: - Bóc lột sức lao động của Thạch Sanh. - Lừa Thạch Sanh cướp công, cướp công chúa. - Cố tình giết Thạch Sanh. -> xảo trá, độc ác, ích kỉ, vong ân, bội nghĩa. IV. Ghi nhớ: (SGK) V. Luyện tập: 4. Củng cố: (3 phút) Truyện Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật gì trong truyện cổ tích? Nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì thông qua nhân vật này? 5. Dặn dò: (2 phút) Học thuộc phần ghi nhớ. Tập kể lại truyện diễn cảm. Học thuộc nghĩa một số từ phần chú thích. Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từ.
Tài liệu đính kèm: