Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 11 : Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng

Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 11 : Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng

1. Kiến thức

 - Nhận biết được cấu tạo của một lực kế , GHĐ và ĐCNN của một lực kế

 - Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó.

 2. Kỹ năng:

 - Sử dụng lực kế để đo lực, kỹ năng tính toán vận dụng công thức.

 3. Thái độ:

 - Ngiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong hoạt động nhóm.

II. Chuẩn bị của thầy và trò :

 1. GV: Chuẩn bị một cung tên để minh hoạ

2 .HS: Mỗi nhóm HS : Một lực kế lò xo, một sợi dây mảnh

 III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 11 : Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Giảng:............. tại lớp 6A1
Ngày Giảng:............. tại lớp 6A2
Tiết 11 : LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG 
I. Mục tiêu bài dạy :
	1. Kiến thức
 	 - Nhận biết được cấu tạo của một lực kế , GHĐ và ĐCNN của một lực kế 
 	 - Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó.
	2. Kỹ năng:
 	- Sử dụng lực kế để đo lực, kỹ năng tính toán vận dụng công thức.
	3. Thái độ: 
	- Ngiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị của thầy và trò :
	1. GV: Chuẩn bị một cung tên để minh hoạ
2 .HS: Mỗi nhóm HS : Một lực kế lò xo, một sợi dây mảnh 
 III. Các hoạt động dạy học :
* Ổn định tổ chức:
Lớp 6A1.............	Lớp 6A2..............
 Hoạt động của thày và trò 
 Nội dung chính
1. Kiểm tra bài cũ (5')
?1: Lực đần hồi là gì ? Lực đần hồi có đặc điểm gì ? chữa bài 9.1
?2: Thế nào là độ bến dạng? chữa bài tập 9.3?
ĐVĐ : Tại sao đi mua hoặc bán người ta lại dùng lực kế để làm cân?
2. Bài mới.
 Hoạt động 1 (8')
 Tìm hiểu lực kế
GV: y/c HS đọc các thông báo về lực kế. Sau đó đưa ra lực kế để HS tìm hiểu cấu tạo của lực kế .
GV: y/c HS trả lời C1 ? 
HS : Trả lời C1. 
GV: phát cho mỗi nhóm 2 lực khác loại , y/c HS trả lời C2 ? 
HS : Trả lời C2 .
 Hoạt động 2: (7')
 Tìm hiểu cách đo lực kế 
GV: y/c HS tìm hiểu cách đo lực bàng cách trả lời C3 ? 
HS : Trả lời C3 .
GV: Hướng dẫn các nhóm thực hành cách đo lực bằng các lực kế đã được phát .
GV: y/c HS hoàn thành C4 , C5 ( GV điều khiển các nhóm thảo luận kết quả câu hỏi C4 ) 
HS : Trả lời C4 .
HS : Trả lời C5 . 
 Hoạt động 4: (10')
Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
GV: y/c HS hoàn thành C6 
HS : Trả lời C6 
GV: Từ kết quả trả lời C6 của HS , GV điều khiẻn HS thảo luận để đưa ra hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng P = 10m .
 * Lưu ý : Tại 1 nơi nhất định trên trái đất các vật đều rơi với cùng 1 gia tốc , những nơi khác nhau , gia tốc rơi tự do khác nhau .gmac= 9,8324m/s2 gmin = 9,7805m/s2 
 Hoạt động 5 : (10')
 Vận dụng 
GV: y/c HS trả lời C7 và C9 
HS : Trả lời C7
HS : Trả lời C9
GV: y/c HS đọc và ghi phần ghi nhớ vào vở .
3. Củng cố: (4')
GV nhắc lại một số nội dung chính.
Gọi 1 - 2 HS đọc "ghi nhớ" và "có thể em chưa biết". 
I. Tìm hiểu lực kế :
 1) Lực kế là gì ?
Lục kế là một dụng cụ đo lực 
 2) Mô tả 1lực kế lò xo đơn giản .
C1. ....(1) lò xo ....
 ......(2) kim chỉ thị ....
 ......(3) bảng chia độ 
C2. ĐCNN = 0,1 N
 GHĐ = 5 N
II. Đo một lực bằng lực kế:
 1) Cách đo lực :
C3. ....(1) vạch 0 ...
 ....(2) lực cần đo ....
 ....(3) phương .....
 2) Thực hành đo lực :
C4. P = .......... N
C5. Khi đo , cần phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng , vì lực cần đo là trọng lực , có phương thẳng đứng . 
III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng :
C6. 
a) Quả cân m=100g thìP=1N
b) Quả cân m=200gthì P=2N
c)Túi đườngm=1kgthìP=10N
* Trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức :
 P = 10.m =g.m
P là trọng lượng đơn vị (N)
m là khối lượng đơn vị (kg) 
g là hằng số gọi là gia tốc rơi tự do 
IV. Vận dụng :
C7. Vì P tỉ lệ thuận với m nên trong bảng chia độ của lực kế ta không ghi trọng lượng mà ghi khối lượng của vật , cân bỏ túi chính là 1 lực kế lò xo .
C9. P = 10.m = 10. 3200 = 32000 N 
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1') 
 - Làm bài tập 10.1 đến 10.6 SBT 
 - Thực hiện y/c câu 8 , đọc phần có thể em chưa biết .
* Chuẩn bị giờ sau:
+ Một lực kế 2,5N, Một quả cân 200g, Một bình chia độ
Ngày Giảng:............. tại lớp 6A1
Ngày Giảng:............. tại lớp 6A2
Tiết 12 : KHỐI LƯỢNG RIÊNG - TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I. Mục tiêu bài dạy : 
 	1. Kiến thức: - Trả lời được câu hỏi : Khối lượng riêng , trọng lượng riêng là gì? 
 	 - Sử dụng được các công thức m = D.V và P = d.V để tính khối lượng và trọng lượng của một vật .
 	- Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lưọng riêng và trọng lượng riêng của các chất.
	2. Kỹ năng: - Đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
	- Kỹ năng vận dụng công thức và kỹ năng tính toán.
	3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị của thầy và trò :
1. GV: - Bảng khối lượng riêng của một số chất.
	2. HS: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 
+ Một lực kế 2,5N, một quả cân 200g, một bình chia độ. 
III. Các hoạt động dậy học:
* Ổn định tổ chức:
Lớp 6A1.............	Lớp 6A2..............
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
?1: Lực kế là gì ? nêu cách đo lực bằng lực kế ? chữa bài 10.2 ? ?2: Công thức mối liên hệ trọng lượng và khối lượng? chữa bài 10.1 ?
2. Bài mới: 
 Hoạt động 1: (13'')
Xây dựng khái niệm khối lượng riêng và công thức tính khối lượng riêng của một vật theo khối lượng riêng.
GV: y/c HS đọc câu C1 đưa ra phương án để giải quyết ?
HS : Nêu phương án 
 - Tính khối lượng của 1m3 sắt 
 - Tính khối lượng của 0,9m3 sắt 
GV: Nếu các em biết thể tích cột sắt , biết 1m3 khối sắt có khối lượng là bao nhiêu kg thì các em sẽ tính được khối lượng của cột sắt mà không cần dùng cân. Vậy khối lượng của 1m3 sắt là gì ?
HS : Trả lời 
GV: Khối lượng riêng là gì ? đơn vị khối luợng riêng ? y/c HS đọc SGK Trả lời và ghi vào vở . 
HS : Trả lời 
GV: - Giải thích ý nghĩa con số 7800kg/m3 ? nếu có 800kg dầu ăn thì thể tích của dầu là bao nhiêu ? 1m3 đá thì có khối lượng là bao nhiêu ?
HS : Trả lời 
GV: y/c HS quan sát bảng KLR của một số chất em có nhận xét gì về khối lượng riêng của các chất ?
HS : Trả lời 
GV: y/c HS Trả lời C2, C3 ?
HS : Trả lời C2, C3 
 Hoạt động 3: (12')
Tìm hiểu khái niệm trọng lượng riêng 
GV: Thông báo cho HS về trọng lượng riêng và đơn vị trọng lượng riêng 
GV: y/c HS trả lời C4 
HS : Trả lời C4
GV: Từ công thức P = 10m các em hãy biến đổi d = 10.D 
HS : lên bảng làm . 
 Hoạt động 4: (5')
 Xác định trọng lượng riêng của một chất 
GV: y/c HS đọc câu hỏi C5 để tìm hiểu nội dung công việc phải làm .
HS : đọc SGK
GV: y/c các nhóm thảo luận và xây dựng cách xác định trọng lượng riêng của quả cân bằng các dữ liệu đã cho 
HS : Bước 1: dùng lực kế đo P 
 Bước 2: Xác định thể tích quả cân 
 Bước 3: Xác định d = P/V
GV: y/c các nhóm báo cáo kết quả để thống nhất cả lớp .
 Hoạt động 5: (5')
Vận dụng 
GV: y/c HS trả lời C6 . 
HS : Trả lời C6 
GV: cho mỗi nhóm đo khối lượng riêng của muối .
3. Củng cố : (4')
HS đọc ghi nhớ 
GV chốt lại nội dung chính.
- Gọi một số HS yếu nêu lại công thức tính D, d
I. Khối lượng riêng , tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng :
1. Khối lượng riêng :
 0,001m37,8 kg
 1m3 m1 (kg)
 m1
Vậy 1m3 sất có khối lượng là 7800kg
Nếu cột sắt có V= 0,9m3 thì có khối lượng là m2
 m2=
* Khối lượng của 1m3 một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó .
* Đơn vị khối lượng riêng là kg/m3
2. Bảng khối lượng riêng của một số chất 
 (SGK )
 3. Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng :
C2. Khối lượngk của 0,5 m3 đá là m = 
C3. Công thức tính khối lượng của vật .
 m = D.V
- Khối lượng riêng D ( kg/m3 )
- Khối lượng m ( kg )
- Thể tích V ( m3 )
II. Trọng lượng riêng : 
1. Trọng lượng của 1m3 của 1 chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó kí hiệu là d
C4. d = 
- Trọng lượng riêng d 
- Trọng lượng P ( N )
- Thể tích V ( m3 )
 2. Đơn vị trọng lượng riêng là N/m3
 3. Mối quan hệ giữa D và d 
 d = 
 d = g.m
III. Xác định trọng lượng riêng của một chất :
Xác định trọng lượng riêng của quả cân .
 Dùng lực kế đo P của quả cân 
 P = 10.m
- Dùng BCĐ đo thể tích quả cân . V = V2- V1
- Xác định trọng lượng riêng quả cân . d = P/V
IV. Vận dụng: 
C6 . Khối lượng của dầm sắt .
m = D.V = 7800 . 0,04 = 312
 ( kg) .
Trọng lượng của dầm sắt 
 P = 10.m = 10.312 = 3120(N)
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (1')
- Học ghi nhớ xem lại vở ghi làm các BT 11.1 đến 11. 5 
* Chuẩn bị giờ sau: - Một cái cân có ĐCNN 10g hoặc 20g, một bình chia độ có GHĐ 100ml,
và ĐCNN 1ml, 1cốc nước,15 hòn sỏi cùng một loại, giấy lau , khăn lau, một đôi đũa ( Dùng để đưa nhẹ hòn sỏi vào thành bình ). 

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 6 tiet 11+12.doc