Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2008-2009 - Lê Văn Thai

Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2008-2009 - Lê Văn Thai

A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”

- Chỉ ra được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng , kì ảo trong truyện

2. Tư tưởng:

- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc, giống nòi của mình

3. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc kể truyện

B.CHUẨN BỊ

- Giáo viên : Giáo án, SGK.

- Học sinh : Soạn bài, học bài theo yêu cầu của giáo viên

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp : ( 1 ph )

2. K. tra bài cũ : ( 2 ph ) Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh

3. Bài mới: ( 42 ph )

* Giới thiệu bài: Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào ? Truyện “Con Rồng cháu tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp.

 

doc 194 trang Người đăng vanady Lượt xem 1241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2008-2009 - Lê Văn Thai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :1	
Tiết :1 	
Bài 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 ( Truyền Thuyết )
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1. Kiến thức:
- Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”
- Chỉ ra được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng , kì ảo trong truyện
2. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc, giống nòi của mình
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc kể truyện
B.CHUẨN BỊ
- Giáo viên : Giáo án, SGK.
- Học sinh : Soạn bài, học bài theo yêu cầu của giáo viên
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp : ( 1 ph )
2. K. tra bài cũ : ( 2 ph ) Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới: ( 42 ph )
* Giới thiệu bài: Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào ? Truyện “Con Rồng cháu tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp. 
* Tiến trình bài học:
	HOẠT ĐỘNG 1 ( 5 ph )
- GV đọc mẫu , hướng dẫn cách đọc cho học sinh 
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc toàn bộ văn bản.
+ Từ đầu đến “ Long trang”
+ Tiếp theo đến “ Lên đường”	 + Còn lại
- Giáo viên nhận xét 
 Gọi học sinh đọc phần chú thích sách giáo khoa/ trang 7 
 (?) Thế nào là truyền thuyết ? 
Cho biết nội dung các chú thích1, 3, 5, 7. 
HOẠT ĐỘNG 2 ( 26 ph )
(?) Tìm chi tiết nói về nguồn gốc ,hình dáng, nơi sinh sống của Lạc Long Quân và Âu Cơ ? 
(?) Hai nhân vật này có những điểm nào khác so với người bình thường ?
HS: Trao đổi .
 Trình bày.
(?) Việc kết duyên giữa LLQ và Âu Cơ cùng việc sinh nở của Âu Cơ có gì kì lạ ? 
HS: Trao đổi, trình bày
GV: Nhận xét – bổ sung
(?) Vì sao 2 vị thần lại chia tay nhau ? Việc chia con của họ diễn ra như thế nào? Để làm gì?
 ( liên hệ 54 dân tộc Việt nam )
(?) Theo truyền thuyết trên thì người Việt Nam là con cháu của ai ? khi nhắc đến cội nguồn ta thường tự xưng ntn? 
Ta phải có thái độ ntn về tổ tiên và về cội nguồn dân tộc ? 
HS tự bộc lộ.
(?) Em hãy cho biết ý nghĩa của các chi tiết kì lạ này? 
Sau đó cho hs đọc to , rõ ràng phần ghi nhớ 
HOẠT ĐỘNG 3 ( 10 ph )
Cho hs thực hiện các bài tập 1,2 sgk / 8
I . Đọc – tìm hiểu chú thích 
1/ Đọc ( SGK )
2/ Chú thích:
Các chú thích: 1, 3, 5, 7. ( SGK )
Định nghĩa về truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
II. Tìm hiểu văn bản
1/ Chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về Lạc Long Quân và Au Cơ
- Cả hai đều là thần tiên:
* Lạc Long Quân 
 Con trai thần Long nữ , mình rồng ,ở dưới nước. 
* Âu Cơ: Họ Thần nông, xinh đẹp ở núi cao. 
- Nguồn gốc thiêng liêng cao quý .
Giúp dân diệt trừ các loài yêu quái. 
Dạy dân trồng trọt , chăn nuôi , ăn ơ. 
- Hai người kết duyên với nhau .
Sinh ra một cái bọc trăm trứng .
Nở 100 con trai hồng hào , đẹp đẽ , lớn như thổi và khỏe mạnh như thần 
- 50 con theo cha xuống biển .
50con theo mẹ lên non .
[caiquản ,xây dựng mở mang mọi miền đất nước
- Con trưởng [ làm vua – hiệu Hùng Vương => nước Văn Lang 
2/ Ý nghĩa:
[ Tô đậm nhân vật
[ tự hào về nguồn gốc , dòng giống . tôn kính tổ tiên.
3/ Ghi nhớ :
Sgk / 8
III/ Luyện tập
Bài tập 1,2 ( SGK/ Trang8)
- Đọc ( Kể ) diễn cảm lại truyện
4/ Hướng dẫn về nhà: ( 1 ph )
-Trong truyền thuyết “ CRCT” chỗ nào là chỗ cốt lõi lịch sử ?
-Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng , kì ảo ? Hãy nói rõ vai trò của nó .
- Học thuộc phần ghi nhớ sgk / 8
 - Soạn bài “ Bánh Chưng , Bánh Giầy”
Tuần : 1	
Tiết : 2	
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
 ( Tự học có hướng dẫn) ( Truyền thuyết )
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
* Giúp học sinh: 
- Nắm được nội dung ý nghĩa của truyện
- Rèn kĩ năng đọc kĩ tóm tắt truyện và tự học ngữ văn
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn Trời Đất, Tổ Tiên 
B. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên : Giáo án 
- Học sinh : Soạn bài 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp : (1 ph )
2. Ktra bài cũ : ( 5 ph )
- Thế nào là truyện truyền thuyết ?
- Hãy kể diễn cảm truyện “CRCT” .
 3.Bài mới: ( 39 ph ) 
HOẠT ĐỘNG 1 ( 8 ph )
I/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Gv đọc mẫu – hs đọc lại theo các đoạn của truyện ? Nhận xét cách đọc cho từng học sinh
Cho HS giải nghĩa các từ ở phần chú thích?
HOẠT ĐỘNG 2 ( 20 ph ) 
 Hướng dẫn hs thảo luận, trả lời một số câu hỏi ở phần Đọc hiểu văn bản :
Vua hùng chon người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? nhà vua chọn người với ý định ra sao và bằng hình thức nào ?
Theo em cuộc thi tài nhằm mục đích gì ? Nét tiêu biểu trong truyện dân gian là gì?
Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần?
Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho Lang Liêu làm bánh ?
Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được cho để tế Trời, Đất, Tiên Vương?
Vì sao Lang Liêu được chọn là người nối ngôi vua? Qua đó thể hiện mơ ước gì của nhân dân ta?
Em hãy nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết “ Bánh chưng , bánh giầy”.
HS dựa vào SGK trình bày
GV chốt ( gọi 1 HS đọc ghi nhớ )
HOẠT ĐỘNG 3: ( 10 ph ) Thảo luận ý nghĩa của phong tục ngày tết làm bánh chưng , bánh giầy?
Học xong truyện em thích nhất chi tiết nào?
1. Đọc – tìm hiểu chú thích
- Giải thích chú giải
2. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
a/ Cuộc thi chọn người tài của vua Hùng: - Hoàn cảnh: đất nước thái bình ,dân ấm no
- Ý của vua: lo cho dân nước ( đoán được )
- Chọn người tài
- Tạo tình huống để các nhân vật bộc lộ phẩm chất , tài năng " sự hồi hộp , hứng thú 
- Ông là người thiệt thòi nhất . Hiểu được nghề nông - cần mẫn - chăm chỉ trong việc 
- Hạt gạo quí nhất nó nuôi sống con người và do con người làm ra.
- Để Lang Liêu tự bộc lộ trí tuệ, khả năng của mình [mới xứng đáng
- Phản ánh quan niệm của người xưa về vũ trụ: 	 Trời hình tròn - Đất hình vuông
 $ $
 Bánh giầy Bánh chưng
[ đồng thời đề cao tín ngưỡng thờ trời , đất và tổ tiên
- Lang liêu làm vừa ý vua cha " nối ngôi
 [ mơ ước có vị vua có “Đức – Tài – Trí “
b/ Ghi nhơ:
 ( Sgk /12 )
II/ Luyện tập
Số 1(12)
- Đề cao nghề nông
- Đề cao sự thờ kính trời , đất , tổ tiên
Số 2(12)
Hs nêu ý nghĩa - GV nhận xét
4: Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút)
- Cho học sinh kể về các biểu tượng có ý nghĩa trời và đất mà em biết (công trình kiến trúc ) và sáng tạo văn hóa 
- Kể truyện diễn cảm 
- Học thuộc ghi nhớ sgk 12
- Soạn “Từ và Cấu Tạo của Từ Tiếng Việt” 
Tuần :1	 Tiết : 3 	 
 Bài: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng việt cụ thể là khái niệm về từ , từ đơn , từ phức .
 	2. Kĩ năng : Hs nhận biết và đếm được chính xác số lượng từ ở trong câu . Hiểu được nghĩa từ ghép trong TV.
B. CHUẨN BỊ 
 	 Giáo viên : Soạn bài 
 Học sinh : Chuẩn bị các bài tập trong SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài tập ở nhà của HS
3. Bài mới: ( 39 ph ) 
HOẠT ĐỘNG 1 ( 8 ph )
I. TỪ LÀ GÌ?
GV cho hs thực hiện yêu cầu Vd1: 
Em hãy đọc vd và cho biết trong vd có bao nhiêu tiếng ? Có bao nhiêu từ ?
(?) Tiếng và từ có gì khác nhau ? Mỗi loại đơn vị dùng để làm gì?
HS trao đổi
 Trình bày
GV chốt – cho HS đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 2 ( 15 ph )
HS đọc ví dụ 
(?) Hãy chỉ rõ các từ có 1 tiếng, 2 tiếng trong câu trên
HS trao đổi - trình bày
GV Chốt – hướng dẫn học sinh lập bảng phân loại
(?) Từ láy và từ ghép có cấu tạo giống nhau và khác nhau ntn ? cho ví dụ ?
 ( Thảo luận )
GV nhận xét - Cho hs đọc to, rõ ghi nhớ SGK !
HOẠT ĐÔNG 3: ( 15 ph )
GV phân công 4 tổ làm 4 bài tập SGK
Các tổ cử đại diện lên bảng trình bày – các nhóm nhận xét
GV chốt đáp án
( Bài tập 5 – cho HS về nhà làm)
1/ Ví dụ :
Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở. 
- Có 9 từ - 6 từ đơn, 3 từ phức
- Có 12 tiếng. 
2 / Ghi nhớ 1 : sgk / 13
II. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC 
1. Ví dụ:
 ( SGK)
2. Nhận xét
- Từ một tiếng:Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm.
- Từ hai tiếng: Trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
- Bảng phân loại .
Kiểu cấu
tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, nay, nước, ta, chăm,..
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy
Trồng trọt,.
3/ Ghi nhớ: (Sgk /14)
II. LUYỆN TẬP .
1. BT1/14
a/ Từ ghép ( từ phức )
b/ Cội nguồn , gốc gác 
c/ Cậu mợ , cô gì , chú cháu ..
2. BT2
_ Theo giới tính: Anh chị , cha mẹ, ông bà, cậu mợ , chú thím, 
_ Theo thứ bậc: Cha anh , chị em , bà cháu , bác cháu 
3. BT3
- Cách chế biến: Bánh rán , bánh nướng 
- Chất liệu làm bánh: Bánh nếp , bánh tẻ , bánh gai , bánh tôm
- Tính chất: Bánh dẻo , bánh xốp 
- Hình dáng: Bánh gối
4. BT4 
Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc của người à nức nở , sụt sịt , rưng rức , tỉ tê 
4/ Hướng dẫn về nhà : ( 1 ph )
- Cho hs nhắc lại 2 ghi nhớ – cho ví dụ.
- Học bài kĩ, làm bài tập 5
- Soạn bài “Giao tiếp , văn bản vàphương thức biểu đạt” 
Tuần :1	 	
Tiết : 4 	
 Bài: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU .
 	1. Kiến thức: Huy động kiến thức của hs về loại văn bản mà hs đã biết. Hình thành sơ bộ khái niệm văn bản , mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt
2. Kĩ năng : HS name chắc được 2 khái niệm trong phần ghi nhớ : văn bản và phương thức biểu đạt 
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên : Soạn bài 
- Học sinh : Chuẩn bị các bài tập trong SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp : (1ph)	 2. Kiểm tra bài cũ : ( 3ph )
 Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: ( 41 ph ) 
HOẠT ĐỘNG 1( 15 ph )
I/ TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
GVgọi hs đọc các ví dụ và trả lời các câu hỏi a, b, c.
(?) Quá trình đó gọi là gì ? Vậy giao tiếp là ntn ? 
HS trao đổi 
 Trình bày
GV nhận xét - Chốt
( Là chuỗi lời nói hay bài viết có chủ đề thống nhất , mạch lạc . Vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp)
Vậy văn bản là gì ?
HS nêu ý kiến
GV nhận xét – gọi HS đọc phần ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 2.( 10 ph )
GV cho HS lập bảng chia phương thức biểu đạt 
GV có thể dùng bảng phụ . 
(?) Có tất cả mấy kiểu văn bản ? (?) Hãy nêu từng loại văn bản và cho ví dụ ?
a/ Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc 
 Vd : Thánh gióng , Tấm Cám.
b/ Miêu tả: Tái hiện trạng thái sự vật, con người . 
 Vd : Tả người, tả thiên nhiên, sự vật 
c/ Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Vd: Bài thơ Cảnh khuya(HCM)
d/ Nghị luận: Nêu ý kiến đánh giá, bàn bạc . 
 Vd: “An quả nhớ kẻ trồng cây” 
đ/ Thuyết minh: Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
Vd: Giới thiệu về các sản phẩm sữa, thuốc 
e: Hành chính – công vụ: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người  ... ịch sử”? Cách gọi 	ấy làm tăng giá trị nội dung tư tưởng, tình cảm của bài văn như thế nào?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1
GV hướng dẫn cách đọc văn bản cho HS. 
à Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích trang 128.
HOẠT ĐỘNG 2
GV gọi HS đọc đoạn “Bầu trời này... một gia đình” ® đoạn văn này có thể giúp em hình dung được luận điểm 1. Vậy nội dung đoạn văn nói với chúng ta điều gì?
Gọi HS đọc đoạn “Tôi biết người da trắng... những bãi hoang mạc” ® nếu phải bán đất cho người da trắng thì yêu cầu của người da đỏ là gì?
- HS đọc đoạn “Đất là Mẹ... cho chính mình” ® nếu người da trắng không đối xử tốt với đất thì hậu quả sẽ ra sao?
Đặt giả thiết ® bày tỏ quan điểm, tình cảm của người da đỏ đối với đất.
Tôi là kẻ hoang dã... ® tôi không hiểu nhưng tôi biết cái gì tổn hại đến muông thú là tổn hại đến con người ® bộc lộ điều gì?
Con người chỉ là một sợi tơ mong manh. Đất là Mẹ ® phải quý trọng và gìn giữ.
[?] Em có tán thành ý kiến của vị thủ lĩnh da đỏ không? Vì sao?
[?] Ngoài ra, với các lập lại kết cấu “Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu..” của vị thủ lĩnh da đỏ tạo cho em suy nghĩ gì?
