/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:
Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm. Nêu : 3 cây có rễ cọc, 3 cây có rễ chùm.
Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ.
II/Đồ dùng dạy học:
+GV: Tranh phóng to hình 9.1, 9.2, 9.3.
Vật thật : rễ cây ngô, hành, lúa, đậu, cải .
+HS : (cây đậu, cây ngô, cây lúa, cây cải, ổi, mít .
III/Tiến trình dạy học:
Tuần 5 Tiết 9 Ngày soạn:22/09/09 CHƯƠNG II : RỄ Tiết 9 - Bài 9 : CÁC LOẠI RỄ - CÁC MIỀN CỦA RỄ I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm. Nêu : 3 cây có rễ cọc, 3 cây có rễ chùm. Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ. II/Đồ dùng dạy học: +GV: Tranh phóng to hình 9.1, 9.2, 9.3. Vật thật : rễ cây ngô, hành, lúa, đậu, cải ... +HS : (cây đậu, cây ngô, cây lúa, cây cải, ổi, mít ... III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có Ý nghĩa gì đối với thực vật ? -Bài mới: Ở những tiết học trước chúng ta đã biết cơ quan dinh dưỡng của cây : rễ, thân, lá và rễ làm nhiệm vụ giữ cho cây đứng vững hút nước và muối khoáng cho cây. Tuy nhiên, có phải tất cả các loại cây đều có bộ rễ giống nhau ? bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu. +Hoạt động 1: Tìm hiểu Các loại rễ . Mục tiêu: Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV yêu cầu HS mang mẫu vật để ra bàn theo từng nhóm. - GV yêu cầu HS quan sát các rễ cây và phân loại các rễ cây. - GV treo tranh 9.1 - GV cho HS đọc thứ 2 : yêu cầu các nhóm tiến hành làm bài tập củng cố kiến thức ở mục 1. - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện nêu kết quả quan sát. +HS thực hiện theo yêu cầu của GV. + Quan sát và ghi lại thông tin về những loại rễ khác nhau. +HS thảo luận nhóm, trao đổi thông tin, thống nhất đáp án. - HS quan sát rễ thật và so với tranh vẽ để xác định tên của các loại rễ. - HS rút ra được đặc điểm của từng loại rễ. -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.và cùng rút ra kết luận : cây có 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm. *Tiểu kết: - Cây có 2 loại rễ + Rễ cọc : rễ cái và các rễ con mọc xung quanh. Ví dụ : đậu, cải, ổi. + Rễ chùm : gồm nhiều rễ phụ mọc ra từ gốc thân. Ví dụ : lúa, ngô, hành +Hoạt động 2: Tìm hiểu Các bộ phận của rễ Mục tiêu Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV hướng dẫn HS quan sát H9.3/30 SGK từ trên xuống dưới và đối chiếu với bảng ở bên hình vẽ để nhận biết được : cấu tạo, chức năng chính từng miền ở rễ. - GV yêu cầu các em nghiên cứu về cấu tạo (vị trí các miền) chức năng các miền của rễ. - GV treo tranh câm về các miền của rễ và yêu cầu học sinh lên ghi chú. Gọi 1 vài em nêu nhận xét. +HS thực hiện theo yêu cầu của GV. +HS thảo luận nhóm, trao đổi thông tin, thống nhất đáp án. -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. *Tiểu kết Rễ cây có 4 miền: Miền trưởng thành: Có chức năng dẫn truyền Miền lông hút: Hấp thụ nước và muối khoáng Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra Miền chóp rễ: Che chở cho đầu rế IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK Phân biệt rễ cọc và rễ chùm Rễ có mấy miền ? Chức năng của mỗi miền là gì ? V/Dặn dò: Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2 tr. 31 ở SGK. Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài 10 ; kẻ sẵn bảng cấu tạo và chức năng của miền hút vào vở . VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tài liệu đính kèm: