Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 6 đến tiết 23

Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 6 đến tiết 23

I. Mục tiêu:

1. Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.

2. Nêu được các thí dụ về hai lực cân bằng.

3. Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm.

4. Sử dụng được đúng các thuật ngữ : lực đẩy,lực kéo,phương,chiều,lực cân bằng.

II. Đồ dùng dạy học:

 Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs :

- Một chiếc xe lăn.

- Một lo xo lá tròn.

- Một lo xo mềm dài khoảng 10cm.

 

doc 27 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 6 đến tiết 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 25 tháng 10 năm 2006.
 Tiết 6 : Lực –Hai lực cân bằng.
Mục tiêu:
Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéovà chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.
Nêu được các thí dụ về hai lực cân bằng.
Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm.
Sử dụng được đúng các thuật ngữ : lực đẩy,lực kéo,phương,chiều,lực cân bằng.
Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs :
Một chiếc xe lăn.
Một lo xo lá tròn.
Một lo xo mềm dài khoảng 10cm.
Một thanh nam châm thẳng.
Một quả gia trọng bằng sắt,có móc treo.
Một cái giá có kẹp để giữ các lo xo và để treo quả gia trọng.
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ: Nêu các đơn vị khối lượng .Nêu cấu tạo của cân rô béc van?
Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
 HĐ1: Mở bài:
 Gv: Mở bài như Sgk
HS: Lắng nghe.
HĐ2: Hình thành khái niệm về lực:
 1.Thí nghiệm:
 Gv: Yêu cầu lần lượt các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ thí nghiệm. Cho hs quan sát hình 6.1,6.2,6.3,và làm thí nghiệm theo hình vẽ:quan sát hiện tượng .Rồi trả lời câu hỏi C1,C2,C3.
 Gv: từ bảng kết quả gv phân tích để cả lớp thống nhất được câu trả lời đúng.Từ đó yêu cầu hs điền từ thích hợp vào chỗ trống ,trả lời câu hỏi C4.
Kết luận:
 Gv: từ 3 thí nghiệm trên chúng ta rút ra được kết luận sau:
 -khi vật này đẩy hoạc kéo vật kia ,ta nói vật này tác dụng lợc lên vật kia.
Hs:Kết quả thí nghiệm:
Câu hỏi
Hình
Nhóm1
Nhóm2
Nhóm3
C1
6.1
đẩy
C2
6.2
kéo
C3
6.3
hút
Hs: C4:
 a). .(1)lực đẩy.(2)lực ép.
 b). .(3)lực kéo.(4)lực kéo.
 c). ..(5)lực hút.
HS: Đọc kl sgk.
HĐ3: Nhận xét về phương và chiều của lực:
 Gv: Làm lại thí nghiệm hình 6.1, 6.2. Hãy nhận xét vế phương của lực do lò xo tác dụng lên trong hai trường hợp trên.
Hs: - lực lò xo lá tròn ở hình 6.1 tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra.
- Lực lò xo ở hình 6.2 tác dụng lên xe 
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS.
 Gv:(Nhấn mạnh):
 -Vậy mỗi lực có phương và chiều xác định.
 -Làm lại thí nghiệm hình 6.3.Rồi trả lời câu hỏi C5.
lăn có phương dọc theo lò xo và có chiều hướng từ xe lăn đến cái cọc .
Hs: Phương của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng song song với trục của nam châm ,chiều tứ trái sang phải , phương từ quả nặng đến nam châm.
HĐ4: Nghiên cứu 2 lực cân bằng:
 Gv: Hãy đọc và trả lời câu hỏi C6.
Gv: Yêu cầu hs đọc và trả lời câu hỏi C7.Hướng dẫn hs thảo luận.
 Gv: Gọi hs đọc câu hỏi C8, yêu cầu các nhóm thảo luận rồi đưa ra kết quả chung.
HS: Dự đoán :
nếu đội bên trái mạnh hơn thì dây chuyển động về bên trái.
nếu đội bên phải mạnh hơn thí dây chuyển động về bên phải.
nếu 2 đội khoẻ ngang nhau thì dây đứng yên.
Hs: C7:phương của 2 lực do hai đội tác dụng vào sợi dây là phương nằm ngang dọc theo sợi dây ,ngược chiều nhau.
Hs: a.(1)cân bằng..(2)đứng yên
 b.(3)chiều.
 c..(4)phương..(5)chiều.
HĐ5: Vận dụng kiến thức :
 Gv: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C9.
Gv: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C10 vào vở
Hs: a.lực đẩy.
 b..lực kéo.
Củng cố:
Gv yêu cầu hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 6.1 đến 6.5.
 Ngày 30 tháng 10 năm 2006.
 Tiết 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.
Mục tiêu: 
Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó.
Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.
Chuẩn bị:
một xe lăn .
một máng nghiêng.
một lo xo
một lo xo lá tròn.
Một hòn bi.
Một sợi dây.
Hoạt động dạy học:
Bài củ: Lực là gì? Thế nào là lực cân bằng? Nêu ví dụ?
 - Nêu khái niệm lực là gì? 
Làm bài tập 6.1, 6.3
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Mở bài
GV: Yêu cầu hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi ở đầu bài học.
GV: nhận xét thống nhất kết luận
 HS: Quan sát và trả lời.Từ đó rút ra sự khác nhau trong 2 trường hợp,đó là nguyên nhân tác dụng của lực.
HĐ2: Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng
Những biến đổi của chuyển động:
GV: Yêu cầu hs đọc sgk thu thập kiến thứcvà trả lời câu hỏi C1.
Những sự biến dạng :
GV: đưa ra một vài ví dụ để hs nhận xét thấy có sự thay đổi hình dạng của vật khi có lực tác dụng.
Ví dụ: 
lò xo bị kéo dãn dài ra.
Quả bóng cao su bị bóp méo.
 GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C2 
HS: Đọc sgk suy nghĩ và trả lời
HS: C2: Người ở hình 1 dang giương cung vì ta quan sát thấy dây cung và cánh cung thay đổi hình dạng.
HĐ3: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực
Thí nghiệm:
GV: Yêu cầu hs nhớ lại thí nghiệm hình 6.1 sau đó trả lời câu hỏi C3.
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 7.1, sau dố làm thí nghiệm theo hướng dẫn và trả lời câu hỏi C4
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 7.2 và làm thí nghiệm theo hướng dẫn, sau đó trả lời câu hỏi C5
GV: Cho hs thực hiện thí nghiệm ở câu hỏi C6, sau đó nhận xét kết quả.
Rút ra kết luận :
GV: Qua các câu trả lời của hs ở các câu hỏi C3, C4,C5,C6,gv yêu cầu hs rút ra kết luận bằng cách trả lời câu hỏi C7
GV: Từ kết luận trên gv yêu cầu hs thực
hiện câu hỏi C8
GV: Lưu ý lấy một số ví dụ thực tế để cho hs hiểu rõ hơn về tác dụng của lực
HS: C3: Khi ta đột nhiên buông tay không giữ yên xe nữa ,ta thấy lo xo lá tròn đã tác dụng lên xe một lực đẩy làm cho xe chuyển động.
HS: C4: Kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây làm cho chiếc xe dừng lại .
HS : C5: kết quả của lực mà lò xo tác
dụng lên hòn bi khi va chạm là viên bi 
chuyển động theo một hướng khác (hoặc viên bi bị bẩn khỏi mặt phẳng nghiêng)
HS: Kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên lò xo đã làm cho lò xo biến dạng. HS: C7: a......(1) biến đổi chuyển động của xe.
 b.....(2) biến đổi chuyển động của xe.
 c.....(3) biến đổi chuyển động 
của hòn bi.
 d.....(4) biến dạng lò xo
IV. Củng cố:
Gv yêu cầu hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 7.1 đến 7.5.
 Ngày 8 tháng 11 năm 2006.
 Tiết 8: Trọng lực- Đơn vị Lực .
I. Mục tiêu: 
Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì.
Nêu được phương và chiều của lực.
Trả lời được câu hỏi đơn vị đo cường độ lực là gì.
Sữ dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng. 
II. Chuẩn bị:
Một giá treo .
Một quả nặng 100g có móc treo .
Một lo xo.
Một dây dọi.
Một khay nước.
Một chiếc e ke.
III. Hoạt động dạy học:
 Bài củ: Nêu kết quả tác dụng của Lực?
-Làm bài tập 7.1, 7.3
 Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Thông qua tình huống ở đầu bài để đưa hs đến nhận thức là Trái đất hút tất cả mọi vật .Vấn đề đặt ra là làm thí nghiệm để khẳng định điều đó.
HS: lắng nghe và đọc sgk.
HĐ2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực:
Thí nghiệm:
GV: Bố trí thí nghiệm hình 8.1, yêu cầu hs quan sát, sau đó đọc câu hỏi C1,thảo luận câu trả lời.
GV: Lưu ý: phải chỉ rõ cho hs thấy được lực tác dụng kéo dãn lò xo chính là trọng lực mà trái đất tác dụng vào quả nặng, đã truyền đến lò xo.
GV: Cầm viên phấn lên cao rồi buông tay ra, yêu cầu hs trả lời câu hỏi C2
HS: C1: Lò xo có tác dụng vào quả cân một lực, lực đó có phương dọc theo lò xo và có chiều từ dưới lên trên. Quả nặng vẫn đứng yên vì có một lực khácđã tác dụng vào, lực này có phương trùng với phương của lực mà lò xo sinh ra, chiều từ trên xuống dưới(hai lực này cân bằng).
HS: C2: có một lực tác dụng lên viên phấn , lức có phương trung với phương chuyển động của viên phấn và chiều từ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Từ 2 thí nghiệm trên, gv tổ chức cho hs thảo luận để đưa ra được kết luận: Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật.Sau đó yêu cầu hs hoàn thành câu hỏi C3 
2.Kết luận .
GV: Thông báo cho hs hai KL trong sgk và yêu cầu viết vào vở .
trên xuống dưới
HS: C3:- ..........(1)cân bằng........(2)Trái đất
- ...........(3)biến đổi.......(4)lựchút........ (5) trái đất .
HS: a) Trái đất tác động lực hút lên mọi vật , lực này gọi là trọng lực .
 b) Trong đời sống hằng ngày nhiề khi người ta còn gọi trong lực tác dung lên một vật là trong lượng của vật 
HĐ3: Tìm hiểu phương và chiều của trong lực
1.Phương và chiề của trọng .
GV: Bố trí thí ngiệm hình 8.2 , giới thiệu cho hs thấy được phương cả dây dọi là phương thẳng đứng , sau đó yêu cầu hs trả lời câu hỏi C4.
Kết luận .
GV: Yêu cầu hs hàn thành câu hỏi C5 .
HS: C4: a....... (1) cân bằng........ (2) dây dọi .........(3) thẳng đứng 
 b........ ( 4) từ trên xuống dưới 
HS : C5 : trọng lực có phương thẳng đứng và có chiề từ trên xuống dưới
HĐ4: Tìm hiểu về đơn vị lực
GV: Yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk 
HS: -Đơn vị lực là Niu tơn ký hiệu là N 
 -Trọng lượng của quả cân 100g tương đương với 1N
 - -Trọng lượng của quả cân 1 Kg tương đương với 10N
HĐ5: Vận dụng
GV: Cho hs làm thí nghiệm và trã lời câu hỏi C6 .
GV: Yêu cầu hs đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong sgk . 
HS: C6: Ta dùng thước êke dựng một đường vuông góc với phương nằm ngang 
IV. Củng cố:
Gv yêu cầu hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 8.1 đến .5.
- Đọc mục “ Có thể em chưa biết ’’
 Ngày 9 tháng 11 năm 2006.
 Tiết 9: Kiểm tra .
I. Mục tiêu: 
 -Kiểm tra các kiến thức lý thuyết đã học .
 -Kiểm tra mức độ vận dụng vào bài tập của HS 
 Đề ra:
Câu 1. Hãy chọn câu trả lời đúng. Bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?
Một gói bông.
Một bát gạo.
Một hòn đá.
5 viên phấn. 
 Câu2 . Dùng hai tay kéo hai đầu một sợi dây cao su cho dây dãn dài ra. Những cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng? Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Lực do dây cao su tác dụng vào tay ta và lực do tay ta tác dụng vào dây cao su.
Lực do hai tay ta tác dụng vào hai đầu dây cao su.
Cả hai kết luận A và B đều đúng.
Cả hai kết luận A và B đều sai.
Câu 3. Chọn các từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Một cái búa đóng vào một cái đinh. Búa đã tác dụng vào đinh một........
Người ta đo ....................................của một vật bằng cân. Đơn vị đo là..............
Giới hạn đo của thước là ...................lớn nhất ghi trên thước.
Câu 4. Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.
Câu 5. Lực nào làm quả chanh rơi xuống?. Lực đó có phương và chiều như thế nào?.Hãy giải thích tại sao quả chanh lại bị rơi xuống?
Đáp án và thang điểm :
Câu 1 : Câu đúng là câu C . (1điểm ) .
Câu 2 : Câu đúng là câu B . (2 điểm ) .
Câu 3 : (2 điểm ) . Mỗi câu 0,5 điểm . a) lực ; b) khối lượng , Kg ; c ) Độ dài .
Câu 4 : (2 điểm ) . TD : Tuỳ thuộc vào ví dụ của hs .
Câu 5 : (3 điểm ) . – Trọng lực ( 1 điểm ) 
Có phương thẵng đứng chiều từ trên xuống dưới (1 điểm ) .
Do trọng lực của quả chanh .( 1 điểm) . 
 Ngày 15 tháng 11 năm 2006.
 Tiết10: Lực đàn hồi .
I. Mục tiêu: 
Nhận biết ... át hình vẽ 16.2.Sau đó GV phát cho mỗi nhóm 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động,yêu cầu hs trả lời câu hỏi C1.
GV:Cho hs nhận xét sự khác nhau cơ bản của ròng rọc cố định và ròng rọc động.
HS: C1: Cấu tạo ròng rọc:
H16.2a: 1 bánh xe có rãnh để vắt dây qua. Trục của bánh xe được mắc cố định( treo trên xà). Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.
H16.2b: 1 bánh xe có rãng để vắt dây qua. Trục của bánh xe không được mắc cố định. Khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.
HĐ3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu các nhóm trưởng nhận dụng cụ, sau đó nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn ở mục C2 và bằng hình vẽ 16.3 ,16.4 ,16.5
GV: Yêu cầu các nhóm trưởng điền kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả(gv kẽ sẵn)
GV: Từ bảng kết quả thí nghiệm. 
Thí nghiệm:
HS: Các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm
Nhận xét:
HS: Điền kết quả vào bảng
Nhóm1
Nhóm2
Nhận xét
Hình 16.3
Chiều cùa Fk
Cường độ của Fk
Hình 16.4
Chiều cùa Fk
Cường độ của Fk
Hình 16.5
Chiều cùa Fk
Cường độ của Fk
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV:Điều khiển các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến ,trả lời câu hỏi C3
GV: Yêu cầu hs làm việc cá nhân ,trả lời câu hỏi C4
HS:C3: a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là khác nhau(ngược nhau). Độ lớn của 2 lực này như nhau.
b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động.
3.Rút ra kết luận:
HS: C4: a. .........(1)cố định.........
 b. .........(2)động............
HĐ4: Ghi nhớ và vận dụng:
GV: Yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C5
GV: Từ các ví dụ được thảo luận ở câu C5, yêu cầu hs trả lời câu hỏi C6
GV: Yêu cầu hs quan sát hình vẽ 16.6 .Trả lời câu hỏi C7.
HS: C5: - Ròng rọc được sử dụng trong xây dựng(đưa vật liệu lên cao..)
Trong các cửa cuốn, kéo rèm của, cần cẩu...
HS: C6: - Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi về hướng)
Ròng rọc động được lợi về lực.
HS: C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn ,vừa được lợi về hướng của lực kéo.
Củng cố:
Giới thiệu phần có thể em chưa biết .
Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ và ghi lại vào vở.
Về nhà làm bài tập và học bài .
 Ngày 22 tháng 1 năm 2007.
Tiết20: Ôn tập chương I
 Mục tiêu:
 -Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. 
 -Cũng cố và đánh giá sự sự nắm vững kiến thức và kỹ năng.
 Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs:
- Một số dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt; kéo cắt tóc; kéo cắt kim loại....
Hoạt động dạy học:
Bài củ: Chỉ rõ lợi ích của mặt phẳng nghiêng?
Bài mới:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ1: Ôn tập.
GV: Yêu cầu hs làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi từ 1 đến 13.
HS: trả lời.
1. a. Thước.
Bình chia độ.
Lực kế.
Cân
 2. Lực
Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật 
Hai lực cân bằng.
Trọng lực hay trọng lượng
Lực đàn hồi.
Khối lượng của kem giặt trong hộp.
Khối lượng riêng.
Mét(m). Mét khối (m3), Niutơn(N), Kilôgam(kg), Kilôgam trên mét khối (kg/m3)
p=10.m
D=
Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
Ròng rọc, Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy.
HĐ2: Vận dụng.
GV: Yêu cầu hs vận dụng phần kiến thức trong chương để trả lời các bài 1 đến bài 6.
HS: Làm bài
Bài1: 
Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày
Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh. Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.
Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.
Bài2: câu C
Bài3: Cách B
Bài4: a. Kg/m3 ; b. N ; c. kg ; d. N/m3 ; e. m3
Bài6: a. Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
b. Vì để cắt giấy hoặc cắt tóc chỉ cần có lực nhỏ nên tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm mà lực từ tay ta vẫn có thể cắt được.Bù lại ta được điều lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài trên tờ giấy.
HĐ3: Trò chơi ô chữ.
GV: vẽ ô chữ lên bảng , sau đó điều khiển cả lớp chơi
HS: a. Ô chữ theo hàng ngang.
Trọng lực.
Khối lượng.
Cái cân.
Lực đàn hồi.
Đòn bẩy.
Thước dây
b. Từ theo hàng dọc là: Lực đẩy.
Củng cố:
Hướng dẫn hs củng cố lại các vấn đề lý thuyết. 
Hướng dẫn hs làm một số bài tập trong sách bài tập.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài chương II.
 Ngày 28 tháng 1 năm 2007.
Chương II: Nhiệt học.
Tiết21: Sự nở vì nhiệt của vật rắn.
Mục tiêu:
Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ :
- Thể tích ,chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của vật rắn.
Biết đọc các biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết.
Chuẩn bị :
 - Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại.
 - Một đèn cồn.
 - Một chậu nước.
 - Khăn lau khô, sạch. 
Các hoạt động dạy học:
Bài củ: Ròng rọc có mấy loại? lợi ích của nó đối với con người như thế nào?
Bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Tổ chức tình huống học tập như sgk
HS: Đọc sgk
HĐ2: Thí nghiệm vế sự nở vì nhiệt của chất rắn.
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 18.1 .Đọc thông tin ở mục 1, sau đó đưa ra dự đoán
GV: Làm thí nghiệm ,hs quan sát. Sau khi làm xong các thí nghiệm ,hướng dẫn hs thảo luận để trả lời câu hỏi C1, C2.
GV: Yêu cầu hs thiết kế một thí nghiệm khác chứng minh chất rắn gặp nóng nở ra.
Thí nghiệm:
HS: Dự đoán quả cầu lọt qua hoặc 
không lọt qua vòng kim loại.
Trả lời câu hỏi:
HS: C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
 C2: Quả cầu co lại khi lạnh đi.
HĐ3: Rút ra kết luận.
GV: Hướng dẫn hs điền từ thích hợp vào chỗ trống .Điều khiển cả lớp thảo luận về kết quả điền từ
GV: Giới thiệu một số ứng dụng sự nở dài trong đời sống và kỷ thụât.
HS: C3: a. .......(1)- tăng.........
........(2) – lạnh đi.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
HĐ4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
GV: Giới thiệu bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau trong sgk. Yêu cầu hs trả lời câu hỏi C4.
GV: Có thể thiết kế thí nghiệm với 3 thanh nhôm ,đồng ,sắt.
HS: C4: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất rồi đến đồng ,sắt.
HS: Chú ý quan sát,ghi chép.
HĐ5: Vận dụng.
GV: Yêu cầu hs đọc ccâu hỏi C5, C6, C7, sau đó hướng dẫn hs thảo luận để đưa ra câu trả lời đúng.
HS: C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng ,khâu nở ra để dễ lắp vào cán ,khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
C6: Nung nóng vòng kim loại.
C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên ,thép nở ra ,nên thép dài ra.(Tháp cao lên)
Củng cố:
Yêu cầu hs làm bài tập về nhà từ 18.1 đến 18.5.
Đọc phần “có thể em chưa biết”
Mỗi nhóm hs chuẩn bị 2 khăn lau khô cho tiết học sau.
 Ngày 15 tháng 1 năm 2007.
