Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 49: Phép trừ hai số nguyên - Năm học 2009-2010 (Bản 2 cột)

Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 49: Phép trừ hai số nguyên - Năm học 2009-2010 (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu :

 1. Về kiến thức

- Hiểu được phép trừ trong Z, biết tính đúng hiệu 2 số nguyên. Phát huy trí tưởng tượng trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một hiện tượng toán học liên tiếp và tương tự.

2.Về kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng tính chính xác, nhanh. Tính kiên trì, cẩn thận trong quá trình tính toán.

3.Về thái độ

- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực , tự giác.

- Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn học

II. Chuẩn bị của Gv và Hs:

1. Chuẩn bị của Gv : Giáo án, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của Hs : Kẻ trước bảng sử dụng 50 và bài tập điền bằng bút chì. Học bài cũ, làm bài tập về nhà.

III. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Đề bài

GV: Gọi 1 học sinh giải bài 45(Tr80- SGK).

Hùng nói rằng có 2 số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng? Vân khẳng định không thể có như vậy? Vậy bạn nào đúng vì sao? Đáp án

Bài 45 (SGK - 80)

Hùng nói đúng. Vì 1 số nguyên + với 1 số nguyên âm luôn nhỏ hơn chính nó.

VD: 5 + (-3) = 2 <>

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 20Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 49: Phép trừ hai số nguyên - Năm học 2009-2010 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6 /12/2009
 Ngày giảng - 6A:9/12/2009
 - 6B:9/12/2009 
Tiết 49: Phép trừ hai số nguyên
I. Mục tiêu :
 	1. Về kiến thức 
- Hiểu được phép trừ trong Z, biết tính đúng hiệu 2 số nguyên. Phát huy trí tưởng tượng trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một hiện tượng toán học liên tiếp và tương tự.
2.Về kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng tính chính xác, nhanh. Tính kiên trì, cẩn thận trong quá trình tính toán.
3.Về thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực , tự giác.
- Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn học
II. Chuẩn bị của Gv và Hs: 
1. Chuẩn bị của Gv : Giáo án, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của Hs : Kẻ trước bảng sử dụng 50 và bài tập điền bằng bút chì. Học bài cũ, làm bài tập về nhà.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ(5’) 
Đề bài
GV: Gọi 1 học sinh giải bài 45(Tr80- SGK).
Hùng nói rằng có 2 số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng? Vân khẳng định không thể có như vậy? Vậy bạn nào đúng vì sao?
Đáp án
Bài 45 (SGK - 80)
Hùng nói đúng. Vì 1 số nguyên + với 1 số nguyên âm luôn nhỏ hơn chính nó. 
VD: 5 + (-3) = 2 < 5
 ĐVĐ: 5 + (-3) = 2 Vậy 5 - (-3) =?. Để giải quyết vấn đề này ta đi vào tiết hôm nay.
2.Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1:Hiệu của hai số nguyên(15’) 
GV: Ta đã biết, khi trừ 2 số tự nhiên a và b thì điều kiện a > b. 
Vậy khi trừ 2 số nguyên a và b ta cần điều kiện gì không?
- Các nhóm quan sát bảng phụ và dự đoán kết quả tương tự ở 2 dòng cuối?
- Các nhóm báo cáo kết quả và so sánh với bài của ban?
GV: Vậy qua bài toán trên em hiểu phép trừ 2 số nguyên được tính như thế nào?
HS: 2 học sinh nhắc lại nội dung quy tắc?
GV: Như vậy hiệu hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b.
HS: N/cứu VD SGK - 81.
GV:
Nhiệt độ giảm đi 30 C có nghĩa là gì?
(Giảm 3 độ có nghĩa - 3 0C hay + với (-30 C) => Nhận xét SGK.
Hoạt động2: Ví dụ(8’)
GV: Hôm qua nhiệt độ ở SaPa là 30 C hôm nay nhiệt độ giảm xuống 40 C. Hỏi nhiệt độ hôm nay = ?
Muốn tính nhiệt độ hôm nay ta làm ntn?
GV: Phép trừ trong N khi nào thực hiện được? Điều này có còn đúng trong Z không?
1. Hiệu của hai số nguyên 
? 
3 - 1 = 3 + (-1) 2 - 2 = 2 + (-2)
3 - 2 = 3 + (-2) 2 -1 = 2 + (-1)
3 - 3 = 3 + (-3) 2 - 0 = 2 + 0
3 - 4 = 3 + (-4) 2 - (-1) = 2 + 1
3 - 5 = 3 + (-5) 2 - (-2) = 2 + 2
* Quy tắc: (SGK - 81)
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b.
Hiệu của hai số nguyên a và b vẫn kí hiệu là a - b và đọc là a trừ b.
a - b = a + ( - b)
* Ví dụ: 
Tính:
3 - 8 = 3 + (-8) = - (8 - 3 ) = -5
(-3) - (-8) = (-3) + 8 = 8 - 3 = 5
* Nhận xét: (SGK - 81)
2. Ví dụ: 
Giải:
Do nhiệt độ giảm đi 40 C nên nhiệt độ hôm nay là:
3 0C - 40 C = 30 C + ( -40 C) = -10 C.
Đáp số: -10 C.
* Nhận xét: 
Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn trong Z phép trừ luôn luôn thực hiện được.
3.Củng cố , luyện tập(15’)
GV: Gọi 3 em học sinh lên bảng giải 3 bài tập 47, 48, 49. Dưới lớp chia làm 3 nhóm cùng giải. Sau đó so sánh kết quả và đánh giá cho điểm?
HS1: Làm bài 47
HS2: Làm bài 48.
HS3: Làm bài 49
GV: Qua 48 có nhận xét gì về hiệu của 1 số với 0?
Hiệu của 0 và 1 số =?
? Nếu nói hiệu 2 số nguyên luôn nhỏ hơn số bị trừ đúng hay sai? Vì sao?
Các nhóm so sánh kết quả điền ô trống rút ra được đáp án đúng?
Bài 47(Tr82-SGK )
 Tính:
a. 2 - 7 = 2 + (-7) = -5
b. 1 - (-2) = 1 + 2 = 3
c. (-3) - 4 = (-3) + (-4) = -7
d. (-3) - (-4) = (-3) + 4 = 1
Bài48(Tr82-SGK)
 Tính:
a. 0 - 7 = 0 + (-7) = -7
b. 7 - 0 = 7 + 0 = 7
c. a - 0 = a
d. 0 - a = -a
Bài 49(Tr82-SGK)
 Điền số thích hợp vào ô trống: 
a
-15
2
0
-3
-a
15
-2
0
-(-3)
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
Về học bài làm bài 50 -> 54 SGK. Chuẩn bị máy tính.
Hướng dẫn bài52(Tr82-SGK)
Để tính tuổi thọ của nhà Bác học Acsimet các em chỉ cần thực hiện phép tính: 
- 212 - (-287) = -212 + 287 = 75
=====================

Tài liệu đính kèm:

  • docT49.doc