[TH]. Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của băng phiến.
Khi đun nóng băng phiến đến nhiệt độ 80oC thì băng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian này nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80oC), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Nếu tiếp tục đun nóng băng phiến thì băng phiến chuyển hoàn toàn sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
Sự nóng chảy của băng phiến đại diện cho sự nóng chảy của nhiều chất rắn thường gặp (ví dụ như kim loại).
[NB]. Nêu được:
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
Tuần : 30 TiÕt ct : 30 Ngµy so¹n: Bµi dạy : SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC I. Môc Tiªu 1. KiÕn thøc: - Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất. - Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.. - Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn 2. KÜ n¨ng : [TH]. Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của băng phiến. Khi đun nóng băng phiến đến nhiệt độ 80oC thì băng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian này nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80oC), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Nếu tiếp tục đun nóng băng phiến thì băng phiến chuyển hoàn toàn sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự nóng chảy của băng phiến đại diện cho sự nóng chảy của nhiều chất rắn thường gặp (ví dụ như kim loại). [NB]. Nêu được: - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. [VD]. Dựa vào bảng số liệu đã cho để vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của băng phiến hay một chất nào đó. 3.Th¸i ®é: Tính khoa học ,cẩn thận và chính xác. 4. BVMT : Chú ý chất độc hại gay ô nhiễm . II. ChuÈn bÞ GV: Không làm thí nghiệm chỉ mô tả thí nghiệm và đưa ra kết quả bảng 24.1(một giá đỡ thí nghiệm, một kiềng đun và lưới đốt, hai kẹp vạn năng, một cốc đun, một nhiệt kế chia độ tới 100oC, đèn cồn, băng phiến tán nhỏ, khăn lau, một bảng treo có kẻ ô vuông.) HS: một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ tập học sinh để vẽ đường biểu diễn. III. KiÓm tra bµi cò : 5’ HS1 : GHĐ nhiệt kế y tế – công dụng HS2 : Trình bày nhiệt giai xenxiut HS3 : IV. Tiến trình tiết dạy 1. æn ®Þnh lớp 2. Các hoạt động dạy học TG HĐGV HĐHS NỘI DUNG 2 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Dựa vào phần mở đầu của bài để tổ chức tình huống học tập. 5 Hoạt động 2: Mô tả thí nghiệm về sự nóng chảy: – Giáo viên lắp ráp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến (H 24.1). – Giáo viên giới thiệu cách làm thí nghiệm, kết quả và trạng thái của băng phiến. HS im lặng lắng nghe I. Sự nóng chảy: Dùng đèn cồn đun nước và theo dõi nhiệt độ của băng phiến. khi nhiệt độ băng phiến lên tới 60oC thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ và nhận xét về thể (răn hay lỏng) của băng phiến vào bảng theo dõi. Ghi cho tới nhiệt độ của băng phiến đạt đến 86oC ta được bảng 24.1. 25 Hoạt động 3: Phân tích kết quả thí nghiệm. GV hướng dẫn học sinh vẽ các trục: trục thời gian, trục nhiệt độ. – Cách biểu diễn các giá trị trên các trục: trục thời gian bắt đầu từ phút 0, còn trục nhiệt độ bắt đầu từ nhiệt độ 60oC. – Cách xác định một điểm biểu diễn trên đồ thị. – Cách nối các điểm biểu diễn thành đường biểu diễn. – Tổ chức thảo luận ở lớp về các câu trả lời của học sinh. Căn cứ vào đường biểu diễn học sinh trả lời các câu hỏi sau đây: C1: Nhiệt độ băng phiến thay đổi thế nào? Đường biểu diễn từ phút 0 đến 8 là đường thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang. C2: Nhiệt độ nào băng phiến bắt đầu nóng chảy?Băng phiến tồn tại ở thể nào? C3: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không? Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến 11 là nằm nghiêng hay nằm ngang? C4: Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì to thay đổi như thế nào? Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến 15 là nằm ngang hay nằm nghiêng? HS quan sát và vẽ vào giấy ô vuông tập học sinh HS thực hiện C1 HS thực hiện C2 HS thực hiện C3 HS thực hiện C4 1. Phân tích kết quả thí nghiệm. – Học sinh vẽ đường biểu diễn vào giấy kẻ ô theo hướng dẫn của giáo viên. – Trục nằm ngang là trục thời gian, mỗi cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1 phút. – Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy. – Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy. C1: Nhiệt độ tăng dần. Đoạn thẳng nằm nghiêng. C2: Nóng chảy ở 80oC, thể rắn và lỏng. C3: Nhiệt độ không thay đổi. Đoạn thẳng nằm ngang. C4: Nhiệt độ tăng. Đoạn thẳng nằm nghiêng. 3 Hoạt động 4: Kết luận C5: Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống. 2. Rút ra kết luận: a. Băng phiến nóng chảy ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy băng phiến. b. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ băng phiến không thay đổi. V. Cñng cè : 3’ GV: - Băng phiến nóng chảy ở bao nhiêu oC. - Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ băng phiến như thế nào? VI. Híng dÉn häc ë nhµ : (2’) Học sinh xem trước nội dung về sự đông đặc trong sách giáo khoa. Bài tập về nhà: bài tập 24 – 25.1 (Sách bài tập). - Xem trước bài 25 - Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
Tài liệu đính kèm: