Giáo án môn Sinh học lớp 7 - Tuần 1 đến tuần 19

Giáo án môn Sinh học lớp 7 - Tuần 1 đến tuần 19

Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

Chứng minh được thế giới động vật đa dạng phong phú về số lượng loài và môi trường sống.

 2.Kĩ năng

Rèn luỵên kỹ năng quan sát so sánh.

 Kỹ năng hoạt động nhóm.

 3.Thái độ:

 Tự hào về đất nước giàu có

 Biết bảo vệ động vật quý hiếm và môi trường sống của chúng.

 

doc 78 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 7 - Tuần 1 đến tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 
71
72
Vắng
Tuần 1
Tiết 1
MỞ ĐẦU
BÀI 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG 
VÀ PHONG PHÚ
I/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
Chứng minh được thế giới động vật đa dạng phong phú về số lượng loài và môi trường sống.
 2.Kĩ năng
Rèn luỵên kỹ năng quan sát so sánh.
 Kỹ năng hoạt động nhóm.
 3.Thái độ:
 Tự hào về đất nước giàu có
 Biết bảo vệ động vật quý hiếm và môi trường sống của chúng.
II/Chuẩn bị của GV-HS:
GV: Hình vẽ H1.1 à1.4 phóng to
 Tranh động vật.
 Bảng phụ 
HS: Xem bài trước ở nhà.
III/Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 2.Bài mới:
Hoạt động GV-HS
Nội dung
Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1,quan sát H1.1 &1.2 trang 5;6 trả lời câu hỏi: - Động vật có số lượng loài như thế nào? kích thước
-Cá nhân đọc thông tin và trả lời câu hỏi
-Hiện nay động vật có khoảng 1,5 triệu loài, kích thước khác nhau.
2-3 HS trả lời,các HS bổ sung
-Ghi tóm tắt ý kiến HS
-Yêu cầu HS làm bài tập V
+ Kể tên các động vật thu được khi:
Tát 1 ao cá?
Đom đó qua 1 đêm ở đầm hồ?
Ban đêm trên cánh đồng có những động vật nào phát ra tiếng kêu?
-Qua thông tin phần 1 em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong,đàn bướm?
àThế giới động vật đa dạng như thế nào?
-Yêu cầu nêu được số lượng cá thể trong 1 loài rất nhiều.
-Mở rộng:một số động vật được con người thuần hóa ->nhiều dạng khác
-Kết luận.
Yêu cầu HS quan sát kỹ H1.4 và hoàn thành bài tập điền từ
-Cá nhân đọc Ñ,quan sát tranh ->làm bài tập
-Treo tranh H1.4 phóng to và hoàn thiện kiến thức.
1-2 HS sửa nhanh bài tập
-Mở rộng: động vật còn sống ký sinh trên cơ thể động thực vật:giun, sán sống trong ruột người và động vật -> rận, bọ chét sống trên cơ thể động vật 
àVậy động vật sống trong những môi trường nào?
Y/c nêu được:
+Nước:cá ,tôm
+Trên cạn: hươu, vượn, hổ, báo
+Trên không: các loài chim, bướm
-Y/c HS thảo luận và làm bài tậpÑ tr8
+Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
+Nguyên nhân khiến cho động vật vùng nhiệt đới đa dạng phong phú hơn đv vùng ôn đới & vùng nam cực?
+Động vật(đv) nước ta có đa dạng phong phú không?
-Y/c HS nêu 1 số đặc điểm thích nghi với môi trường sống của động vật?
-Cho HS thảo luận toàn lớp
Thảo luận nhóm-> hoàn thành bài tập
+Chim cánh cụt có bộ lông rậm, lớp mỡ dày, chăm ssóc trứng & con non tốt.
+Vùng nhiệt đới nhiệt đới độ ẩm, thực vật pt -> thức ăn nhiều, môi trường sống đa dạng
+Nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới, phía Đông giáp biển, rừng nhiều àđv pt phong phú.
-HS nêu VD
+Lạc đà có bướu chứa nước.
+Cá thờn bơn, tắc kè thay đổi màu da theo môi trường
-GD:
+Động vật có số lượng loài và số lượng cá thể lớn song có 1 đv được đưa vào “sách đỏ”?
+Chúng ta phải làm gì để thế giới đv mãi mãi đa dạng, phong phú?
-Gọi 1 HS đọc tóm tắt
I-Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể
Thế giới động vật xung quanh ta rất đa dạng, phong phú về
-Số lượng loài.
-Số lượng cá thể trong loài.
-Kích thước cá thể
II-Đa dạng về môi trường sống
Động vật phân bố ở khắp các môi trường: nước ( nước mặn, nước lợ, nước ngọt), trên cạn, trên không, môi trường ký sinh nhờ có sự thích nghi cao với môi trường sống
IV/ Củng cố - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1.Củng cố: 
-Hãy kể những đv thường gặp ở địa phương em, chúng có đa dạng, phong phú không?
-Thế giới động vật đa dạng, phong phú như thế nào?
2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học bài & trả lời câu hỏi trong SGK
 -Chuẩn bị bài 2: Ôn lại kiến thức cấu tạo TBTV
Lớp 
71
72
Vắng
Tuần 1
Tiết 2
BÀI 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật
- Kể tên được các ngành động vật
 2.Kĩ năng
- Rèn luỵên kỹ năng:
- Quan sát-so sánh- phân tích- tổng hợp
- Hoạt động nhóm.
 3.Thái độ:
 - Yêu quý & bảo vệ đv có ích
- Phòng trừ, tiêu diệt đv gây hại
II/Chuẩn bị của GV-HS:
GV:- Hình vẽ H.2.1 & 2.2 phóng to
 - Bảng phụ
HS: Xem bài trước ở nhà.
 Ôn lại kiến thức cấu tạo TBTV
III/Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Thế giới động vật đa dạng, phong phú như thế nào?
- Động vật sống ở những môi trường nào? 
 2.Bài mới:
Hoạt động GV-HS
Nội dung
-GV treo tranh H2.1, hướng dẫn HS quan sát và hoàn thành bảng 1 tr9 SGK.
-HS quan sát tranh vẽ, đọc chú thích để ghi nhớ kiến thức.
-Treo bảng phụ:so sánh động vật với thực vật.
-> gọi HS lên điền bảng.
-2.3 HS lên ghi bảng, cả lớp theo dõi và bổ sung
GV chỉnh sửa và thông báo kết quả.
-Y/c HS thảo luận
+Động vật giống thực vật ở điểm nào?
-Các nhóm dựa vào bảng thảo luận yêu cầu nêu được
+Giống nhau: có cấu tạo từ tế bào lớn lên & sinh sản
+ Khác nhau: động vật có khả năng dị dưỡng,di chuyển cơ hệ thần kinh & giác quan, không có xenlulôzơ.
-Gọi đại diện các nhóm báo cáo.
-Đại diện 2 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Gv: động vật, thực vật đều là cơ thể sống
-Y/c HS làm bài tập mục II.
-HS làm bài tập trong VBT: chọn 3 đặc điểm của động vật
-Gọi HS trả lời và ghi bảng, HS khác bổ sung.
-GV nêu kết quả ô 1.3.4
-HS sửa bài tập.
-Vậy động vật có những đặc điểm chung nào?
-HS rút ra kết luận
Y/c 1 HS đọc thông tin mục III tr10
-Nhấn mạnh 2 ý:
+Giới động vật được thành 20 ngành, thể hiện H2.2 SGK tr 12
+ Chương trình SH7 chỉ học 8 ngành cơ bản
-Y/c HS hoàn thành bài tập bảng 2
-Các nhóm trao đổi để hoàn thành bài tập
-Đại diên các nhóm lên ghi bảng
-Treo bảng phụ, gọi HS lên sửa bài
Các nhóm khác bổ sung
Qua bảng 2 em có nhận xét gì về vai trò của đv?
-Y/c nêu được:
+Có lợi nhiều mặt
+Gây tác hại với con người.
-GV kết luận
-1hs đọc tóm tắt
1. Phân biệt động vật vơi thực vật:
a.So sánh động vật với thực vật:
* Giống:
-Đều là cơ thể sống
-Có cấu tạo từ tế bào
-Có lớn lên và sinh sản.
* Khác: Động vật khác thực vật:
-Tế bào không có vách bằng xen lulôzơ
-Có khả năng di chuyển
-Có hệ thần kinh và giác quan.
-Dị dưỡng
II- Đặc điểm chung của động vật :
Động vật có những đặc điểm để phân biệt với thực vật:
-Có khả năng di chuyển
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Chủ yếu là dị dưỡng -
III- Sơ lược phân chia giới động vật
Giới động vật ngày nay được xếp 20 ngành gồm 2 nhóm:
+Động vật không xương sống
+Động vật có xương sống
Chương trình SH7 nghiên cứu 8 ngành cơ bản:
-Ngành ĐVNS
-Ngành Ruột khoang
-Các ngành giun: Giun dẹp,Giun tròn,Giun đốt.
-Ngành Chân khớp
-Ngành ĐVCXS
IV-Vai trò của động vật
 Động vật có vai trò quan trọng
+Cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, da, lông -Dùng làm TN, nghiên cứu Khoa học, yhử nghiệm thuốc
-Hổ trợ cho con người trong lao động, giải trí
*Tác hại: truyền bệnh cho người
IV/ Củng cố - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1.Củng cố: 
-Nêu đặc điểm chung của động vật
2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài 
 - Dọc mục” Em có biết”
Lớp
71
72
Vắng
Tuần 2
Tiết 3
CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
BÀI 4 TRÙNG ROI
I/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- HS mô tả được đặc điểm cấu tạo của trùng roi
- Nắm được cách dinh dưỡng, sinh sản, khă năng hướng sáng của chúng
- Tìm hiểu cấu tạo cuă tập đoàn trùng roi và quan hệ nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào
 2.Kĩ năng
Rèn luỵên kỹ năng quan sát-so sánh, tìm tòi kiến thức, hoạt động nhóm
 3.Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn
II/Chuẩn bị của GV-HS:
GV Hình vẽ : cấu tạo trùng roi, sinh sản và sự phân hóa bào xác của chúng
HS: Xem bài trước ở nhà.
 III/Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu đặc điểm chung của động vật
 2.Bài mới:
Hoạt động GV-HS
Nội dung
Y/C HS đọc thông tin phần 1 và quan sát H4.1 SGK tr17 trả lời câu hỏi: thường thấy trùng roi ở đâu? cách di chuyển của trùng roi?
-Dựa vào cấu tạo cho biết trùng roi có các hình thức dinh dưỡng nào?
-Dựa vào cấu tạo cho biết trùng roi có các hình thức dinh dưỡng nào?
-HS quan sát tranh và đọc thông tin -> ghi nhớ kiến thức
-Treo tranh H4.1 gọi HS lên điền ghi chú
-2HS lên ghi chú thích tranh các HS khác nhận xét bổ sung
-nhớ lại kiến thức ở bài thực hành -> trả lời câu hỏi
Y/c đọc thông tin phần 3+ quan sát H4.2 -> mô tả bằng lời 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh.
-Y/c nêu được nhân phân đôi trước -> các bào quan phân đôi -> màng ngăn theo chiều dọc -> 2 cá thể mới
-Y/C HS đọc thông 4 và bài tập Ñ tr18
- Làm bài tập trong VBT -> báo cáo kết quả
-Gọi HS báo cáo -> hoàn thiện kiến thức.
-Giảng: trùng roi xanh tự dưỡng chủ yếu nên cân có diệp lục ->hướng sáng.
-Qua các đặc điểm, em thấy trùng roi xanh gôíng và khác thực vật ở điểm nào?
Phát phiếu học tập
Giống
Khác
TV
TR
-GV sửa bài tập kiểm tra phiếu đúng
-Chuyển ý
-Y/c HS quan sát tranh 4.3 +đọc thông tin II tr18 & làm bài tậpÑ tr19
-Thảo luận nhóm -> hòan thành bài tập
-Treo bảng phụ, gọi đại diện 2 nhóm đọc kết quả điền từ
-Đại diện 2 nhóm đọc kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung
-Giảng: tập đoàn trung roi gồm nhiều cá thể liên kết nhau nhờ chốt nguyên, mỗi cá thể có 2 roi hướng ra ngoài vận động & dinh dưỡng độc lập. Đây là cầu nối giữa đv đơn bào & đa bào
I- Trùng roi xanh :
-Nơi sống trong nước ao, hồ, đàm, ruộng kể cả nước mưa
1. Cấu tạo
-Cơ thể là một tees bào kích thước gần 0.05mm
-Hình thoi, có roi, gốc roi có điểm mắt, có hạt dịp lục, hạt dự trữ, không bào co bớp
2.Di chuyển:
Roi xoáy trong nước -> cơ thể vừa tiến vừa xoay
3.Dinh dưỡng
- Nơi sáng tự dưỡng,trong tối dị dưỡng
-Hô hấp: trao đổi khí qua màng tế bào
-Bài tiết: nhờ không bào co bóp tập trung nước thừa+ sản phẩm bài tiết -> ra ngoài
4. Sinh sản
Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc
5.Tính hướng sáng
Nhờ có điểm mắt và roi -> trùng roi hướng vào chổ ánh sáng
II-Tập đoàn trung roi
-Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết lại với nhau. Chúng gợi cho ta mối quan hệ về nguồn gốc giữa đv đơn bào và đv đa bào
IV/ Củng cố - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1.Củng cố: 
- Khi di chuyển trùng roi hoạt động ra sao?
 - Trùng roi sinh sản như thế nào?
2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài “Trùng biến hình và trùng giày”
	So sánh trùng giày với trùng biến hình?
Lớp
71
72
Vắng
Tuần 2
Tiết 4
BÀI 5 TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
I/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Hs nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng & sinh sản của trùng biến hình và trùng giày
- Hs thấy được sự phân hóa chức năng trong cấu tạo của trùng giày đó là biểu hiện mầm móng của đv đa bào
 2.Kĩ năng
Rèn luỵên kỹ năng quan sát-so sánh- phân tích- tổng hợp, hoạt động nhóm
 3.Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích bộ mô ... êu các cơ quan bên trong của cá thêt hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.
2.Bài mới
1.Yêu cầu
-GV nêu y/c thực hành
-Nhận dạng được một số nội quan trên mẫu mổ và quan sát bộ xương cá.
-Rèn luyện khả năng mổ động vật có xương sống.
-Hoàn thành bảng tr107 SGK
-Kiểm tra mẫu vật dụng cụ thực hành
2.Tiến hành thực hành
-GV treo tranh H.32.3 hướng dẫn HS cách mổ.
a.Cách mổ
-Mổ theo đường 1-2-3-4 (H.32.1).
-Sau khi mổ xong quan sát vị trí tự nhiên các nội quan trên mẫu mổ.
-Quan sát H.32.1 ghi nhớ cách mổ
b.Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ
-Dựa trên tranh H.32.3 hướng dẫn HS quan sát các nội quan
Nhận dạng và xác định vị trí: lá mang, tim, dạ dày, ruột, gan, mật, các tuyến sinh dục, bóng hơi, tim, thận.
-Quan sát bộ xương cá
-Mẫu bộ não cá
c.Hướng dẫn viết tường trình
-Thư ký nhóm nắm vững cách ghi chép.
-Hướng dẫn HS điền vào bảng các nội quan của cá:
+Trao đổi nhóm, nhận xét vị trí, vai trò của từng cơ quan
+ Điền ngay vào bảng kết quả
+Kết quả bảng là bản tường trình.
-Hoàn thành bảng các nội quan của cá.
3.Hoàn thành bảng các nội quan của cá.
Thực hành theo nhóm 4-6 HS.
+Nhóm trưởng điều hành chung.
+Thư ký:ghi chép kết quả quan sát.
-Hoàn thành bảng tr 107 SGK
Hướng dẫn các nhóm mổ cá.
+Khi mổ cá cần nâng mũi kéo lên à tránh cắt phải các cơ quan bên trong
+Quan sát: quan sát đến đâu ghi chép đến đó.
-Y/C HS trao đổi hoàn thành bảng tr107
-GV thông báo đáp án đúng
Bảng: Các nội quan của cá
Tên cơ quan
Nhận xét vị trí và nêu vai trò
Mang
Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gắn vào các xương cung mang, có vai trò trao đổi khí
Tim
Nằm phía trước khoang, thân ứng với vây ngực, co bóp để thu đẩy máu đi vào động mạch à sự tuần hoàn máu.
thực quản, dạ dày, ruột gan
Phân hoá rõ rệt thành:thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật à tiêu hoá thức ăn
Bóng hơi
Trong khoang thân, sát cột sống à cá chìm nổi dễ dàng trong nước.
Thận
Hai dãi, sát cột sống à lọc từ máu các chất không cần thiết thải ra ngoài
Tuyến sinh dục
Trong khoang thân ở cá đực là 2 dãi tinh hoàn, ở cá cái là 2 buồng trứng pt trong mùa sinh sản.
Não
Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tuỷ sống nằm trong các cung đốt sống àĐiều khiển, điều hoà hoạt động cá
IV/ Củng cố - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1.Củng cố: 
-Các nhóm báo cáo thu hoạch của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét từng mẫu mổ: mổ đúng nội quan gỡ không bị nát, trình bày đẹp
-Nhận xét chung kết quả buổi thực hành
+Chuẩn bị
+Tinh thần, thái độ học tập
+Ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh ngăn nấp.
-Ghi điểm 1-2 nhóm đạt kết quả tốt.
2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Chuẩn bị bài 34 Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá
+Nêu vai trò của cá trong đời sống con người.
Lớp
71
72
Vắng
Tuần 18
Tiết 36
BÀI 34 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LỚP CÁ
I/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
-Nêu sự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống của chúng, nêu được đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương.
-Nêu được sự đa dạng của môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo và khả năng di chuyển của cá.
-Nêu được vai trò của cá đối với đời sống con người.
-Nêu được đặc điểm chung của cá.
 2.Kĩ năng
-Rèn kỹ năng quan sát – so sánh à kết luận
-Kỹ năng hoạt động nhóm.
 3.Thái độ:
-Yêu thích môn học, bảo vệ động vật có ích
II/Chuẩn bị của GV-HS:
GV:Tranh 1 số loài cá sống trong các điều kiện khác nhau.
HS: Theo sự dặn dò của GV
III/Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ
Nêu các cơ quan bên trong của cá thêt hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.
2.Bài mới
Hoạt động GV-HS
Nội dung
-Y/C HS đọc thông tin mục 1 tr110 để hoàn thành bài tập.
-Sự thu nhận thông tin mục1, H.34.1à 7 => thống nhất đáp án trong nhóm.
-Thu nhận kiến thức hoàn thành bảng trong VBT
-Gọi đại diện lên điền thông tin trên bảng phụ.
-4HS lên điền thông tin, lớp nhận xét, bổ sung.
-Giảng: do thích nghi với những điều kiện sống khác nhau à cá có cấu tạo và hoạt động sống khác nhau.
-Y/C HS quan sát H.34.1 à7 đọc kỹ phần chú thích để hoàn thành bảng tr111 SGK
-Treo bảng phụ gọi HS hoàn thành bảng.
-GV hoàn thiện kiến thức và kết luận.
-Cho HS thảo luận và cử đại diện báo cáo
-GV điều khiển hoạt động
+Cá sống ở môi trường nào?
+Cơ quan di chuyển của cá là gì?
+Cá hô hấp bằng gì?
+Nêu đặc điểm hệ tuần hoàn cuă cá?
+Đặc điểm sinh sản của cá?
+Nhiệt độ cơ thể cá như thế nào?
-Thông qua các câu trả lời rút ra đặc điểm chung
-Y/C HS đọc thông tin mục 3 tr111 và hoàn thành bài tập trên bảng phụ
-HS đọc thông tin ghi nhận kiến thức à làm bài tập
-GD: bảo vệ và phát triển đàn cá. Một số loài cá gây ngộ độc: cá nóc, mật cá trắm
-Y/C 1HS đọc tóm tắt bài.
1 Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống
a.Đa dạng về thành phần loài
-Cá có số lượng loài lớn
-Cá gồm:
+Lớp cá sụn: bộ xương bằng chất sụn
+Lớp cá xương: bộ xương bằng chất xương
b.Đa dạng về môi trường sống
cá sống trong môi trường ở những tầng nước khác nhau à có cấu tạo và tập tính sống khác nhau
2.Đặc điểm chung của cá
-Cá là động vật có xương sống, sống thích nghi hoàn toàn ở nước.
Bơi bằng vây, hô hâps bằng mang.
-Tim hai ngăn, một vòng tuần hoàn kín, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
-Thụ tinh ngoài.
-Là động vật biến nhiệt
3.Vai trò của cá
-Nguồn cung cấp thực phẩm
-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
-Góp phần bảo vệ nông nghiệp
-Cung cấp dược liệu
BT:
Stt 
Các mặt lợi ích của cá
Những ví dụ cụ thể
1
2
3
4
5
Nguồn thực phẩm
Dược liệu
Nông nghiệp
Công nghiệp
Đấu tranh tiêu diệt động vật có hại
Thịt, trứng cá, vây cá nhám, nước mắm
Dầu gan cá thu, cá nhám, xương cá, bã mắm àlàm phân
Đóng giày, cặp, giấy ráp
Ăn bọ gây hại lúa
IV/ Củng cố - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1.Củng cố: 
-Nêu tên các lớp cá và số lượng loài của chúng?
-Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt cá sụn và cá xương?
-Nêu đặc điểm chung của lớp cá?
2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
-Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 112
-Đọc mục Em có biết
-Ôn kiến thức chuẩn bị Ôn tập HKI
Lớp
71
72
Vắng
Tuần 19
Tiết 37
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
-Hệ thống kiến thức từ tiết 1 đến tiết 36
 2.Kĩ năng
-Rèn kỹ năng quan sát – so sánh –tổng hợp
 3.Thái độ:
-Có ý thức bảo vệ cá trong tự nhiên và phát triển các loài cá có giá trị kinh tế.
II/Chuẩn bị của GV-HS:
GV: Tranh ảnh có liên quan 
HS: Theo sự dặn dò của GV
III/Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ
-Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt cá sụn và cá xương?
-Nêu đặc điểm chung của lớp cá?
2.Bài mới
Hoạt động GV-HS
Nội dung
-Gv tiến hành bằng phương pháp đặt câu hỏi cho Hs trả lời, các phần phức tạp có thể cho nhóm hội ý câu trả lời đúng, một số kiến thức Gv sẽ củng cố bằng cách chốt các ý chính Hs ghi dàn ý để học
1.Trình bày đặc điểm cấu tạo của giun đũa?
2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của nhện ?
3.Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu?
4. Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của châu chấu?
5. Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
6. Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm?
7. Trình bày đặc điểm chung của lớp chân khớp, lớp cá?
8. Trình bày đặc điểm chung của lớp sâu bọ?
9. Nêu vai trò của giáp xác đối với con người và tự nhiên?
10. Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?
11. Hãy nêu vai trò của ngành Ruột khoang.
1. * Cấu tạo ngoài
- Cơ thể hình trụ dài bằng chiếc đũa (khoảng 25 cm). 
- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài: làm căng tròn cơ thể, không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa. 
* Cấu tạo trong
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.
- Khoang cơ thể chưa chính thức. 
- Ống tiêu hóa thẳng: bắt đầu từ lỗ miệng kết thúc ở hậu môn.
2. Cơ thể nhện gồm 2 phần : phần đầu – ngực và phần bụng 
*Phần đầu – ngực:
- Đôi kìm có tuyến độc
-Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông )
-Bốn đôi chân bò
*Phần bụng 
-Phía trước có đôi khe thở
-Ở giữa là lổ sinh dục 
-Phía sau là núm tuyến tơ
3.Đầu: râu, mắt kép và cơ quan miệng
-Ngực:3 đôi chân,2 đôi cánh 
-Bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở
4. Đặc điểm cấu tạo trong của châu chấu
- Hệ tiêu hoá có thêm ruột tịt,nhiều ống bài tiết đổ vào ruột sau
 - Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng. 
- Hệ tuần hoàn đơn giản, tim hình ống nhiều ngăn ở mặt lưng.Hệ mạch hở 
- Hệ thần kinh: ở dạng chuỗi hạch,có hạch não phát triển. 
5. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang 
-Cơ thể có đối xứng tỏa tròn
-Thành cơ thể đều có 2 lớp tế bào
-Tự vệ và tiến công bằng tế bào gai
-Ruột dạng túi miệng vừa nhận thức ăn vừa thải chất bã
6. Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
-Thân mềm không phân đốt
-Có vỏ đá vôi, có khoang áo
-Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản 
*Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực 
Nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển 
7. * Chân khớp
- Cơ thể có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho hệ cơ. 
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. 
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. 
* Lớp cá
Cá là ĐVCXS thích nghi đời sống hoàn toàn ở nước. 
- Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang. 
- Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. 
- Thụ tinh ngoài. Là động vật biến nhiệt. 
8. -Cơ thể có 3 phần:đầu, ngực , bụng
-Đầu có 1 đôi râu
-Ngực: có 3 đôi chân, 2 đôi cánh
-Hô hấp bằng ống khí
-Phát triển qua biến thái
9. Vai trò của giáp xác đối với con người và tự nhiên
 ä Có lợi: 
-Làm thực phẩm khô ,đông lạnh
-Nguyên liệu để làm mắm .
-Làm thực phẩm tươi sống 
 ä Có hại 
-Truyền bệnh giun sán 
-Kí sinh gây hại cá 
-Có hại giao thông đường thuỷ, các công trình ở nước.
10. Trong số các đặc điểm chung của sâu bọ, đặc điểm để phân biệt chúng với các Chân khớp khác là: có hai đôi cánh,có ba đôi chân và một đôi râu
11. Vai trò của ngành Ruột khoang
*Lợi ích:
Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
Có ý nghĩa sinh thái đối với biển
Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất. 
Làm đồ trang trí, trang sức: san hô đỏ, san hô đen
Cung cấp nguyên liệu vôi: san hô đá
Làm thực phẩm có giá trị:sứa
-*Tác hại:
Tạo đá ngầm gây trở ngại giao thông đường biển
Một số loài gây độc, gây ngứa
IV/ Củng cố - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
1.Củng cố: 
-Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?
-Hãy nêu vai trò của ngành Ruột khoang.
-Nêu đặc điểm chung của lớp cá?
2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
-Học bài 
-Ôn kiến thức Kiểm tra HKI

Tài liệu đính kèm:

  • docSH7 hk1.doc