Tiết22: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Mục tiêu:
1:Ttìm được thí dụ thực tế về các nội dung sau đây.
-Thể tích chất lỏng tăng khi nó nóng lên,giảm khi nó nguội đi
-Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2.Giảithích đươc một số hiện tượng đơn giãn về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
3.Làm được thí nghiệm đơn giản hình 19.1 ,19.2 SGK từ đó rút ra kết luận
 II .Chuẩn bị
-Chuẩn bị cho mổi nhóm HS :Một bình thuỷ tinh đáy bằng,một ống thuỷ tinh thẳng có thành dày, một nút cao su có đục lổ, mọt chậu thuỷ tinh hoặc nhựa, nước có pha màu, một phích nước nóng
 III. Các hoạt động dạy học chũ yếu 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1:Kiễm tra
?Các chất rắn nở ra khi nào?co lại khi nào?
-?Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào với nhau?Lờy ví dụ?
-HS lên bảng trả lời
-Các HS khác nhận xét
-Chốt lại cho điểm HS
 -Hoạt động 2:Bài mới(Đặt vấn đề)
GV dựa vào mẩu đối thoại ở phần đầu bài SGK
 -Hoạt động 3:Làm tí nghiệm xem nước có nở ra không?
GV .Hướng dẩn học sinh làm thí nghiệm
?Em hảy quan sát thí nghiệm xem có hiện tượng gĩ xẩy ravới mực nước trong ống khi đặt vào bình vào chậu nước nóng?Giãi thích?
?Nếu sau đó đặt vào chậu nước lạnh thì có hiện tượng gì xẩy ra với mực nước trong ốngthuỷ tinh?
 Hãy dợ đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng
-?Hãy quan sát hình 19.3 mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau rút ra nhận xét?
HS.Theo dỏi tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẩn của giáo viên
Trẩ lời C1.Mực nước dâng lên,vì nước nóng lên,nở ra
C2 Mực nước hạ xuống,vì nước lạnh đi ,co lại
HS các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
 Hoạt động 4 .Rút ra kết luận
Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chổ trống
 -Tăng 
 -Gảm
 -Giống nhau
 -Khác nhau
a)Thể tích nước trong khinóng lên,.khi lạnh đi
b)Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt.
HS điền vào chổ trống
 -Hoạt động 5.Vận dụng
 (Hướng dẩn về nhà)
 -HS vận dụng câu C5-C6-C7
-Các chất lỏng nở vì nhiệt như thế nào so với chất khí?,lấy ví dụ?
 Ngày soạn
Tiết23: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Mục tiêu:
1.Tìm được thí dụ thực tế về hiện tương thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên ,giảm khi nguội đi
2.Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí
3.Làm được thí nghiệm giải thích được hiện tượng, rút ra được kết luận
Chuẩn bị
 Quã bóng bàn không thủng ,phích nước nóng,cốc,nước màu ,bình 
 Thuỷ tinh đáy băng có nút cao su đục lổ để luần ống thuỷ tinh rỗng 
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1 .Kiểm tra
 ?Nêu sự nở vì nhệt của chất lỏng chất khí ?Rút ra nhận xét
 HS:trả lời.
 Hoạt động 2:Tổ chức tình huống học tập
GV.Làm thí nghiệm quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên
Bài học hôm nay giúp chúng ta biết điều đó
? Tại sao khi bỏ vào nước nóng lại phồng lên?Nếu quả bóng bàn bị vỡ có phồng lên được hay không?
HS nghe,nhìn giáo viên làm thí nghiệm dự đoán phương án trả lời
HS Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán trên
 Hoạt động3.Bài mới
1.Chất khí nở ra khi nóng lên
GV làm thí nghiệm HS quan sát và làm theo sự hướng dẩn của giáo viên
GV.Hướng dấn HS cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm,giúp đở HStrả lời câu hỏi SGK
HS làm theo nhóm cá nhân trả lời năm câu hỏi ở mục 2
Cá nhân tham gia thảo luận theo sự hướng dẩn của giáo viên
Đại diện nhóm HS lên trình bày các HS khác thảo luận rút ra nhận xét
 Hoạt động 3.Vận dụng kết quả trên giải 
 Thích các hiện tượng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ly 6.1.doc