[?] Từ cách nhìn nhận về ý nghĩa của Đất, từ việc rút ra những hành vi cư xử với Đất, vị thủ lĩnh da đỏ đã đưa đến kết quả và nhận định như thế nào trong mối quan hệ giữa Đất và Người?
[?] Theo các em, nhận định trên có đúng không? Vì sao?
[?] Hãy thử giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai ở thế kỉ trước cho đến nay vẫn được nhiều người xem là một văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA BỨC THƯ:
SGK trang 128
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN
Tóm tắt những luận điểm chính:
Bầu trời nguồn sưởi ấm đất đai, bầu không khí trong lành, mặt nước long lanh cây cối, muông thú, tiến thì thầm của thiên nhiên... là thiêng liêng, là bà mẹ đối với người da đỏ, không dễ gì đem bán.
Nếu người da đỏ buộc phải bán thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ.
Nếu không như vậy thì ngay cuộc sống của người da trắng cũng sẽ bị tổn hại.
Nội dung bức thư:
Ý nghĩa của Đất:
Đất là thiêng liêng ® kí ức.
Đất là mẹ ® gia đình.
Đối xử với Đất:
Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài. Ngài phải nhớ rằng...
Điều kiện đặt ra: phải đối xử... là anh em.
® bộc lộ quan điểm, tình cảm.
Kết quả:
Điều gì xảy ra đối với đất đai ® xảy ra với những đứa con của Đất.
3. Tổng kết:
	( SGK/129 )
IV. LUYỆN TẬP.
 SGK trang 129
Dặn dò:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Soạn bài: Động Phong Nha
Tiết 126
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ - VỊ NGỮ(tt)
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	 Giúp HS:
	- Biết phát hiện ra các câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, câu sai về nghĩa. Biết 	cách chữa các lỗi ấy.
	- Có ý thức nói - viết đúng
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1
- GV gọi HS đọc bài tập trang 119.
[?] Chỉ ra chủ ngữ và vị ngữ trong câu a? Hãy nêu cách chữa?
[?] Cho biết bộ phận in đậm ở câu b miêu tả ai? Chủ ngữ ai?
[?] Cách sắp xếp ý như trên có hợp lý không? Hãy nêu cách chữa?
GV cho HS đọc phần kết luận, ghi nhớ trang 119 và 120.
HOẠT ĐỘNG 2.
HS chia nhóm – thực hiện bài tập ( SGK )
- Các nhóm tổ 1: Bài tập 1
- Các nhóm tổ 2: Bài tập 2
- Các nhóm tổ 3: Bài tập 3
- Các nhóm tổ 4: Bài tập 4
à GV lần lượt yêu cầu các nhóm trình bày kết qua.
à Các nhóm khác nhận xét nội dung của nhóm bạn
è GV bổ sung . chốt đáp án.
I. NỘI DUNG:
Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ:
VD: Khi tiếng trống trường vang lên
® Khi tiếng trống trường vang lên, chúng em/ xếp hàng vào lớp.
Câu sai về nghĩa:
VD: Hai hàm răng cắn chặt... ta thấy dượng Hương Thư... hùng vĩ.
® Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt... hùng vĩ.
LUYỆN TẬP:
Bài 1 trang 120: Xác định chủ ngữ, vị ngữ
Năm..., cầu/được đổi tên thành cầu Long Biên.
Cứ mỗi lần... lòng tôi/lại nhói đau... oai hùng.
Đứng trên cầu ... tôi/cảm thấy... vững chắc
Bài 2 trang 120: Điền thêm chủ ngữ, vị ngữ
Mỗi khi tan trường, học sinh / ùa ra cổng.
Ngoài cánh đồng, các bác nông dân / đang gặt lúa.
Bài 3 trang 120: Chỉ ra chỗ sai và nêu cách sửa
Giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính, hai chiếc thuyền lững lờ trôi.
b, c, d. (tương tự) HS làm ® GV sửa.
Bài 4 trang 121: Sửa các câu sai
Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông. Xe bóp còi rộn vang cả dòn sông yên tĩnh.
b, c. HS làm ® GV sửa.
Dặn dò:
Xem lại bài.
Ôn tập tổng kết Tiếng Việt 6.
Tiết 127
ĐỘNG PHONG NHA
--- Trần Hoàng ---
I. MỤCTIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS thấy được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động, từ đó có ý thức tham gia bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước.
II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu cảm nghĩ của em về “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. Em rút ra được bài học giáo dục gì qua văn bản này?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1
GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản ® GV đọc mẫu và gọi HS đọc tiếp.
[?] Theo em, nội dung có trong toàn bài là gì?
[?] Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung cụ thể từng đoạn?
HOẠT ĐỘNG 2
[?] Trong phần giới thiệu về động Phong Nha, tác giả đã cho biết động nằm ở vị trí nào?
[?] Em hiểu như thế nào về câu “Đệ nhất kì quan Phong Nha”? (GV mời HS đọc phần (1) chú thích SGK trang 133).
[?] Để đi vào động Phong Nha, ta có thể đi bằng mấy con đường? Đó là đường nào?
[?] Cảnh sắc động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự như thế nào? Hãy tìm dẫn chứng trong bài để chứng minh cho vẻ đẹp tráng lệ và kì ảo của động?
[?] Động Phong Nha được đánh giá là một hang động như thế nào? Hãy đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lý Hoàng Gia Anh?
[?] Hãy cho biết cảm nghĩ của mình về vẻ đẹp, về giá trị của động Phong Nha?
[?] Vị trí của động Phong Nha trong cuộc sống của đất nước hôm nay như thế nào? Động đã và đang mở ra những triển vọng gì?
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 135.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
Chú giải.
Bố cục.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
Giới thiệu động Phong Nha:
Vị trí:
Nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây Quảng Bình.
Đường vào động:
Đường thủy
Đường bộ.
Động Phong Nha:
“Đệ nhất kì quan Phong Nha”.
Động khô.
Động nước.
.... khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc.
Sắc màu lóng lánh như kim cương.
Tiếng nước gõ long tong, một lời nói trong hang động đều có âm vang riêng khác nào tiếng đàn, tiếng chuông.
Giá trị của động Phong Nha:
“Kì quan động nhất động” của Việt Nam.
Lời đánh giá của trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lý Hoàng Gia Anh “... là động dài nhất và đẹp nhất thế giới”.
Sớm trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước.
Ghi nhớ:
	( SGK trang 135 )
III. LUYỆN TẬP:
Khi được làm người hướng dẫn gia đình đi thăm động Phong Nha thì em sẽ giới thiệu với người thân như thế nào về vẻ đẹp của động?
Dặn dò: Chuẩn bị bài 31.
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	Giúp học sinh
- Hiểu được công dụng của ba loại dấu kết thúc câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Biết tự phát hiện ra và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khá
II. CHUẨN BỊ:
 	 Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài.
	 Học sinh: Đọc trước bài
III. LÊN LỚP:
.
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG 1
HS đọc bài tập 1/149.
GV: Hãy xác định câu nào là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và đặt dấu câu cho đúng.
HS: (a) cảm thán, (b) nghi vấn, (c) cảm thám, (d) câu trần thuật,.
GV: Từ VD trên, cho biết cách dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, cho VD
HS: Trả lời và cho một số ví dụ
GV: Cách dùng các dấu trong các câu ở bài 2/149 có gì đặc biệt?
HS: Dấu chấm đặt ở cuối câu cầu khiến (2, 4) dấu chấm hỏi, chấm than đặt cuối câu trần thuật (trong dấu ngoặc đơn).
GV: Cách dùng như vậy có tác dụng gì?
HS: Để biểu thị một thái độ nào đó như khẳng định hay nghi ngờ hoặc châm biếm, mỉa mai (VD: AFP gầy (!?). Dấu ! và ? được đặt trong ( !?) biểu thị thái độ nghi ngờ, cách đưa tên ỡm ờ của AFP và thái độ châm biếm mỉa mai của tác giả.
HOẠT ĐỘNG 2.
HS đọc và làm bài 1/ 150
a. (1) Đặt dấu chấm đúng
	(2) Bỏ dấu chấm, thay dấu phẩy làm câu khó hiểu, không rõ nghĩa vì đây là hai ý riêng biệt, nên tách riêng
b. (1) Đặt dáu chấm sai vì câu trần thuật chưa được trọn vẹn ý.
	(2) Đặt dấu chấm phẩy đúng
HS đọc làm bài tập 2/150
a. Dùng dấu (?) sai vì đây là câu trần thuật chứ không phải câu nghi vấn (do kết thúc câu có dạng nghi vấn nên dễ bị nhầm).
b. Dùng dấu (!) sai vì đây là câu trần thuật chứ không phải câu cảm thán.
GV: Từ hai bài tập, hãy chỉ ra những lỗi thường gặp về dấu câu.
HOẠT ĐỘNG 3.
HS: làm miệng trên lớp
GV gợi ý: - Đọc kĩ đoạn, tìm hiểu mối quan hệ, ý nghĩa của các từ, cụm từ để đặt dấu chấm cho đúng.
Từ đầu câu viết hoa
HS làm vào vở: 
GV gợi ý: 
- Thường thì một đoạn hội thoại có câu nghi vấn dùng để hỏi và có câu trần thuật dùng để đáp.
- Đọc kĩ đoạn văn, xác định câu trần thuật. Nếu kết thúc câu trần thuật mà dùng dấu (?) là không đúng.
HS lên bảng làm.
HS lên bảng làm
I. Công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
1. Bài tập
a. Ôi thôi, chú mày ơi!...
b. Con có nhận ra con không?
c.Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với!
d. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.
2. Nhận xét:
- Dấu chấm : đặt cuối câu trần thuật.
- Dấu chấm hỏi : đặt cuối câu nghi vấn.
- Dấu chấm than: đặt cuối câu cảm thán.
* Lưu ý: 
- Có lúc dấu chấm đặt ở cuối câu cầu khiến và các dấu chấm hỏi, chấm than đặt ở sau một câu hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung cuả từ ngữ đó.
II. Chữa một số lỗi thường gặp
1. Bài tập:
- So sánh cách dùng dấu chấm trong từng cặp câu.
- Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu sau vì sao không đúng? Chữa lại.
2. Nhận xét: Một số lỗi
- Không đặt dấu chấm khi viết hết câu (đã diễn đạt trọn một ý).
- Đặt dấu chấm câu khi câu chưa trọn vẹn ý hoặc giữa các vế có mối quan hệ mật thiết.
- Dùng dấu chấm hỏi khi không phải câu nghi vấn.
- Dùng dấu chấm than khi không phải câu cầu khiến, cảm thán.
III. Luyện tập
Bài 1 SGK/151
(Có năm dấu chấm được dùng)
Bài 2 SGK/150 Chữa 
Bạn đã đến thăm?
Chưa. Thế còn bạn đã đến chưa?
Mình đến rồi. Nếu tới đó bạn mới hiểu vì sao mọi người thích đến thăm đông như vậy.
Nhận xét: Có hai dấu chấm hỏi dùng không đúng vì đó là câu trần thuật. 
Bài 3 SGK/ 151
Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta!
Bài 4 SGK/ 152
Chị Cốc liền quát lớn:
Mày nói gì?
Lạy chị, em nói gì đâu! 
Rồi Dế Choắt lủi vào.
Chối hả? Chối này! Chối này!
Mỗi câu “ Chối này!” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. 
Ngày tháng năm 2009
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 6 ca nam ( 2 cot ).doc