Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 64 - Bài 52: Địa y

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 64 - Bài 52: Địa y

. Kiến thức:

 - HS nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc, nơi mọc.

 - Nêu được thành phần cấu tạo của địa y và chức năng từng thành phần.

 - Nêu được vai trò của địa y.

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết

 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham hiểu biết.

 II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

 - Tranh phóng to H52.1; H52.2

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 64 - Bài 52: Địa y", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/4/2012 Ngày giảng: 11/4/2012- Lớp 6A, 6B
Tiết 64
BÀI 52: ĐỊA Y
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- HS nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc, nơi mọc.
	- Nêu được thành phần cấu tạo của địa y và chức năng từng thành phần.
	- Nêu được vai trò của địa y.
	2. Kỹ năng:	Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết
 	3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham hiểu biết.
 II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
	- Tranh phóng to H52.1; H52.2
	- Thu thập mẫu địa y
	- Sưu tầm tranh ảnh địa y
	- Máy chiếu, que chỉ
2. Học sinh: 
	Thu thập mẫu địa y
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (7’) 
	a. Câu hỏi: 
 	Nấm có những cách dinh dưỡng nào? 
Hỏi thêm: Tại sao nấm lại có các cách dinh dưỡng đó.
b. Đáp án: 
Các cách dinh dưỡng của Nấm:
- Hoại sinh: Hút CHC có trong đất, gỗ mục, phân ĐV
- Kí sinh: Sống bám trên cơ thể sống khác
- Cộng sinh: Nấm cộng sinh với một số loại tảo.
Thêm: Vì không có điệp lục nên không tự chế tạo được CHC nên phải sống dị dưỡng
* Kiểm tra sự chuẩn bị vật mẫu của HS -> nhận xét.
*ĐVĐ: (1’)Nếu các em vào rừng để ý nhìn trên thân các cây gỗ (Cho HS quan sát)
 thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây đó chính là địa y. Vậy địa y là gì, có vai trò như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay.
	 2. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
YC HS hoạt động nhóm theo bàn, t = 3’: 
Quan sát hình dạng bên ngoài các mẫu địa y thu được, đối chiếu với H52.1 cho nhận xét về hình dạng bên ngoài của địa y.
(H52.1)
H: Địa y có những hình dạng nào.
(Hình vảy: Bản mỏng dính chặt vào vỏ cây
Hình cành: Trông giống 1 cành cây nhỏ phân nhánh)
Cho HS quan sát hình ảnh Địa y búi sợi, sừng hươu, hình lá.
H: Ngoài hai hình dạng thường gặp trên địa y còn có hình dạng nào nữa.
( búi sợi: Như búi sợi mắc vào cành cây
 sừng hươu: Giống sừng hươu
 hình lá: Giống cái lá)
YC HS hoạt động cá nhân:
 Quan sát H52.2, đọc chú thích rồi lên bảng xác định thành phần cấu tạo của địa y
( Cho 1-2 HS lên xác định)
 (Tảo: TB màu xanh
 Nấm: TB chằng chịt, không màu)
H: Địa y có cấu tạo gồm những thành phần nào
(Sợi nấm, tảo nằm xen lẫn)
H: Nghiên cứu thông tin SGK/171 cho biết sợi nấm có chức năng gì.
(Hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo)
H: Tảo có chức năng gì.
( từ nước và MK nấm cung cấp Chế tạo CHC nuôi sống tảo và nấm)
GV: Trong cuộc sống chung, nấm và tảo đều có vai trò nhất định, không bên nào lệ thuộc hoàn toàn vào bên nào, hình thức sống chung này gọi là cộng sinh. Đây là dạng sinh vật đặc biệt.
Chuyển ý: Địa y có vai trò gì trong thiên nhiên, đối với đời sống con người, động, thực vật không
Cho HS quan sát Địa y mọc trên cây, trên đá, trên đất.
H: Địa y mọc ở đâu
(mọc trên cây, trên đá, trên đất)
H: Nơi sống của địa y có đặc điểm chung gì
(Khô, cằn)
GV: Địa y phổ biến trong thiên nhiên và sống được nơi khô cằn do nó có khả năng phân huỷ đá thành đất, khi chết tạo thành mùn là thức ăn cho thực vật đến sau.
Cho QS: địa y trên đá->mùn->TV đến sau
H: Địa y có vai trò gì 
(Tiên phong mở đường: Khi sống phân huỷ đá thành đất, khi chết tạo thành mùn là thức ăn cho thực vật đến sau)
Cho QS tuần lộc, chim ăn địa y
H: Địa y có vai trò gì đối với động vật
Cho QS Địa làm thức ăn, thuốc, 
H: Địa y có vai trò gì đối với đời sống con người.
H: Địa y sống bám trên cây, nó có hại gì cho cây không
(Vỏ cây khó khăn trong hô hấp, là nơi trú ngụ của SV gây hại cho cây) -> 
1. Quan sát hình dạng, cấu tạo: (18’
- Hình dạng: 
 Hình vảy
 Hình cành
 Hình búi sợi
 Hình sừng hươu
 Hình lá 
- Cấu tạo trong: 
 + Sợi nấm: Hút nước, MK
 + Tảo: Chế tạo CHC
-> Sống cộng sinh: SGK/171
2.Vai trò: (12’)
- Phân huỷ đá thành đất, tạo mùn làm thức ăn cho TV đến sau.
- Là thức ăn cho hươu Bắc cực
- Đối với con người: chế thuốc, nước hoa, phẩm nhuộm, thức ăn, rượu.
3. Củng cố, luyện tập: ( 6’) .
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
	Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một số loạivà. Trong cuộc sống chung này tảo và nấm đều có vai trò nhất định, không bên nào lệ thuộc hoàn toàn vào bên nào. Hình thức sống đó gọi là
(tảo, nấm, cộng sinh)
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’) 
 	- Biểu diễn nội dung bài học bằng bản đồ tư duy với từ trung tâm là: Địa y
	- Sưu tầm mẫu địa y
	- Ôn tập, làm bài tập từ chương XII đến X

Tài liệu đính kèm:

  • docBài Địa y.doc