Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 7, Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ

Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 7, Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp HS: Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

- Biết cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.

Kĩ năng:

- Bước đầu có kỹ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.

-Biết dùng từ chính xác khi nói, viết.

Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng từ phù hợp, không bị lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

II. Chuẩn bị:

1. GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ ghi ví dụ.

2. HS: Tìm hiểu về lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn từ gần âm.

III. Phương pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề, phát vấn, gợi tìm, thảo luận

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 7, Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23	 CHỮA LỖI DÙNG TỪ
Ngày dạy:
Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp HS: Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm. 
- Biết cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
Kĩ năng: 
- Bước đầu có kỹ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
-Biết dùng từ chính xác khi nói, viết.
Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng từ phù hợp, không bị lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ ghi ví dụï.
HS: Tìm hiểu về lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn từ gần âm.
Phương pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề, phát vấn, gợi tìm, thảo luận
Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức:
GV kiểm diện: 6A1:	
2.Kiểm tra bài cũ:
GV treo bảng phụ
Từ có thể có mấy nghĩa? (2đ)
A. Một nghĩa	C. Ba nghĩa 
B. Hai nghĩa 	D. Có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
Làm BT3 (a) trong VBT? (8đ)
HS làm bài tập.
Cái khoan: khoan tường; hộp sơn: sơn cửa; cân muối: muối dưa.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3.Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Khi nói, viết ta thường mắc một số lỗi dùng từ như: lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm.. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và phương hướng khắc phục lỗi dùng từ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về lỗi lặp từ.
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
 Trong đoạn a, b có những từ ngữ nào được lặp lại?
Việc lặp này nhằm mục đích gì?
HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
Việc lặp đi lặp lại từ tre, giữ, anh hùng ở ví dụ a có gì khác việc lặp lại từ truyện dân gian ở ví dụ b?
Ở ví dụ a là nhấn mạnh ý, b là do thiếu vốn từ không có tác dụng nghệ thuật->lỗi lặp từ.
Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ?
Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến mắc lỗi lặp từ?
Hướng khắc phục như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về lỗi lẫn lộn các từ gần âm.	 
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Trong các câu trên những từ nào dùng không đúng?
HS trả lời.GV nhận xét, chốt ý.
Tham quan (xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm), nhớ không chính xác thành thăm quan (không có từ này trong tiếng Việt).
Mấp máy (cử động khẽ và liên tiếp) nhớ không chính xác thành nhấp nháy.
Mở ra nhắm lại liên tiếp.
Có ánh sáng khi lóe ra, khi tắt liên tiếp
Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì? 
HS trả lời.GV nhận xét.	
Hãy viết lại các từ bị dùng sai cho đúng?
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến mắc lỗi lặp từ?
Hướng khắc phục như thế nào?
GDHS ý thức đọc nhiều sách báo, tra từ điểnđể làm giàu vốn từ và tránh lẫn lộn các từ gần âm
HS trả lời.GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập	 
Gọi HS đọc BT1	 
GV hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận nhóm, trình bày.
Các nhóm khác nhận xét. 
GV nhận xét, sửa sai.
Gọi HS đọc bài tập 2.
Hãy thay các từ dùng sai bằng từ khác?
Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
GD HS ý thức dùng từ chính xác.
Lặp từ:
Tre (7 lần)
Giữ (4 lần)
Anh hùng (2 lần)
Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa như một bài thơ cho văn xuôi.
Truyện dân gian (2 lần)
Lỗi lặp từ.
Nguyên nhân: nghèo về vốn từ
Hướng khắc phục: đọc nhiều sách báo
Lẫn lộn các từ gần âm:
Thăm quan à Tham quan.
Nhấp nháyà mấp máy.
Nguyên nhân: nhớ không chính xác ngữ âm của từ.
Hướng khắc phục: đọc nhiều sách báo, tra từ điển
Luyện tập:
Bài 1:
Bỏ từ “câu chuyện ấy”.Thay từ “Câu chuytện này” bằng cụm từ “câu chuyện ấy”. Thay cụm từ “những nhân vật ấy” bằng từ “họ”.
Bỏ từ “lớn lên”.	
 Bài 2: Thay từ dùng sai:
Linh động : sinh động.
Bàng quang: bàng quan.
Thủ tục: hủ tục.
Lẫn lộn các từ gần âm.
Củng cố và luyện tập: 
GV treo bảng phu:ï
Gạch dưới những từ không đúng trong các câu văn sau:
	 A. Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích.
	 B. Đô vật là những người có thân hình lực lượng.
Tìm từ thay thế phù hợp cho từ lặp trong các đoạn văn sau:
A. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì .(của họ)
B. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng 10 ngày để nghe ngóng. (hắn)
Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài, làm bài tập VBT.
Nhớ 2 loại lỗi (lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm) để có ý thức tránh mắc lỗi.
-Tìm và lập bảng phân biệt nghĩa của các từ gần âm.
Xem lại dàn bài, bài viết Tập làm văn số 1, tiết 24 trảø bài Tập làm văn số 1.
Tìm hiểu lỗi dùng từ không chính xác, nguyên nhân và hướng khắc phục qua bài “Chữa lỗi dùng từ” (tt)
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docchua loi dung tu tiet 23.doc