Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 9: Ông lão đánh cá và con cá vàng - Tiết 37+38: Đọc - Hiểu văn bản - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 9: Ông lão đánh cá và con cá vàng - Tiết 37+38: Đọc - Hiểu văn bản - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

 Giúp học sinh:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng

2.Kĩ năng.

- Nắm được nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện.

3.Thái độ.

- Có ý thức kể lại được truyện.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên:

+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.

+Tranh minh hoạ.

-Học sinh:

+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.

*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.

? Dựa vào định nghĩa truyện cổ tích em hãy lí giải truyện Cây bút thần là một truyện cổ tích?

? Nêu ý nghĩa của truyện? Kể lại đoạn truyện Mã Lương với tên địa chủ?

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 850Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 9: Ông lão đánh cá và con cá vàng - Tiết 37+38: Đọc - Hiểu văn bản - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2006 Bài 9
Ngày dạy:2006 Ông lão đánh cá và con cá vàng
Tiết 37 - 38: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
 Giúp học sinh:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng
2.Kĩ năng.
- Nắm được nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện.
3.Thái độ.
- Có ý thức kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
+Tranh minh hoạ.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Dựa vào định nghĩa truyện cổ tích em hãy lí giải truyện Cây bút thần là một truyện cổ tích?
? Nêu ý nghĩa của truyện? Kể lại đoạn truyện Mã Lương với tên địa chủ?
C.Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 2: Khởi động
Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ tích dân gian Nga - Đức được A.Pu-skin ( đại thi hào Nga - mặt trời của thi ca Nga viết lại bằng 205 câu thơ tiếng Nga và Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn dịch qua văn bản tiếng Pháp. Truyện vừa giữ được nét chất phác dung dị với nhiều biện pháp nghệ thuật rất quên thuộc của truyện cổ tích dân gian, vừa rất điêu luyện, tinh tế trong sự miêu tả và tr chức truyện.
* Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV: Nêu yêu cầu đọc
- Phân biệt các tình tiết truyện
- Lời các nhân vật: Ông lão hiền lành, nhu nhược, mụ vợ tham lam, cáu bẳn.
- Đọc phân vai
+ Người dẫn truyện
+ Nhân vật mụ vợ
+ Nhân vật ông lão
+ Nhân vật con cá vàng
GV: Nhận xét.
GV: Gọi học sinh giải nghĩa các từ khó để học sinh bước đầu cảm nhận được truyện.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này?
? Mở đầu truyện giới thiệu với người đọc về hoàn cảnh gia đình ông lão như thế nào?
Những chi tiết trên giúp em hình dung gì về cuộc sống của gia đình ông lão?
? Đoạn tiếp theo cho thấy chi tiết nào là quan trọng?
? Ông lão bắt được cá vàng trong hoàn cảnh nào?
? Tại sao tác giả dân gian không kể ông lão ra biển kéo lưới lần đầu bắt được cá ngay mà đưa ra những chi tiết lần1, 2 và đến lần 3 mới bắt được?
? Em thích nhất chi tiết nào về con cá vàng.
? Trong lời của cá vàng gợi cho em tưởng tượng về diễn biến câu truyện tiếp theo như thế nào?
? Khi biết câu truyện về cá vàng khiến mụ vợ có hành động như thế nào? 
- GV: Hướng dẫn học sinh kẻ bảng.
-Nghe
- Học sinh đọc.
- Phát hiện
-Phát hiện
- Phát hiện
I. Đọc- Tiếp xúc văn bản.
*Đọc - Kể

*Giải nghĩa từ khó.
*Tìm hiểu kết cấu văn bản
II. Đọc- Hiểu văn bản.
- Ngôi thứ 3
- Truyện kể linh hoạt, tự do.
- ở trong một túp lều rách nát.
- Chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.
- Là gia đình có cuộc sống bình dị, đầm ấm như bao gia đình lao động khác.
- Ông lão ra biển gặp được cá vàng.
- Kéo lưới lần thứ 3 mới bắt được cá vàng. 
+ Lần đầu chỉ thấy có bùn
+ Lần hai: rong biển
+ Lần ba: cá vàng
- Để đưa ra sự xuất hiện cá vàng là điều rất kì lạ tăng sức hấp dẫn của truyện. Lần 1, 2 chỉ thấy bùn, rong biển là điều rất rủi ro đối với ông lão. Nhưng đến lần thứ ba bắt được cá vàng thì đó lại là điều rất may mắn, đưa ra sự đối lập như vậy để thấy được cá vàng xuất hiện là sự kì lạ.
- Con cá biết nói tiếng người, nói lời van xin ông lão trả về biển sẽ đền ơn.
- Mọi chi tiết sẽ xoay quanh hình tượng cá vàng...
Lần
- Những đòi hỏi
- Thái độ đối với chồng.
Biển.
Ông lão.
1
- Một cái máng lợn.
- Mắng: Đồ ngốc.
- Gợn sóng êm ả.
2
- Một ngôi nhà rộng.
- Quát to hơn: Đồ ngu.
- Đã nổi sóng.
3
- Đòi làm nhất phẩm phu nhân.
- Mắng như tát nước vào mặt. Bắt quét chuồng ngựa.
- Nổi sóng dữ dội.
4
- Muốn làm nữ hoàng.
- Nổi giận lôi đình, tát vào mặt ông lão.
- Nổi sóng mù mịt.
5
- Muốn làm long vương.
- Nổi cơn thịnh nộ.
- Nổi sóng ầm ầm.
=> Đòi hỏi ngày càng tăng từ vật chất -> địa vị cao sang, tham lam tột cùng.
- Tàn nhẫn, bội bạc tột cùng.
- Phép lặp có sự biến thức tạo ra trình tự tăng tiến.
- Thái độ công lí của nhân dân.
- Hiền lành đến mức nhu nhược.
? Vì sao mụ đòi cái máng lợn mới.
- Khi đã được cái máng lợn mới rồi mụ lại đòi 1 ngôi nhà rộng?
? Vậy em có suy nghĩ gì về đòi hỏi của mụ.
? Nếu như mụ vợ ông lão chỉ dùng lại ở đòi 1 cái máng và 1 ngôi nhà thì theo em cuộc sống của vợ chồng lão như thế nào?
- GV: Nhưng mụ không dừng ở đó, mụ còn bắt ông lão ra biển xin cá vàng cho mụ làm bà nhất phẩm phu nhân. Vợ của 1 quan nhất phẩm trong triều đình phong kiến trước đây.
- Từ 1 nhân dân quèn, 1 chữ cắn đôi không biết mụ đã trở thành bà nhất phẩm phu nhân. Mụ không dừng ở đấy mụ còn đòi làm nữ hoàng.
? Theo em mụ có xứng đáng làm nữ hoàng không? Vì sao?
? Vạy tại sao mụ lại được cá vàng đáp ứng những yêu cầu đó?
- Khi đã có đầy đủ mọi thứ nhưng mụ không dừng ở đấy mà còn đòi làm Long Vương bắt cá vàng phải hầu hạ - 1 địa vị mơ hồ.
? Em có nhận xét gì qua các lần đòi hỏi của mụ vợ?
- Long Vương - vị thần linh ngự trị nơi biển cả. Tham vọng của mụ đã vượt lên cả vật chất, cả địa vị nhưng còn cao hơn?
? Vì sao đã có máng mới, ngôi nhà rộng, đẹp, đã làm nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng lại còn đòi làm Long Vương.
? Lòng tham vô đáy của mụ giống thành ngữ nào nói về lòng tham?
- GV: Khái quát
- Cùng với mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ là mỗi lấn mụ được đáy ứng chính ông lão lủi thui ra biển truyền đạt với cá vàng.
? Vậy thái độ của mụ vợ đối với ông lão ra sao?
- GV: Ghi cột 3.
? Hình ảnh ông lão bị mụ vợ đối xử như vậy gợi cho em suy nghĩ gì?
- Thái độ đối với ông lão ngày càng tàn tệ từ mắng -> Quát to -> Mắng như tát nước vào mặt, mụ trút lên đầu ông lão những lời đay nghiến, xỉ vả, làm tình làm tội bắt ông đi thực hiện ý muốn của mình bằng được. Và sau khi thấy mình đòi gì được lấy mụ càng trở lên hống hách ngạo ngược quay ra coi thường. Khinh bỉ, đối xử tàn tệ với ông lão và cuối cùng là đuổi ông lão đi.
? Điều ấy cho em hiểu gì về mụ vợ? (Ông lão là người bắt được cá, lần nào cũng lận đận ra biển để xin cá vàng đáp ứng yêu cầu của mụ, mà mụ lại đối xử như vậy?
- GV: Nhờ có chồng đi gọi cá vàng giúp thì mị mới được tất cả như vậy, nhưng mụ bội bạc ngay cả với chồng. Sự bội bạc cứ tăng dần khi mụ có địa vị cao hơn và mụ quên rằng địa vị ấy do chính chồng mụ đem đến. ở mụ tình nghĩa vợ chồng không còn, cả tính người cũng không còn.
? Đến khi nào sự bội bạc của mụ đạt tới tột đỉnh.
- Cùng với những tham vọng được đáp ứng của mụ vợ ông lão là hình tượng biển.
? Cảnh biển xuất hiện nhiều lần và mỗi lần xuất hiện có gì khác.
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả biển? (Phép lặp có sự biến thức cùng nói về sắc thái của biển nhưng lại có sự khác nhau).
- GV: Trong truyện, ông lão 5 lần ra biển gọi cá vàng. Đây là 1 trong những biện pháp nghệ thuật thường xuất hiện trong truyện cổ tích: Biện pháp lặp. Nhưng ở đây không phải lặp lại giống nhau mà là lặp lại tăng tiến có chủ ý.
? Sự lặp lại ở đây có tác dụng gì?
? Sự thay đổi của biển cho em hiểu gì về thái độ của biển trước những đòi hỏi của mụ vợ
- GV: Trong câu truyện, biển không chỉ là tự nhiên bình thường làm cho hoạt động của con người mà biển tham gia tích cực và đi suốt diến biến. Rõ ràng biển đã tham gia vào câu truyện, biển không thể dửng dưng, không thể yên lặng khi chứng kiến 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng làm theo lệnh của mụ vợ.
? Thái độ ấy của biển giúp em có liên tưởng gì?
- GV khái quát: Thái độ của biển dường như là thái độ, phản ứng của nhân dân của cả đất trời trước những thói xấu vô độ của mụ vợ.
? Thái độ và hành động của ông lão trước những đòi hỏi của mụ vợ?
? Em cảm nhận được gì qua hình ảnh ông lão.
- Tính nhu nhược của ông lão đã vô tình tiếp tay, đồng lõa cho tính tham lam của mụ vợ nảy nở và phát triển. Và cũng đáng buồn, ông lão lại trở thành nạn nhân khốn khổ của chính vợ mình.
? PuSKin muốn gửi gắm những gì qua hình ảnh ông lão
? Câu truyện được kết thúc như thế nào? ý nghĩa của cách kết thúc ấy?
? Em có nhận xét gì về sự trừng phạt của cá vàng đối với mụ vợ.
- GV:Cá vàng không chỉ lấy đi những gì nó đã cho mà còn nhiều hơn thế. Mở đầu mụ sống trong cảnh nghèo khó. Kết thúc truyện mụ đang từ trên đỉnh chóp của quyền lực, danh vọng, phút chốc trở về với cái máng lợn sứt. Mụ lại rơi vào cảnh: Của trời, trời lại lấy đi. Giương đôi mắt ếch làm chi...
? Theo em, cá vàng trừng trị mụ vì tội gì?
? Nhân vật cá vàng tượng trưng cho cái gì? Bốn lần cá vàng thỏa mãn yêu cầu của mụ vợ đã nói lên điều gì? Tại sao lần thứ 5 lại từ chối.
? Nghệ thuật truyện có gì đặc sắc?
? ý nghĩa truyện.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Cái máng lợn nhà mụ đã sứt mẻ.
- Hai vợ chồng sống trong 1 túp lều rách nát thì thì mụ đòi 1 ngôi nhà mới để thay thế cho 1 túp lều rách nát thì có thể chấp nhận được, đó là mong muốn bình thường.
- Vẫn tiếp tục cuộc sống bình dị của người lao động.
- Không xứng đáng vì làm vua phải thông minh, tài trí và mụ không có được những điều đó.
- Cá vàng muốn trả ơn cho ông lão đã cứu sống mình.
- Đòi hỏi ngày càng tăng từ vật chất -> địa vụ cao sang.
=> Tham lam tột cùng.
- Thành ngữ: Được voi đòi tiên.
- Mắng: Đồ ngốc.
- Quát to hơn: Đồ ngu.
- Mắng như tát nước vào mặt.
- Nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão.
- Nổi cơn thịnh lộ.
-> Mụ vợ là con người tàn ác, tàn nhẫn.
- Không chỉ tham lam, lòng tham khiến mụ trở lên tàn ác, bội bạc.
- Khi lòng tham của mụ lên tới tột đỉnh. Muốn làm Long Vương bắt cá vàng phải hầu hạ. Nhờ có cá vàng mụ có tất cả vậy mà mụ trở mặt bội bạc với cả cá vàng.
- Biển gợi sóng êm ả.
- Biển đã nổi sóng.
- Biển nổi sóng dữ dội.
- Biển nổi sóng mù mịt.
- Biển nổi sóng ầm ầm.
-> Phép lặp có sự biến thức tạo ra trình tự tăng tiến.
- Tạo tình huống, tạo hấp dẫn.
- Khắc sâu nội dung, góp phần bộc lộ chủ đề tác phẩm.
- Tô đậm tính cách nhân vật.
- Biển từ chỗ đồng tình -> căm giận bất bình, báo hiệu 1 sự trừng phạt ghê gớm nhất định phải tới.
- Thái độ công lý của nhân dân.
- Đều làm theo yêu cầu của mụ vợ, 5 lần ra biển cầu xin cá vàng trả ơn, giúp đỡ.
- Hiền lành đến mức nhu nhược.
- Người lao động Nga không tham lam, không đòi hỏi những gì mình không có, nhân hậu và độ lượng.
- Phê phán tính thỏa hiệp, nhu nhược với những kẻ quyền thế của 1 bp nhân dân Nga, lay tỉnh họ, tiếp thêm dũng khí cho họ trong cuộc đấu tranh chống cường quyền, giành lại công lý.
- Với ông lão: Ông không mất gì cả, chỉ như vừa qua 1 cơn ác mộng. Ông được trả lại cuộc sống bình yên thủa trước.
- Với mụ vợ: Trở lại như xưa (Túp lều, máng lợn sứt mẻ).
- Trừng phạt đích đáng và nghiêm khắc.
- Vì tham lam và bội bạc.
- Tượng trưng cho khả năng kỳ diệu của con người, thể hiện lòng biết ơn với tấm lòng nhân hậu bao dung. Bốn lần cá vàng đáp ứng đòi hỏi chứng tỏ sự rộng lượng của cá. Lần 5 cá vàng thật sáng suốt và nghiêm khắc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Lặp lại, tăng tiến, đối lập, tương phản biết khắc họa tính cách nhân vật.
2. Nội dung: 
- Ca ngợi lòng biết ơn....
- Bài học cho những kẻ tham lam, bội bạc.
* Ghi nhớ: SGK
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Bài tập: 1, 2 SGK/36.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 - Tiet 37 - 38.doc