Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 cực hay

Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 cực hay

Tuần 19:

Tiết 73:

Văn bản:

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

 (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài)

A.MỤC TIÊU:

 - Giúp HS :

+ Hiểu ý nghĩa nội dung và hình thức của truyện.

+ Nắm được những đặc sắc nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của truyện.

+ Tích hợp với phân môn TLV để củng cố phương pháp làm bài văn tự sự.

B. CHUẨN BỊ:

- GV soạn và nghiên cứu kĩ bài soạn, chuẩn bị bức tranh.

- HS: Đọc truyện và trả lời câu hỏi SGK.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

 

doc 157 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 cực hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và trục ngời thay đổi khi đó.
+
++6
Tuần 19:
Tiết 73:
S: 10/1
G: 2/15/1/07
Văn bản: 
Bài học đường đời đầu tiên
 (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài)
A.Mục tiêu: 
 - Giúp HS :
+ Hiểu ý nghĩa nội dung và hình thức của truyện.
+ Nắm được những đặc sắc nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của truyện.
+ Tích hợp với phân môn TLV để củng cố phương pháp làm bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
- GV soạn và nghiên cứu kĩ bài soạn, chuẩn bị bức tranh.
- HS: Đọc truyện và trả lời câu hỏi SGK.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
- GVHDHS tìm hiểu về tác giả và đoạn trích.
- GVHDHS đọc và kể lại truyện., đọc mẫu.
- Chú thích các từ khó?
- Tìm bố cục của văn bản?
- Hãy xác định nội dung chính và nhân vật chính của truyện?
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
- Theo em bức tranh trong SGK minh hoạ cho nội dung nào của văn bản? Thử đặt tên cho bức tranh đó?
- Tác giả đã miêu tả Mèn như thế nào?
- Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn?
- Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn? Nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
- Vẻ đẹp và tính cách của Mèn?
I. Giới thiệu chung.
- HS đọc chú thích SGK tr. 8.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc và kể:
- HS đọc với giọng kể.
+ Phần đầu: đọc giọng tự hào, hãnh diện.
+ Phần trêu chị Cốc đọc giọng tinh nghịch, ranh mãnh.
+ Phần cuối đọc giọng ân hận.
- HS đọc phần chú thích từ khó SGK.
2. Bố cục:
- Đoạn 1: đứng đầu thiên hạ rồi.”
- Đoạn 2: Còn lại.
- Nội dung chính: Bài học đường đời đầu tiên của Mèn.
- Nhân vật chính là Dế Mèn.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
3. Phân tích:
a. Hình ảnh Dế Mèn.
- Tả các bộ phận chính về ngoại hình Dế mèn.
- Vừa tả ngoại hình, vừa tả cử chỉ, hành động
- Các tính từ: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn
- Mèn có vẻ đẹp cường tráng, mạnh mẽ của tuổi trẻ và cái nông nổi của chàng thanh niên mới lớn.
4. Củng cố:
- Kể tóm tắt đoạn trích?
- Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc và kể lại truyện.
- Trả lời tiếp các câu hỏi sau văn bản.
- Tập kể cho nhớ nội dung truyện.
- Nắm được nghệ thuật chủ yếu của truyện.
Tiết 74:
S: 10/1
G: 3/16/1/07
Văn bản: 
Bài học đường đời đầu tiên
 (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài)
A.Mục tiêu: 
 - Giúp HS :
+ Hiểu ý nghĩa nội dung và hình thức của truyện.
+ Nắm được những đặc sắc nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của truyện.
+ Tích hợp với phân môn TLV để củng cố phương pháp làm bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
- GV soạn và nghiên cứu kĩ bài soạn, chuẩn bị bức tranh.
- HS: Đọc truyện và trả lời câu hỏi SGK.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
- Hãy tái hiện lại những trò chơi ranh mãnh của Mèn qua giọng đọc của em? Nội dụng đoạn này là gì?
- Thái độ của Mèn đối với Choắt? (lời nói, cách xưng hô, giọng điệu)
- Nêu diễn biến tâm lý và thái độ của Mèn khi trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Choắt?
- Qua sự việc ấy, Mèn đã rút ra được bài học đầu tiên của mình là gì?
- Nghệ thuật chủ yếu của văn bản là gì?
- Qua việc đọc và hiểu văn bản, em hãy rút ra ý nghĩa, nội dung và đặc điểm nghệ thuật nổi bật của văn bản?
- GVHDHS làm bài tập luyện tập.
b. Bài học đường đời đầu tiên của Mèn.
- Đoạn kể về Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy.
- Mèn coi thường, khinh bỉ: đặt tên, gọi “chú mày”, mắng mỏ
- Lúc đầu thì huênh hoang, sau “chui tọt” vào hang để nấp.
- Khi choắt bị đòn thì Mèn ‘im thin thít”.
- Chị Cốc đi rồi, Mèn mon men bò ra khỏi hang.
- Bài học: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”
- Nghệ thuật nhân hoá, miêu tả rất sinh động.
4. Tổng kết:
- Ghi nhớ SGK.
III. Luyện tập.
1- HS đọc diễn cảm theo vai các nhân vật.
2- Đóng vai Dế Mèn, viết đoạn văn nói lên tâm trạng của mình sau khi chôn cất Choắt.
4. Củng cố:
- Diễn biến tâm lý và thái độ của Mèn khi trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Choắt?
- Nêu ý nghĩa, nội dung và đặc điểm nghệ thuật nổi bật của văn bản?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc và kể lại truyện.
- Nắm được nghệ thuật chủ yếu của truyện.
- Tập vẽ tranh minh hoạ cho đoạn truyện em thích.
- Soạn văn bản Sông nước Cà Mau.
- Chuẩn bị cho tiết 74: Phó từ.
Tuần20 Soạn : 9/ 1/ 2009 
Tiết 75 Giảng: 12/ 1/ 2009 
Tiếng Việt: 
Phó từ
A.Mục tiêu: Giúp HS :
+ Nắm được khái niệm phó từ. Hiểu và nhớ được ý nghĩa chính của phó từ.
+ Có ý thức vận dụng phó từ trong nói và viết.
+ Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
B. Chuẩn bị:
- GV soạn và nghiên cứu kĩ bài soạn, bảng phụ.
- HS: Đọc trước bài, piếu học tập.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các từ loại em đã học? 
- Phụ trước của cụm động từ, cụm tính từ là những từ ntn?
3. Bài mới:
GV: Dùng bảng phụ ghi VD. HDHS phân tích VD.
- Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? 
- Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- Những từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ?
- Rút ra khái niệm của phó từ?
HS: Thực hiện y/c.
GV: Chốt, cho HS đọc ghi nhớ, lấy VD.
GV: Y/c HS đọc VD (sgk), dùng phiếu học tập đã chuẩn bị, thảo luận nhóm (4 nhóm) về bài tập1,2,3-mục II (Sgk).
HS: Thảo luận, báo cáo kết quả.
GV: Chốt, kết luận, cho HS đọc ghi nhớ.
- GVHDHS làm các bài tập luyện tập.
- Bài 1: y/c HS:
+ Nêu y/c.
+ Đọc đoạn văn.
+ Cá nhân làm độc lập vào vở bài tập.
+ Trình bày tại chỗ.
- Bài 3: GV đọc cho HS viết.
- HS thực hiện.
- GV: Nhận xét, cho điểm.
I. Phó từ là gì?
1. Ví dụ:
a) đã đi; cũng ra; vẫn chưa thấy; thật lỗi lạc.
 P ĐT P ĐT P ĐT P TT
b) soi gương được; rất ưa nhìn; to ra; rất bướng.
 CĐT P P TT TT P P TT
2. Ghi nhớ: (Sgk)
- Đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT.
- Đứng trước hoặc đứng sau ĐT, TT.
s
II. Các loại phó từ:
1. Ví dụ: ( bảng phụ) 
ý nghĩa.
Phó từ đứng trước.
Phó từ đứng sau.
Chỉ quan hệ thời gian
đã, mới, sắp ,từng..
Chỉ mức độ
thật, rất, hơi, khí, vô cùng... 
lắm, quá. cực kì....
Sự tiếp diễn tương tự
cũng, đều, vẫn, cứ, đều, cùng...
Chỉ sự phủ định
không, chưa, chẳng...
Chỉ sự cầu khiến
hãy, đừng, chớ....
Chỉ kết quả và hướng
được, ....
vào, ra, lên, rồi, xong
Chỉ khả năng
có thể, ...
chưa...
2. Ghi nhớ: (Sgk)
III. Luyện tập:
Bài 1.
a. Đoạn văn:
- đã (chỉ thời gian).
- không: chỉ sự phủ định
 Còn: chỉ sự tiếp diễn, tương tự
- đã: chỉ thời gian
- đều: sự tiếp diễn
- đương: chỉ thời gian
 lại: sự tiếp diễn
 ra: chỉ kết quả và hướng
- cũng: sự tiếp diễn
- sắp: chỉ thời gian
- đã: chỉ thời gian
- cũng: sự tiếp diễn
- sắp: chỉ thời gian
b. Trong câu:
- đã: chỉ thời gian
- được: chỉ kết quả
Bài 3:
- HS viết chính tả.
4. Củng cố:
- Phó từ là gì?
- Các loại phó từ? Cho ví dụ.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học theo các ghi nhớ.
- Làm bài tập còn lại (GV hướng dẫn: viết 1 đoạn văn tự sự kể lại việc Dế Mèn trêu chị Cốc; chỉ ra phó từ đã dùng trong đoạn văn.).
- Chuẩn bị bài: “Tìm hiểu chung về văn miêu tả” theo các câu hỏi trong sgk.
Tuần21 Soạn : 14 / 1/ 2009 
Tiết 76 Giảng: 17/ 1/ 2009 
Tập làm văn: 
Tìm hiểu chung về văn miêu tả
A.Mục tiêu: Giúp HS :
+ Hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này. Hiểu được những tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả.
+ Chú ý vận dụng kiến thức về văn miêu tả khi làm văn.
+ Nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả.
 B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn và nghiên cứu kĩ bài soạn, sgk, sgv.
- HS: Đọc trước bài, sgk.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đế Mèn hiện lên ntn trong “Bài học đường đời đầu tiên”? Hãy miểu tả bằng miệng hình ảnh Dế Mèn? 
3. Bài mới:
GV: Cho từng cặp HS đóng kịch tình huống. Rồi rút ra nhận xét về văn miêu tả.
- Đưa ra một số đoạn văn để HS xác định đoạn văn miêu tả.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Y/c HS thảo luận nhóm bằng phiếu học tập đã chuẩn do HS chuẩn bị:
- Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi:
+ Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế?
+ Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?
- Từ đó rút ra đặc điểm gì của văn miêu tả? Cần có năng lực gì?
HS: Thảo luận, báo cáo.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt.
 Gọi HS đọc ghi nhớ.
- GVHDHS làm bài tập luyện tập.
Bài 1: Hãy đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi:
+ Mỗi đoạn văn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì?
+ Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên?
Bài 2: HS phát biểu tại chỗ.
I. Thế nào là văn miêu tả?
1Ví dụ:
* Tình huống cần dùng văn miêu tả:
- TH1: Tả con đường và ngôi nhà để người khách không bị lạc.
- TH2: Tả cái áo cụ thể để người bán không lấy lẫn, mất thời gian.
- TH3: Tả chân dung người lực sĩ.
- Các tình huống đều phải dùng văn miêu tả.
’Khi cần tái hiện, giới thiệu, dựng chân dung để người đọc, người nghe hình dung ra thì cần dùng văn miêu tả.
* Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”:
- Tả Dế Mèn:“Bởi tôivuốt râu.”
+ Dế Mèn: càng, chân, khoeo, vuốt, cánh, răng, râu, động tác ra oai, khoe sức, hình ảnh so sánh, dùng động từ, tính từ 
+ Đặc điểm: Vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh.
- Tả Dế Choắt: “Cái chàng Dế Choắthang tôi.”
+ Choắt: dáng người gầy, dài lêu nghêunhững cách so sánh, những động từ, tính từ chỉ sự xấu xí, yếu đuối
+ Đặc điểm: Xấu xí, ốm yếu, sống tạm bợ.
’Khi miêu tả cần làm nổi bật sự vật, sự việc, con người...
 Người viết phải có năng lực quan sát.
2. Ghi nhớ: (Sgk)
II. Luyện tập.
Bài 1.
- Các đoạn văn tái hiện lại đặc điểm nổi bật của Dế Mèn, chú bé Lượm và cảnh bờ ao sau cơn mưa.
- Cụ thể:
+ Đoạn 1: Mèn ở độ tuổi thanh niên cường tráng, (to khoẻ, mạnh mẽ).
+ Đoạn 2: Chú bé liên lạc nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.
+ Đoạn 3: Cảnh bờ ao sau cơn mưa, một thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
2. Bài 2:
a) Đặc điểm mùa đông:
+ Lạnh lẽo, khô hanh.
+ Đêm dài, ngày ngắn.
+ Cây cối trơ trụi, khẳng khiu.
b) Đặc điểm khuôn mặt mẹ:
- Nhìn chung: Sáng đẹp.
+ Hiền dịu, 
+ Vui vẻ
- Nhìn kĩ
+ Mái tóc
+ Hàm răng
4. Củng cố:
- Thế nào là văn miêu tả?
- Khi nào thì dùng văn miêu tả?
- Yêu cầu đối với người viết văn miêu tả?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được khái niệm, đặc điểm văn miêu tả.
- Làm các bài tập luyện tập.
- Tìm cá ... àng xóm nơi em ở.
II. Biểu điểm:
Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Trả lời đúng mỗi câu hỏi được 01 điểm:
 Câu 1: 
 Đáp án đúng: c.
 Câu 2: 
 Đáp án đúng: c.
 Câu 3: 
 Đáp án đúng: c.
 Câu 4: 
 Đáp án đúng: c.
 Câu 5: 
 Đáp án đúng: c.
Phần tự luận: (5 điểm)
 Yêu cầu HS viết đoạn văn tả cảnh theo các ý sau:
Tả khái quát xóm làng.
Tả cụ thể đường làng, nhà cửa, cây cối, vườn tược
Nêu cảm nghĩ về cảnh vừa tả.
Họ và tên: Ngày..tháng..năm..
Lớp: 6 Trường: THCS Duy Tân.
Kiểm tra tiếng việt 45 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. Đề bài:
Phần I: trắc nghiệm: (4 điểm)
 Câu 1: (1 điểm) Cho đoạn văn sau:
 “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.” (Thép Mới).
 Có các ý kiến cho rằng:
 a. Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ và nhân hoá.
 b. Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp nhân hoá và hoán dụ.
 c. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nhân hoá.
 Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng.
 Câu 2. (3 điểm) Khi học về biện pháp so sánh và ẩn dụ, có hai học sinh tranh luận theo hai ý kiến khác nhau như sau:
 a. Biện pháp so sánh và ẩn dụ hoàn toàn giống nhau.
 b. Biện pháp so sánh và ẩn dụ khác nhau.
 Quan niệm của em như thế nào? Hãy giải thích?
Phần II: Tự luận: (6 điểm)
 Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) miêu tả cánh đồng lúa quê em, trong đó có sử dụng các biện pháp: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và nhân hoá.
Họ và tên: Ngày..tháng..năm..
Lớp: 6 Trường: THCS Duy Tân.
Kiểm tra tiếng việt 45 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. Đề bài:
Phần I: trắc nghiệm: (4 điểm)
 Câu 1: (1 điểm) Cho đoạn văn sau:
 “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.” (Thép Mới).
 Có các ý kiến cho rằng:
 a. Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ và nhân hoá.
 b. Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp nhân hoá và hoán dụ.
 c. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nhân hoá.
 Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng.
 Câu 2. (3 điểm) Khi học về biện pháp so sánh và ẩn dụ, có hai học sinh tranh luận theo hai ý kiến khác nhau như sau:
 a. Biện pháp so sánh và ẩn dụ hoàn toàn giống nhau.
 b. Biện pháp so sánh và ẩn dụ khác nhau.
 Quan niệm của em như thế nào? Hãy giải thích?
Phần II: Tự luận: (6 điểm)
 Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) miêu tả cánh đồng lúa quê em, trong đó có sử dụng các biện pháp: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và nhân hoá.
Họ và tên: Ngày..tháng..năm..
Lớp: 6
Trường: THCS Duy Tân.
Kiểm tra
Môn: Văn; Thời gian: 15 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài:
Câu 1 (1 điểm): Văn bản “Cây tre Việt Nam” sử dụng các biện pháp biểu đạt nào?
 A. Tự sự.
 B. Miêu tả.
 C. Biểu cảm.
 D. Miêu tả và biểu cảm.
Câu 2 (3 điểm): Cho đoạn văn:
 “ Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.”
 1. Đoạn văn đã sử dụng biệp pháp nghệ thuật gì?
 A. So sánh.
 B. Nhân hoá.
 C. Cả so sánh và nhân hoá.
 2. Tìm các tính từ trong đoạn văn?
Câu 3 (6 điểm):
 Viết đoạn văn 5 đến 6 câu nêu cảm nhận cảu em sau khi học xong văn bản “Cây tre Việt Nam”.
Họ và tên: Ngày..tháng..năm..
Lớp:
Trường: THCS Duy Tân.
Kiểm tra
Môn: Văn ; Thời gian: 1 tiết.
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Đề bài:
Phần I: trắc nghiệm: (5 điểm)
 Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
 Câu 1. Ba văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, “Bức tranh của em gái tôi” và “Buổi học cuối cùng” được kể theo ngôi kể nào và thứ tự nào?
 a. Ngôi thứ ba, thứ tự kể thời gian.
 b. ngôi thứ nhất, thứ tự kể sự việc.
 c. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể thời gian, sự việc.
 Câu 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
 a. Không bào giờ nên bắt nạt người yếu kém hơn mình để ân hận suốt đời.
 b. Không thể hèn nhát, run sợ trước kẻ mạnh hơp mình.
 c. ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
 Câu 3: Người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi đã gọi em gái mình – cô bé Kiều Phương là Mèo. 4 bạn a, b, c, d có 4 ý kiến khác nhau về điều này. Còn theo em ?
a. Nhân hoá.
So sánh.
ẩn dụ.
So sánh và ẩn dụ.
 Câu 4: Ai là nhân vật chính trong truyện Buổi học cuối cùng ?
Chú bé Phrăng.
Thầy Ha-men.
Cả hai: Chú bé Phrăng và thầy Ha-men.
 Câu 5: Vì sao trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, của Minh Huệ không kể về lần thức dậy thứ hai của anh đội viên ?
Vì tác giả nhầm hoặc quên từ thứ ba và thứ hai.
Vì Minh Huệ không muốn câu chuyện trùng lặp.
Đó là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Để người đọc ngầm hiểu rằng lần thứ hai anh đội viên cũng đã mời mà Bác vẫn không ngủ, nên đến lần thứ ba thức dậy, anh đội viên mới có tâm trạng lo sợ, hốt hoảng, giật mình.
Phần II: Tự luận: (5 điểm)
 Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) tả cảnh làng xóm nơi em ở.
Họ và tên:. Lớp:.. Ngày..tháng..năm..
Trường: THCS Duy Tân.
Kiểm tra
Môn: Tiếng Việt ; Thời gian: 15 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Đề bài:
Câu 1 (2 điểm): Khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng về phép so sánh:
 1. Khái niệm: 
 a. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 b. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của chúng.
 c. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để chỉ ra điểm giống nhau của chúng.
 2. Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
 a. Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh và vế B nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc ở vế A.
 b. Từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so sánh.
 c. Cả ý a và ý b.
Câu 2 (1 điểm): Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào các chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh: 
 a. béo như
 b. kín như 
 c. nắng như..
thẳng như .
Câu 3 (7 điểm): Viết một đoạn văn 5 hoặc 6 câu tả cánh đồng quê em, trong đó có sử dụng phép so sánh.
Lớp 6:
Tuần 27:
Tiết 105,106:
S: 
G:
Tập làm văn: 
Bài viết số 6
(Viết bài tập làm văn tả người)
I. Đề bài:
 Hình ảnh bà rất quen thuộc và gần gũi với gia đình ta. Em hãy tả lại người bà yêu quí đó.
II. Yêu cầu và biểu điểm:
1. Yêu cầu:
 a. Mở bài:
 - giới thiệu nhân vật sẽ tả (bà em).
 b. Thân bài:
 - Tả hình dáng của bà. (ngoại hình)
 - Tả tính cách và hành động của bà.
 c. Kết luận:
 - Nêu cảm nghĩ của em về bà.
2. Yêu cầu:
 - Bài viết đúng thể loại, tả đúng đối tượng (người bà).
 - Đảm bảo được các ý như trên dàn bài.
 - Tả được những nét nổi bật về ngoại hình (dáng người, khuôn mặt, nước da, quần áo).
 - Tả được những nét tính cách, hành động tiêu biểu của bà.
 - Bố cục rõ ràng, chữ viết đọc được, không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
3. Biểu điểm: (Tuỳ theo mức độ đề GV cho điểm)
 a. Điểm giỏi:
 - ND: Đủ các ý theo yêu cầu.
 - HT: Đủ, rõ ràng các phần bố cục.Chữ viết sạch đẹp, ít lỗi chính tả. Văn viết có cảm xúc.
 b. Điểm khá:
 - ND: Đủ các ý theo yêu cầu.
 - HT: Đủ, rõ ràng các phần bố cục. Chữ viết sạch, đọc được, còn mắc một số lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
 c. Điểm trung bình:
 - ND: Đã miêu tả được hình ảnh người bà theo các yêu cầu trên.
 - HT: Đủbố cục. Còn mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
 d. Điểm yếu:
 - ND: Chưa làm nổi bật được hình ảnh người bà theo yêu cầu trên.
 - HT: Bố cục chưa rõ ràng, hoặc chưa đủ. Chữ viết xấu và sai nhiều.
Lớp 6:
Tuần 29:
Tiết 115:
Tiếng Việt: 
Kiểm tra tiếng Việt
(45 phút)
I. Đề bài:
 Phần I: trắc nghiệm: (4 điểm)
 Câu 1: (1 điểm)
 Cho đoạn văn sau:
 “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà trranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.”
 (Thép Mới).
 Có các ý kiến cho rằng:
 a. Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ và nhân hoá.
 b. Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp nhân hoá và hoán dụ.
 c. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nhân hoá.
 Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng.
 Câu 2. (3 điểm)
 Khi học về biện pháp so sánh và ẩn dụ, có hai học sinh tranh luận theo hai ý kiến khác nhau như sau:
 a. Biện pháp so sánh và ẩn dụ hoàn toàn giống nhau.
 b. Biện pháp so sánh và ẩn dụ khác nhau.
 Quan niệm của em như thế nào? Hãy giải thích?
Phần II: Tự luận: (6 điểm)
 Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) miêu tả cánh đồng lúa quê em, trong đó có sử dụng các biện pháp: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và nhân hoá.
II. Biểu điểm:
Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
 Câu 1: (1 điểm)
 Đáp án đúng: c.
 Câu 2: (3 điểm)
 - Đáp án đúng: b. (cho 1 điểm)
 - Vì: +So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng. (1 điểm)
 + Còn ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. (1 điểm)
Phần tự luận: (6 điểm)
 Tuỳ vào mức độ đạt yêu cầu để GV cho điểm hợp lý.
 Yêu cầu HS viết đoạn văn tả cánh đồng lúa có sử dụng các biện pháp tu từ đã nêu.
Lớp 6:
Tuần 32:
Tiết 121,122:
Bài viết số 7
(Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo)
 I. Đề bài:
- Từ bài văn "Lao xao" của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
 - GV yêu cầu HS tìm hiểu đề:
 + Thể loại: Tả phong cảnh.
+ Nội dung: Cảnh khu vườn.
+ Giới hạn: Cảnh trong một buổi sáng đẹp trời.
II. Lập dàn ý:
- Học sinh lập dàn ý:
* MB: (Lưu ý vào bài tự nhiên, hấp dẫn). Giới thiệu chung về cảnh.
* TB: Dựa vào gợi ý bài "Lao xao" - tham khảo nhưng phải có sáng tạo, không phải chép lại một cách máy móc mà là học tập cách miêu tả cảnh thiên nhiên.
(Lưu ý: Phần tưởng tượng sáng tạo nhưng không viển vông.)
* KB: + Nêu cảm nghĩ về cảnh.
	+ Nên kết thúc bất ngờ, gọn gàng, tạo ấn tượng.
- HS viết thành bài hoàn chỉnh.
- HS đọc lại, sửa chữa tỉ mỉ.
III. Biểu điểm:
(Tuỳ theo mức độ đề GV cho điểm)
 a. Điểm giỏi:
 - ND: Đủ các ý theo dàn bài trên
 - HT: Đủ, rõ ràng các phần bố cục.Chữ viết sạch đẹp, ít lỗi chính tả. Văn viết có cảm xúc.
 b. Điểm khá:
 - ND: Đủ các ý như dàn bài.
 - HT: Đủ, rõ ràng các phần bố cục. Chữ viết sạch, đọc được, còn mắc một số lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
 c. Điểm trung bình:
 - ND: Đã miêu tả được một số hình ảnh.
 - HT: Đủ bố cục. Còn mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
 d. Điểm yếu:
 - ND: Chưa làm nổi bật được hình ảnh cơ bản.
 - HT: Bố cục chưa rõ ràng, hoặc chưa đủ. Văn viết lủng củng. Chữ viết xấu và sai nhiều.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6 ki 2 cuc hay.doc