A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp h/sinh:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Trong văn bản "Vượt thác", Võ Quảng đã cho chúng ta được thấy nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả ?
- Qua những hình ảnh miêu tả, tác giả Võ Quảng đã thể hiện t/c gì ?
Tình yêu thiên nhiên, yêu con người VN chính là những biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước VN. Còn nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê biểu hiện tình yêu đất nước của mình như thế nào. Các em cùng đến với bài học hôm nay.
(Lưu ý học sinh cách viết từ phiên âm).
Tiết phương pháp tả cảnh; viết bài tập làm văn tả cảnh (ở nhà) A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: Nắm được cách tả cảnh, hình thức, bố cục bài văn tả cảnh. Rèn kỹ năng quan sát, lựa chọn chi tiết, hình ảnh để tả, để trình bày bố cục bài viết. b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu những kinh nghiệm mà em học tập được về miêu tả cảnh qua văn bản “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác”. * Bài mới: - Học sinh đọc các đoạn văn. - Giáo viên chia công việc chuẩn bị theo nhóm. ? Văn bản a) tả đối tượng nào ? ? Nhân vật Dượng Hương Thư đang làm công việc gì ? ? Qua hình ảnh Dượng Hương Thư, em có thể hình dung được cảnh gì ? ? Vì sao em lại có thể hình dung được cảnh sắc khúc sông có nhiều thác dữ đó ? ? Văn bản b) tả cảnh gì ? ? Cảnh được tả theo trình tự nào ? ? Theo em, trình tự tả đó có hợp lý không ? ? Lập dàn ý cho văn bản c) ? ? Trình tự miêu tả của văn bản c) ? (Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong. Cách tả hợp lý bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài.) ? Vậy qua các ví dụ trên, em thấy để làm tốt bài văn tả cảnh, chúng ta cần lưu ý những gì ? I. phương pháp viết văn tả cảnh: *. Văn bản a): Tả Dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác. => Hình dung cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Bởi người vượt thác phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu chống chọi thác dữ (qua ngoại hình, động tác). *. Văn bản b): Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau. - Theo trình tự từ dưới sông nhìn lên bờ, từ gần đến xa. - Trình tự tả hợp lý bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. *. Văn bản c): Gồm 3 phần. - Mở bài: Gồm 3 câu đầu. Tả khái quát tác dụng, cấu tạo, màu sắc luỹ tre làng. - Thân bài: Tả kỹ lần lượt 3 vòng luỹ tre. - Kết bài: Tả măng tre -> Suy nghĩ của người viết. * Ghi nhớ: SGK. Ii. Hướng dẫn luyện tập: Bài tập 1: Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất chung. a) Trình tự tả cảnh lớp học trong giờ làm bài tập làm văn. Từ ngoài vào trong (không gian). Từ khi trống vào lớp đến hết giờ (thời gian). Kết hợp cả 2 trình tự trên. b) Hình ảnh tiêu biểu: - Cảnh cô giáo trên bục giảng. - Cảnh học sinh chờ đợi đề bài. - Cảnh nhận đề. - Cảnh làm bài, thu bài. - Quang cảnh thiên nhiên. c) Giao cho các nhóm viết mở bài, kết bài và trình bày. Bài tập 2: Xác định trình tự tả giờ ra chơi. a) Trình tự thơì gian: - Giờ ra chơi tới. - Học sinh ùa ra sân. - Học sinh chơi đùa. - Các trò chơi diễn ra. - Trống vào lớp. b) Trình tự không gian: - Từ các cửa lớp học. - Các góc sân. - Giữa sân. - Phần tập trung đông học sinh nhất (Trò chơi mới lạ, hấp dẫn). *. Các nhóm lựa chọn một cảnh để viết thành đoạn văn miêu tả - Trình bày. Bài tập 3: - Đọc bài văn. - Lập dàn ý. a) Mở bài: - Tên văn bản “Biển đẹp” b) Thân bài: Cảnh đẹp của biển trong những thời điểm khác nhau. Buổi sớm nắng vàng. Buổi chiều gió mùa đông bắc. Ngày mưa rào. Buổi sớm nắng mờ. Buổi chiều lạnh. Buổi chiều nắng tàn mát dịu. Buổi trưa xế. Biển, trời đổi màu. c) Kết bài: Nhận xét, lý giải vì sao biển đẹp. Iii. Bài viết (ở nhà): Đề bài: Tả quang cảnh buổi sáng ở thành phố quê hương em. Gợi ý: (Hoặc tả cảnh đẹp mà em đã gặp) *. Mở bài: Giới thiệu khái quát. (Ví dụ: Một ngày mới bắt đầu!) *. Thân bài: - Khung cảnh thành phố lúc rạng đông. - Hoạt động của thành phố khi trời sáng rõ. (Lưu ý: - Chọn điểm nhìn để tả cho phù hợp. Có thể đứng yên trên một tầng nhà nào đó, hoặc di chuyển. - Có thể chọn thời gian sáng mùa hè, *. Kết bài: Nêu cảm xúc. iv. hướng dẫn về nhà : - Chuẩn bị bài tiếp theo. tuần 23 – bài 22 Tiết 89+90 (Ngày 15/02/2006) văn bản: buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê). Trần Việt - Anh Vũ dịch. A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc. - Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động. b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - Trong văn bản "Vượt thác", Võ Quảng đã cho chúng ta được thấy nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả ? - Qua những hình ảnh miêu tả, tác giả Võ Quảng đã thể hiện t/c gì ? Tình yêu thiên nhiên, yêu con người VN chính là những biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước VN. Còn nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê biểu hiện tình yêu đất nước của mình như thế nào. Các em cùng đến với bài học hôm nay. (Lưu ý học sinh cách viết từ phiên âm). * Bài mới: - Tập truyện ngắn nổi tiếng: "Chuyện ngày thứ hai" "Những bức thư gửi từ cối xay gió của tôi" * Hướng dẫn đọc. - Văn bản dài nên chỉ đọc một đoạn. - Chú thích: cáo thị, thất trận. + Thuộc từ loại nào ? + Giải nghĩa bằng cách nào ? ? Xác định các sự việc chính trong truyện ? Nhận xét ý kiến của bạn ? ? Dựa vào các sự việc chính, nêu bố cục của truyện ? ? Theo dõi vào diễn biến các sự việc chính, em hãy kể tóm tắt truyện ? ? Hãy cho biết truyện được kể bằng ngôi thứ mấy ? (Ngôi thứ nhất qua lời nhân vật Ph...). ? Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất có tác dụng gì ? ? Trong truyện, ai là nhân vật chính, vì sao ? ? Trong truyện ngắn "Bức tranh ...", Tạ Duy Anh đã miêu tả nhân vật người anh qua diễn biến tâm trạng. ở văn bản này, An-phông-xơ Đô-đê cũng miêu tả Ph... qua diễn biến tâm trạng của nhân vật. ? Vậy, diễn biến tâm trạng của Ph... trải qua những thời điểm nào ? Chúng ta cùng theo dõi phần đầu câu truyện. ? Trên đường tới trường, Ph... có ý định gì ? ? Vì sao cậu bé lại có ý định trốn học ? ? Qua đó, em thấy Ph... là cậu bé như thế nào ? (Nhưng ý định trốn học ấy chỉ thoáng qua và cậu bé đã ba chân, bốn cẳng chạy đến trường.) ? Mặc dù rất vội, Ph... đã kịp nhận ra những điều khác lạ nào ở trụ sở xã ? ? Trước điều khác lạ đó, Ph... đã suy nghĩ gì ? ? Suy nghĩ đó thể hiện cậu bé có tâm hồn như thế nào ? ? Với tâm hồn nhạy cảm, Ph... tiếp tục nhận thấy những điều khác lạ nào ở trường, trong lớp học ? ? Em có nhận xét gì về cách xây dựng các chi tiết này ? (Đây là những chi tiết có khả năng khái quát rất cao, bởi vì chúng vừa gợi không khí chân thực, vừa ngầm báo hiệu điều chẳng lành, một biến cố trọng đại đã và đang xảy ra - vùng An-dát đã rơi vào tay quân Phổ). ? Điều đó khiến Ph... có cảm giác gì ? (Và chi tiết khiến cho Ph... ngạc nhiên hơn cả là sự xuất hiện của dân làng trong lớp học. Hình ảnh cụ Hôde từng là xã trưởng, hình ảnh bác phát thư - họ là những người đã biết chữ. Vậy tại sao họ lại có mặt ở đây. Bao nhiêu là thắc mắc, băn khoăn.) Vậy chúng ta cùng theo dõi tiếp trang 51. - Đọc lại câu nói của thầy Hamen. ? Thầy giáo đã nói điều gì ? ? Lúc đó, Ph... có cảm giác và thái độ như thế nào ? ? Từ sự căm giận đó, Ph... đã có những suy nghĩ, thái độ nào nữa ? (Các em cùng suy nghĩ và thảo luận nhóm). Phiếu học tập. - Tìm các chi tiết thể hiện suy nghĩ, thái độ, hành động của Ph... sau khi nghe thầy nói: "Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con". (- Học sinh đọc lại yêu cầu. - Giáo viên phát phiếu học tập, nêu nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm. - Thu phiếu và nêu những chi tiết các em tìm được. + Chăm chú nghe giảng, thấy sao mình hiểu bài đến thế. + Tự nhủ khi khi nghe tiếng bồ câu gù. ? Từ những chi tiết trên, em hãy tìm những từ ngữ để khái quát lên tâm trạng, thái độ của Ph... ? ? Theo dõi diễn biến tâm trạng Ph..., chúng ta có nhận xét gì ? ? Để diễn tả biến đổi tâm lý mạnh mẽ đó, tác giả đã dùng những kiểu câu, dấu câu nào ? (Dường như nỗi ân hận đang vò xé tâm can cậu bé, khiến những câu văn như bị hụt hẫng, bị cắt vụn ra với những dấu cảm, dấu chấm lửng; các câu tự sự, miêu tả, biểu cảm đan xen; kết hợp lời đối thoại với lời độc thoại. Chứng tỏ cậu bé đang xúc động vô cùng. ? Có ý kiến cho rằng: Sự xúc động của Ph... có lẽ tập trung khá rõ ở lời tự nhủ của cậu bé: "Liệu người ta có bắt cả những chú chim bồ câu cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ ?". ? Em có đồng ý không ? Vì sao ? (Tiếng hót là nhu cầu tối thiểu của loài chim hiền lành, vô tội. Học bằng tiếng mẹ đẻ là nhu cầu tối thiểu của Ph... và cả dân làng vùng An-dát. Câu văn mang một ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Loài chim hay chính Ph... và các bạn của cậu đang bị tước đi cái quyền tối thiểu ấy. Chiến tranh thật tàn bạo ! Lời tự nhủ của cậu bé như thể hiện được nỗi xót xa, đau đớn của những người dân khi đất nước mất tự do. ? Và tất cả sự xúc động ấy đã khẳng định tình cảm nào của cậu bé ? (Yêu thầy, biết ơn thầy, yêu tiếng Pháp - Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước.) Như vậy, tình yêu đất nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng mẹ đẻ đã được thể hiện rõ qua nhận thức của Ph.... Và đó cũng chính là nhận thức của những người dân vùng An-dát yêu tiếng Pháp, yêu nước Pháp của mình. Và có lẽ tình cảm yêu nước ấy luôn tiềm ẩn trong tâm hồn mỗi con người ở mỗi dân tộc. Như tâm sự của một nhà thơ Nga: "Mơ hồ thấm từng âm thanh tiếng mẹ. Tôi bỗng tỉnh ra tới giây phút lạ lùng. Tôi chợt hiểu người chữa tôi khỏi bệnh. Chẳng thể là ai ngoài tiếng mẹ thân thương." Và xúc động cứ dâng trào trong thi sỹ Lưu Quang Vũ khi ông viết về tiếng Việt của mình: " Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ. Quên nổi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình !" ? Còn các em, chúng ta đã và sẽ làm gì để thể hiện tình yêu tiếng Việt, đất Việt thân thương ? (Việc hăng hái học tập ở tiết học này đã phần nào chứng tỏ các em rất yêu môn Văn, nghĩa là yêu tiếng Việt. Chúng ta sẽ cùng nhau làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp và trong sáng. Các em có đồng ý như vậy không ?) * Trở lại với diễn biến tâm trạng nhân vật Ph ... - Nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Ph... của tác giả. (- Miêu tả diễn biến tâm trạng hợp lý. Lối viết nhẹ nhàng, gợi cảm, trong sáng, giàu chất thơ. Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm; lời đối thoại, độc thoại đan xen; xây dựng hình ảnh so sánh đặc sắc. - Miêu tả người qua diễn biến tâm trạng.) ? Thành công nghệ thuật đó đã giúp em hiểu gì về nhân vật Ph... ? (Hồn nhiên, chân thật, yêu thầy, yêu tiếng Pháp.) ? Từ đó, em có những tình cảm nào dành cho cậu bé ? ? Trong buổi học cuối cùng, nhân vật thầy giáo Hamen đã được miêu tả như thế nào ? (Thảo luận nhóm.) ? ý nghĩa của truyện là gì ? ? Những nét nghệ thuật đặ ... ộ cùng gặp nhau ở bến sông Son -> đi đường sông vào hang -> Miêu tả 2 bộ phận chính của hang: Động khô và động nước... a, (Pho) Động khô Phong Nha: - Nằm ở độ cao 200 m. - Những vòm đá vân nhũ. - Vô số cột đá xanh màu ngọc bích óng ánh. -> Xưa vốn là một dòng sông, nay kiệt nước thành hang -> Gọi theo đặc điểm riêng của động. - Là hang động lớn nằm bên núi cao, có nhiều nhũ đá, cột đá đẹp hấp dẫn khách thăm quan. - Động Hương Tích (chùa Hương). - Động Thiên Cung (Hạ Long). b, Động nước Phong Nha: - Quy mô: + Là một con sông dài chảy suốt ngày đêm; + Vào động Phong Nha đi bằng thuyền; + Động chính gồm 14 buồng, trần thấp nhất cách mặt nước 10m, cao nhất 40 m; + Cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn. - Cảnh sắc: + Đẹp lộng lẫy, kỳ ảo; + Thạch nhũ đủ hình khối, sắc màu (con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, tiên ông đánh cờ, ...); + Sắc màu lóng lánh như kim cương; + Vách động rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc; + Có bãi cát, có bãi đá để thuyền ghé lại, ... - Từ khái quát (những nét chung về quy mô) đến cụ thể (cảnh sắc trong động) khiến người đọc dễ hình dung; Lời văn vừa chứa thông tin tài liệu, vừa gợi hình, biểu hiện cảm xúc. c, Cảnh ngoài động Phong Nha: - Là thế giới của tiên cảnh. - Vừa có nét hoang sơ bí hiểm, vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. -> Cảnh đẹp hư ảo (như không có thật, như chỉ có trong tưởng tượng), cảnh thoát tục. - Tiếng nước gõ long tong. - So sánh; tiếng nước, tiếng nói với "tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất bụt". => Gợi cảm giác về sự huyền bí, thiêng liêng của động nước Phong Nha. d, Giá trị của động Phong Nha: - Có 7 cái nhất: + Hang dài nhất; + Cửa hang cao và rộng nhất; + Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; + Có những hồ ngầm đẹp nhất; + Hang khô rộng và đẹp nhất; + Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; + Sông ngầm dài nhất. -> Là kỳ quan đệ nhất động của Việt Nam. Đó là một đánh giá chính xác của các nhà khoa học. - Là nơi hấp dẫn các nhà khoa học nghiên cứu hang động; là điểm du lịch hấp dẫn, góp phần giới thiệu đất nước VN với thế giới. iii.tổng kết: - Là hang động có vẻ đẹp độc đáo hấp dẫn nhất, là nơi thu hút các nhà khoa học và khách du lịch 4 phương. - Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp quý giá. -> Yêu mến, tự hào về đất nước. IV. luyện tập: Bài tập 1: Văn bản "Động Phong Nha" được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Miêu tả B. Miêu tả và biểu cảm. C. Biểu cảm. D. Tự sự Bài tập 2: Vẻ đẹp lộng lẫy và kỳ ảo của động Phong Nha được thể hiện qua chi tiết nào ? A. Các khối thạch nhũ với hình khối, màu sắc. B. Những nhánh phong lan rủ trên vách động. C. Những âm thanh rất riêng. D. Tất cả những chi tiết trên. iv. hướng dẫn về nhà : - Học kỹ bài, làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tiết 130 (Ngày 26/4/2006) ôn tập về dấu câu A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - Hiểu được công dụng của 3 loại dấu kết thúc câu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. - Biết tự phát hiện ra và sửa lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác. - Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu. b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: ? Xác định lỗi trong câu và sửa: Với vẻ đẹp lộng lẫy và kì ảo của động Phong nha. * Bài mới: ? Đặt các dấu câu vào mỗi câu cho phù hợp ? ? Tại sao em lại dùng các dấu câu như vậy ? - H/s theo dõi VD 2. ? Cách dùng 3 loại dấu câu trên trong những câu sau có gì đặc biệt ? - H/s đọc phần 1. - GV: Việc dùng dấu chấm để phân tách lời nói thành các câu khác nhau giúp người đọc hiểu đúng ý nghĩa của câu. ? Trong phần a, câu nào mắc lỗi dùng sai dấu câu ? ? ở phần b, câu nào dùng dấu câu chưa đúng ? - Đọc phần 2. ? So sánh cách dùng dấu (?) và (!) trong các câu đó có đúng không ? Vì sao ? ? Em hãy chữa lại ? - Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong SGK. I. công dụng: a) Ôi thôi, chú mày ơi ! Chú mày ... khôn. b) Con có nhận ra con không ? c) Cá ơi giúp tôi với ! Thương tôi với ! d) Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. - Dấu (.) đặt cuối câu t/thuật. - Dấu (?) đặt cuối câu nghi vấn. - Dấu (!) đặt cuối câu cảm thán, cầu khiến. - Câu 2+4: Câu cầu khiến nhưng cuối câu đều có dấu chấm. - Dấu (?) và (!) đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với n/d của một TN đứng trước hoặc với n/d cả câu. *. Ghi nhớ: SGK - tr 150. Ii. chữa một số lỗi thường gặp: 1. So sánh cách dùng dấu câu trong cặp sau đây: a) Câu 2: Việc dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy dùng dấu chấm để tạo thành 2 câu (như câu a1) là đúng. b) Câu 1: Việc dùng dấu chấm để tách 2 câu là không hợp lý, làm cho phần VN2 bị tách khỏi CN, 2 VN nối với nhau bằng quan hệ từ: vừa ... vừa,... Do vậy dùng dấu (!) ở đây là hợp lý. 2. a) Dấu (?) ở đây không phù hợp vì đây không phải là câu nghi vấn. b) Câu 3 là câu TT nên dùng dấu (!) ở cuối câu là không đúng. Iii. luyện tập: iv. hướng dẫn về nhà : - Học thuộc bài. - Làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tiết 131 (Ngày 27/4/2006) ôn tập về dấu câu(Dấu phẩy) A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - Nắm được công dụng của dấu phẩy; - Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu phẩy trong bài viết. b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: ? Nhận xét về cách dùng dấu câu trong ví dụ sau ? Sửa lại nếu cần thiết ? Động Phong Nha thật đẹp, có hai đường đi vào động. Đường thuỷ và đường bộ. * Bài mới: - H/s đọc ví dụ trong SGK, trên bảng phụ. - Yêu cầu h/s đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp: a) Vừa lúc đó, sứ giả ... đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái, bỗng ... tráng sỹ. b) Suốt 1 đời người, từ ... xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau, chung thuỷ. c) Nước bị cản ... tứ tung, thuyền xuống. ? Vì sao em đặt dấu phẩy vào những vị trí đó ? - H/s đọc ghi nhớ. - G/v treo bảng phụ có ghi ví dụ và gọi học sinh lên đặt dấu phẩy vào đúng chỗ của nó. - Yêu cầu học sinh giải thích cách dùng dấu phẩy đó. - G/v nhận xét, bổ sung. I. công dụng của dấu phẩy: - Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN (a, b). - Dùng đặt giữa các thành phần có cùng chức vụ trong câu (a: TP bổ ngữ). - Dùng đánh dấu ranh giới giữa thành phần chú thích với thành phần trước nó (b). - Dùng tách các vế trong một câu ghép (c). *. Ghi nhớ: SGK - tr 158. II. chữa một số lỗi thường gặp: Iii. luyện tập: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong SGK. Bài tập 1: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong những câu dưới đây: a) Từ xưa đến nay, Thánh Gióng ... VN ta. b) Buổi sáng, sương muối ... bãi cỏ... Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường. Bài 2: Điền thêm 1 CN thích hợp vào chỗ trống: (Học sinh làm bài tập theo nhóm trên phiếu học tập) a) Vào giờ tan tầm, xe ô tô, xe đạp, xe máy đi lại nườm nượp trên đường phố. b) Trong vườn, hoa lan, hoa huệ, hoa hồng đua nhau nở rộ. c) Dọc theo bờ sông, những vườn ổi, vườn nhãn xum xuê, trĩu quả. Bài 4 (159): - Học sinh chuẩn bị theo nhóm. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - G/v nhận xét bổ sung. iv. hướng dẫn về nhà : - Ôn tập kỹ về công dụng, cách dùng dấu phẩy. - Làm BT 4 và BT trong sách BT. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Bài tập Tiếng Việt: 1) Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. a) Đoạn thơ trên có bao nhiêu tiếng. b) Đoạn thơ trên có mấy từ ? (Chọn đáp án đúng) A. 10 từ C. 12 từ. B. 11 từ. D. 14 từ. c) Đoạn thơ trên có mấy từ láy ? A. 2 từ. C. 3 từ. B. 1 từ. D. không có từ láy nào. d) Đoạn thơ trên có mấy từ ghép ? A. 2 từ. C. 4 từ. B. 3 từ. D. 1 từ. 2) Xác định kiểu cấu tạo từ cho các từ in đậm trong các câu sau: "ít lâu sau, Âu cơ có mang. Đến kỳ sinh nở, chuyện thật lạ, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra thành một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần." 3) Đánh dấu (X) vào ô trống để xác định từ láy và từ ghép: Từ cần xác định Ghép Láy Từ cần xác định Ghép Láy bạn bè tâm tình băn khoăn thân thiết dạy dỗ ví von đền đài tốt tươi lờ mờ hồng hào nước non ngẫm nghĩ thanh danh nghĩ ngợi 4) Nghĩa của từ láy rất sinh động, gợi hình, gợi cảm. Em hãy viết một đoạn văn miêu tả, trong đó có dùng một số từ láy. VD: Ngày chủ nhật, khu vui chơi giải trí thật đông vui tấp nập. Trẻ con vẫn nhiều hơn cả. ở bể bóng các bạn cứ trườn đi trườn lại trên cơ man nào là những quả bóng đủ màu sắc. Cũng có cả cầu trượt như ở bể bơi vậy. Rồi các bạn còn thi ném bóng vào rổ nữa. Tiếng reo hò không ngớt. Sôi động nhất có lẽ là ở bể bơi ... 5) Điền các từ: thân thiết, thân mến, thân mật, thân thiện vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp với nội dung giải nghĩa: - thân mến: có quan hệ tình cảm quý mến. - thân mật: có những biểu hiện tình cảm chân thành, gắn bó với nhau. - thân thiện: tỏ ra tử tế và có thiện cảm với nhau. - thân thiết: có quan hệ tình cảm gần gũi, gắn bó chặt chẽ với nhau. 6) Con qụa khôn ngoan Một con quạ khát nước, nó tìm thấy một cái lọ có nước. Nhưng nước trong lọ ít quá, mà cổ lọ lại cao. Quạ không uống được. Nó liền nghĩ ra một cách: nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ. Một lúc sau, nước trong lọ dâng cao, quạ tha hồ uống. a) Xác định thể loại của đoạn văn trên: A. Miêu tả C. Phát biểu cảm nghĩ. B. Kể chuyện D. Nghị luận. b) Tìm những sự việc cơ bản tạo lên cốt truyện và sắp xếp theo trình tự hợp lý. (Con quạ khát nước -> tìm được một cái lọ có nước -> nước ít, cổ lọ cao -> quạ không uống được -> nó bỏ sỏi vào lọ -> nước dâng cao -> quạ tha hồ uống.) II. đọc, hiểu văn bản: 1. Đọc, tóm tắt truyện: - 2. Chú thích: - 3. Bố cục: 3 phần. - 3. Phân tích: - 1. Mở bài:2. Thân bài: 3. Kết bài: a, Mở truyện: - b, Diễn biến truyện: - iii.tổng kết – ghi nhớ: SGK IV. luyện tập: IV. luyện tập: - V. hướng dẫn về nhà : - Đọc tóm tắt truyện và kể diễn cảm. - Hoàn thành bài luyện tập. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tiết 125+126 (Ngày 17/3/2006) tập làm văn: luyện nói văn kể chuyện A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - b/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - * Bài mới: - II. đọc, hiểu văn bản: 1. Đọc, tóm tắt truyện: - 2. Chú thích: - 3. Bố cục: 3 phần. - 3. Phân tích: - 1. Mở bài:2. Thân bài: 3. Kết bài: a, Mở truyện: - b, Diễn biến truyện: - iii.tổng kết – ghi nhớ: SGK IV. luyện tập: -
Tài liệu đính kèm: