Giáo án Môn Vật lí 6 - Tuần 14 - Tiết 14 - Bài 13 : Máy cơ đơn giản (Tiếp)

Giáo án Môn Vật lí 6 - Tuần 14 - Tiết 14 - Bài 13 : Máy cơ đơn giản (Tiếp)

MỤC TIÊU :

· Về kiến thức : Biết làm sao để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng .

· Về kỹ năng : Kể tên được một số máy cơ đơn giản thường dùng .

· Về thái độ : Cẩn thận, hợp tác trong hoạt động chung của nhóm .

II/ CHUẨN BỊ :

*/ Cho mỗi nhóm học sinh :

- 2 lực kế cho GHĐ 3N

- 1 quả nặng có trọng lượng 2N

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH :

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 830Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Vật lí 6 - Tuần 14 - Tiết 14 - Bài 13 : Máy cơ đơn giản (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ø Bµi 13 : M¸y c¬ ®¬n gi¶n
Tiết PPCT : 14 Tuần :14
 I/ MỤC TIÊU : 
Về kiến thức : Biết làm sao để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng .
Về kỹ năng : Kể tên được một số máy cơ đơn giản thường dùng .
Về thái độ : Cẩn thận, hợp tác trong hoạt động chung của nhóm .
II/ CHUẨN BỊ : 
*/ Cho mỗi nhóm học sinh :
2 lực kế cho GHĐ 3N
1 quả nặng có trọng lượng 2N
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH : 	
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Kết hợp tổ chức tình huống học tập (6ph)
- Học sinh trả lời câu hỏi cá nhân .
+ HS tiếp thu , ghi đề bài .
Hoạt động 2: Đặt vấn đề nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng và làm TN kiểm tra lại dự đoán (20 ph) 
I/ Kéo vật lên theo phương thẳng đứng :
1) Đặt vấn đề : 
- HS nêu dự đoán 
2) Thí nghiệm
+ HS làm TN theo nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đo trọng lượng khối trụ KL, ghi KQ vào báo cáo. Dùng 2 lực kế móc vào khối trụ KL, dùng tay đỡ quả nặng, tay kia treo 2 lực kế và trũc giá đỡ, nhẹ nhàng bỏ tay đỡ quả nặng ra. Đọc số chỉ của mỗi lực kế. Tính tổng 2 lực để kéo vật lên. Ghi vào bản báo cáo .
- So sánh tổng 2 lực dùng để kéo vật lên với trọng lượng vật. Trả lời .
*/ Kiểm tra bài cũ:
+ Gv trả bài thuc hành xác định khối lượng riêng của sỏi . Nhận xét việc làm bài TH của hs; ưu điểm, khuyết điểm và cách sửa chữa.
*/ Tổ chức tình huống học tập
+ GV ĐVĐ vào bài : Trong cuộc sống, trong lao động có nhiều vấn đề thực tế đặt ra buộc chúng ta phải giải quyết. Con người đã thể hiện sự thông minh và sáng tạo của mình bằng cách dùng những dụng cụ có cấu tạo đơn giản nhưng lạ có tác dụng giúp thực hiện công việc dễ dàng, thuận lợi hơn. Ví dụ : để dắt xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao ba em đã dùng cái gì ? Để kéo vật liệu xây dựng lên cao khi xây dựng các khu chung cư người CN xây dựng đãõ dùng dụng cụ gì ? Để nhổ 1 cây đinh to ngập trong gỗ người thợ mộc dùng dụng cụ gì ? Tấm ván nghiêng , 1 bánh xe quay được quanh 1 trục, cái xàbeng là những dụng cụ có cấu tạo đơn giản. Không dùng động cơ để vận hành, nhưng lại giúp thực hiện công việc dễ dàng gọi là các máy đơn giản à vào bài .
I/ Kéo vật lên theo phương thẳng đứng :
1) Đặt vấn đề : 
+ GV yêu cầu HS quan sát H13.1 . Oáng bêtông có m=2tạ , 2tạ = ? kg ?
- Trọng lượng của ống bêtông là ? N. Miệng hố thì nhỏ vậy chỉ có thể kéo vật lên theo phương nào ? Vấn đề đặt ra là gì ?
+ Yêu cầu HS dự đoán . Để kiểm tra dự đoán phải làm TN,
+ Yêu cầu HS làm TN. So sánh F và P trả lời C1, C2, C3.
C1 . Tổng 2 lực kéo vật lên bằng trọng lượng vật 
3) Kết luận :
C2. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật .
C3. Tư thế không an toàn , dễ ngã
 Cần nhiều người 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về máy cơ đơn giản (15 ph) 
II/ Các máy cơ đơn giản;
+ HS quan sát H13,4 .Trả lời câu hỏi của GV.
+ HS quan sát H13.1 trang 18SBT để tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống .
+ Các máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc .
C4. a) dễ dàng
 b) máy cơ đơn giản .
C5. Lực kéo của 4 người : 400N x 4 = 1600N
à Không kéo vật lên được vì tổng lực kéo < trọng lượng ống bêtông .
C6. Tấm ván đặt nghiêng để kéo vật nặng lên sàn xe ôtô (có mặt phẳng nghiêng)
Cái bóc vỏ (có đòn bẩy )
Cần kéo nước (có ròng rọc)
Mở nút chai (có đòn bẩy )
Hoạt động 5 : Củng cố – Dặn dò ( 3 ph)
+ HS trả lời bài 13.1 trang 17 SBT – Bài 13.3 / 18 SBT 
*/ Ghi nhớ : SGK trang 43
+ Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
+ Các máy cơ đơn giản thường dùng là : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc .
II/ Các máy cơ đơn giản;
+ Yêu cầu HS quan sát H 13.4, 13.5, 13.6
+ Khi sửa, làm đường, người CN phải lăn các thùng dầu hắc ín lên xe để chở ra công trường, 1 thùng nặng khoảng 200kg. Người CN đã dùng dụng cụ gì để đưa thùng nhựa đường lên xe một cách dễ dàng ? Chú CN đã dùng dụng cụ gì để đưa các ống bêtông từ vị trí tập kết đến vị trí đặt ống ? Người CN xây dựng đã dùng dụng cụ gì để kéo vật liệu lên cao khi xây dựng ?
+ Có mấy loại máy cơ đơn giản ? Kể tên ?
+ Vậy máy cơ đơn giản có tác dụng gì ? Điền từ C4.
+ Hs quan sát đẩy thùng nhựa đường lên xe chỉ cần máy người? Trong khi nâng ống bêtông có cùng trọng lượng với thùng nhựa đường trực tiếp lên phải dùng những 4 người à máy cơ đơn giản giúp con người lao động dễ dàng, thuận lợi hơn ,an toàn hơn vì có thể đứng ở 1 vị trí khác (không đứng ngay trên miệng hố)
+ Nếu lực kéo của 1 người ở H15.2 là 400N thì những người này có kéo ống bêtông lên được hay không ? Vì sao ?
+ Yêu cầu HS quan sát H13.1 trang 18 SBT để tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống?
+ Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải tác dụng một lực ít nhất bằng bao nhiêu ? 
+ Yêu cầu HS trả lời bài 13.1 trang 17 SBT – Bài 13.3 /18 SBT người ta dùng những máy cơ đơn giản nào để làm các việc sau đây : Đưa thùng hàng lên xe ôtô tải – Đưa xô vửa lên cao – Kéo thùng nước từ dưới giếng lên .
+ Cho HS đọc phần ghi nhớ + có thể em chưa biết .
* Dặn dò : Học ghi nhớ. Đọc có thể em chưa biết 
 Làm bài tập 13.1à 13.4 SBT/17, 18
 + Chuẩn bị bài : Mặt phẳng nghiêng 
.
PHẦN GHI BẢNG : 
 MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I/ Kéo vật lên theo phương thẳng đứng :
1) Đặt vấn đề : 
Chỉ dùng dây liệu có kéo vật lên theo phương thẳng đứng với một lực nhỏ hơn trọng lượng vật được không ?
2) Thí nghiệm
C1 . Tổng 2 lực kéo vật lên bằng trọng lượng vật 
3) Kết luận :
C2. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật .
C3. Tư thế không an toàn , dễ ngã
 Cần nhiều người 
II/ Các máy cơ đơn giản;
 + Các máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc .
C4. a) dễ dàng
 b) máy cơ đơn giản .
C5. Lực kéo của 4 người : 400N x 4 = 1600N
 à Không kéo vật lên được vì tổng lực kéo < trọng lượng ống bêtông .
C6. Tấm ván đặt nghiêng để kéo vật nặng lên sàn xe ôtô (có mặt phẳng nghiêng)
Cái bóc vỏ (có đòn bẩy )
Cần kéo nước (có ròng rọc)
Mở nút chai (có đòn bẩy )
*/ Ghi nhớ : SGK trang 43
+ Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất
 bằng trọng lượng của vật.
	+ Các máy cơ đơn giản thường dùng là : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc .
* Dặn dò : Học ghi nhớ. Đọc có thể em chưa biết 
 Làm bài tập 13.1à 13.4 SBT/17, 18
 + Chuẩn bị bài : Mặt phẳng nghiêng 

Tài liệu đính kèm:

  • docLY14.doc