Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 39 đến tiết 45

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 39 đến tiết 45

Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:

-Kiến thức: Hiểu được thụ tinh là gì ? phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh

Nhận biết dâu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính

-Kỹ năng: quan sát, nhận biết, và làm việc theo nhóm

-Thái độ : Giáo dục ý thức trồng cây và bảo vệ cây

 

doc 14 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 39 đến tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 39
 Ngày soạn: 10/01/09
THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ 
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
-Kiến thức: Hiểu được thụ tinh là gì ? phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh
Nhận biết dâu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính 
-Kỹ năng: quan sát, nhận biết, và làm việc theo nhóm
-Thái độ : Giáo dục ý thức trồng cây và bảo vệ cây
II/Đồ dùng dạy học:
	H.31.1: Quá trình thụ phấn và thụ tinh
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự thụ tinh
Mục tiêu: Hiểu rõ thụ tinh là sự kết hợp tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục tạo thành hợp tử -> dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV yêu cầu hs mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
-> treo tranh vẽ theo sự nảy mầm và đường đi của ống phấn.
-> hạt phấn hút chất nhầy trương lên-> nảy mầm thành ống phấn
+ tế bào sinh dục chuyển dân đến đầu ống phấn 
+ ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu,
Sự thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa ?
Sự thụ tinh là gì ?
Tai sao nói thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính ?
HS thực hiện theo cầu của gv
Vài hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung
-> Sự thụ tinh xảy ra ở noãn
-> Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bao sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
-> Sinh sản hữu tính là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái 
=> Sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong thụ tinh-> là sinh sản hữu tính
*Tiểu kết: Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu Sự kết hợp và tạo quả
Mục tiêu: Thấy được sự biến đổi của hoa sau khi thụ tinh để tạo quả và hạt,
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 và trả lời các câu hỏi sau:
-Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
-Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ phận nào của hạt?
-Quả là do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?
 GV rút ra kết luận như nội dung SGK
Hs đọc thông tin ở sgk mục 3
+ Sau khi thụ tinh 
- Hợp tử -> phôi
- Noãn -> hạt chứa phôi
- Bầu -> quả chứa hạt 
- Các bộ phận khác -> héo và rụng đi
*Tiểu kết:
+ Sau khi thụ tinh 
- Hợp tử -> phôi
- Noãn -> hạt chứa phôi
- Bầu -> quả chứa hạt 
- Các bộ phận khác -> héo và rụng đi
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
­ Hãy kể những hiện tượng xảy ra trong quá trình thụ tinh ? hiện tượng nào là quan trọng nhất ?
­Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh.
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2 tr.104 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài “Các loại quả”; Chuẩn bị một số quả theo nhóm như: Đu đủ, đậu hà lan, cà chua, chanh, táo, me, củ lạc có vỏ, quả đậu đen...
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 20
Tiết 40
 Ngày soạn: 14/01/09
CHƯƠNG VII : QUẢ VÀ HẠT
	Tiết : 39	CÁC LOẠI QUẢ
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 Kiến thức:Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau .Dựa vào các đặc điểm của vỏ quả để chia thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành 
Thái độ : Có ý thức bảo vệ thiên nhiên
II/Đồ dùng dạy học:
GV: Sưu tầm trước một số quả khô và quả thịt khó tìm
HS : Chuẩn bị quả theo 4 nhóm (4-6 học sinh)
	+ Đu đủ, cà chua, táo, quất,chanh
	+ Đậu hà lan, me, phượng, bằng lăng
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh. Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tập chia nhóm các loại quả 
Mục tiêu: HS tập chia quả thành các nhóm khác nhau theo tiêu chuẩn tự chọn 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Giao nhiệm vụ cho các nhóm : Đặt quả lên bàn, quan sát kỹ => xếp thành nhóm
-Dựa vào những đặc điểm nào để chia nhóm ?
-Hướng dẫn HS phân tích các bước của việc phân chia các nhóm quả.
-Yêu cầu một số nhóm trưởng báo cáo kết quả ?
Bây giờ chúng ta sẽ chia quả theo 
+ Đặc điểm 
+ Số hạt 
+ Đặc điểm của hạt
- Đặt quả lên bàn, quan sát kỹ => xếp thành nhóm
-Quan sát vật mẫu lựa chọn đặc điểm để chia quả thành các nhóm.
-Tiến hành phân chia quả theo đặc điểm nhóm đã chọn.
-HS viết kết quả phân chia và đặc điểm dùng để phân chia. Ví dụ hình dạng, số hạt, đặc điểm của hạt.
 -Báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại quả chính
Mục Tiêu : Biết cách phân chia các quả thành nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a/ Phân biệt quả khô và quả thịt
 -GV yêu cầu HS đọc thông tin 
Xếp các loại quả thành hai nhóm,
Báo cáo kết quả đã sắp xếp
Ghi lại đặc điểm từng nhóm quả -> nhận xét bổ sung
b/Các lọai quả khô: -GV yêu cầu HS quan sát vỏ quả khô khi chín → nhận xét chia quả khô thành hai nhóm.
-Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô?
-Gọi tên hai nhóm quả khô đó?
-GV giúp HS khắc sâu kiến thức.
b/Phân biệt quả thịt 
Gọi HS đọc thông tin → tìm hiểu đặc điểm phân biệt hai nhóm quả
+ Quả mọng :
+ Quả hạch :
 -GV yêu cầu HS rút ra kết luận 
 -viết sơ đồ phân loại qủa 
-GV chốt lại kiến thức , tiểu kết.
 -HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
-Báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm. 
-Điều chỉnh sự sắp xếp các quả vào hai đĩa nếu còn sai.
HS tiến hành quan sát và phân chia các quả khô thành cácnhóm. 
+Ghi lại đặc điểm từng nhóm: Vỏ nẻ và vỏ không nẻ.
Đặt tên cho nhóm quả khô: Khô nẻ và khô không nẻ.
-Báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm. 
HS tiến hành các bước tương tự như trên.
*Tiểu kết: Dựa vào đặc điểm vỏ quả có thể chia thành hai nhóm chính là quả khô và quả thịt:
a/Quả khô chia thành 2 nhóm
+ Quả khô nẻ : Khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra .
+ Quả khô không nẻ : Khi chín khô vỏ quả không tự tách
b/Quả thịt gồm hai nhóm 
+Quả mọng : phần thịt quả dày mọng nước.
+ Quả hạch : Có hạch cứng chứa hạt bên trong.
 IV/Kiểm tra, đánh giá : 
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
-Gọi và hs lên bảng viết sơ đồ phân loại quả.
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài “Hạt và các bộ phận của hạt” Ngâm hạt đỗ và ngô cho nảy mầm và đến tiết học đem lên lớp
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 21
Tiết 41
 Ngày soạn: 01/02/09
 HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
-Kiến thức: Kể tên được các bộ phận của hạt
-Phân biệt được hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
-Biết cách nhận biết hạt trong thực tế.
-Kỹ năng: quan sát, nhận biết, và làm việc theo nhóm
-Thái độ : Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên.
II/Đồ dùng dạy học:
	 Vật mẫu: Hạt đỗ đen ngâm nước trước một ngày; Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 – 4 ngày.
	Tranh câm về các bộ hạt đỗ đen và hạt ngô.
	Kim mũi mác, lúp cầm tay.
III/Tiến trình dạy học: 
 -Kiểm tra bài cũ: Có mấy loại quả chính? Nêu đặc điểm của mỗi loại quả.
 -Bài mới: 1.Mở bài: Cây xanh có hao đều do hạt phát triển thành . Vậy chúng được cấu tạo như thế nào ? các loại hạt có giống nhau không ?
+Hoạt động 1: Các bộ phận của hạt 
Mục tiêu : Nắm được hạt gồm vỏ phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hướng dẫn học sinh bóc vỏ hai loại ngô và hạt đỗ đen dùng kính lúp quan sát -> tìm đủ các thành phần của hạt.
-> cho học sinh điền vào tranh câm
-> hạt gồm những bộ phận nào ?
 Nhận xét chốt lại kiến thức các bộ phận của hạt
Hạt gồm
Lá mầm
Thân mầm 
Rễ mầm
Chồi mầm
- Vỏ 
- Phôi
- Chất dinh dưỡng (lá mầm, phôi nhũ)
-GV nhận xét và chốt lại kiến thức về các bộ phận của hạt.
-Mỗi hs tự bóc tách 2 loại hạt
-Tìm đủ các bộ phận của mỗi hạt như hình vẽ sgk.(Thân, rễ, lá, chồi mầm).
-HS lên bảng điền lên tranh câm các bộ phận của hạt
-Vài hs phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*Tiểu kết: Hạt gồm có vỏ, phôi, và chất dinh dưỡng dự trữ.
+Phôi của hạt gồm: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
+Chất dinh dưỡng dự trữ nằm trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ.
 +Hoạt động 2:Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm
Mục Tiêu : Nắm được đặc điểm phân biệt lá 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Dựa vào tranh câm yêu cầu HS tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt ngô và hạt đỗ 
?Tìm điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
-Hạt một lá mầm khác hạt hai lá mầm là số lá mầm trong phôi.
-GV chốt lại kiến thức , rút ra tiểu kết.
Mỗi hs so sánh, phát hiện điểm giống và khác nhau giữa hai loại hạt, ghi vào vở bài tập.
- HS đọc thông tin → tìm điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu giữa hai loại đó là số lá mầm, vị trí chất dự trữ.
--Báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm. , lớp tham gia ý kiến bổ sung.
*Tiểu kết: Cây Hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm, cây Một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm 
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
­ Tìm hiểu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây 2 lá mầm và 1 lá mầm
­ Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống những hạt to, chắc, mẩy, không bị ran sứt sẹo và không bị sâu bệnh.
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 tr. 109 ở SGK.
Chuẩn bị các loại quả : Quả chò, quả ké, quả hoa trinh nữ, hạt xà cừ
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 21
Tiết 42
 Ngày soạn: 03/02/09
PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT 
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Kiến thức: Phân biệt các phát tán của quả và hạt 
Kỹ năng: Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán 
Thái độ : Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm giáo dục thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
II/Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh phóng to hình 34.1 quả chồi ké trình nữ bông băng, xà cừ, hoa sữa
HS:Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập các mẫu vật 
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau của cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm? 
 -Bài mới: 
1.Mở bài: Cây thường sống cố định một chỗ nhưng quả và hạt của chúng lại được phát tán đi xa hơn nơi nó sống. Vậy những yếu tố nào để quả và hạt phát tán được 
+Hoạt động 1: Cách phát tán của quả và hạt 
*Mục tiêu : Năm được 3 cách phát tán tự nhiên của quả và hạt đó là : Nhờ gió, tự phát tán, nhờ động vật. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS quả và hạt có trong hình 34.1
 -GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận :
?Qủa và hạt thường được phát tán ra xa cây mẹ, yếu tố nào giúp quả và hạt phát tán được.
GV ghi ý kiến của lên bảng nghe bổ sung và chố ... uyển đi xa chỗ nó sống
o Hiện tượng quả và hạt có thể vung vãi đi nhiều nơi
­ Nhóm quả và hạt thích nghi với cách phát tán nhờ động vật 
o Những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc
o Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh 
o Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật 
o Câu a và c
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3,4 tr. 112 ở SGK.
Chuẩn bị trước bài Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm; Chuẩn bị thí nghiệm 1 như hướng dẫn ở sgk/ 113
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 22
Tiết 43
 Ngày soạn:06/02/09
 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Kiến thức: Thông qua thí nghiệm học sinh phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm 
Giải thích được cơ sở khoa học củ một số biện pháp kỹ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống
Kỹ năng: Rèn kỹ năng thiết kế thí nghiệm, thực hành 
Thái độ : Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. 
II/Đồ dùng dạy học:
	HS : Làm thí nghiệm ở nhà (theo phần chuẩn bị bài trước). Kẻ bảng tường trình theo mẫu.
STT
Điều kiện thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
 ( số hạt nảy mầm)
Cốc 1
10 hạt đỗ đen để khô
Cốc 2
10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước
Cốc 3
10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm? 
 -Bài mới: 1.Mở bài: Hạt giống sau khi thu hoạnh được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi . Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt nảy mầm . Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện gì ? Muốn biết được điều đó chúng ta hãy quan sát các thí nghiệm mà chúng ta đã làm . 
+Hoạt động 1: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm 
Mục tiêu : Qua thí nghiệm HS thấy được hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Yêu cầu HS ghi kết quả thí nghiệm vào bản tường trình 
→ Tìm hiểu nguyên nhân hạt nảy mầm và không nảy mầm được ?
Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì ?
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK 114
-Làm thí nghiệm như cốc nhưng để trong hộp xốp đựng đá .
-Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm này có nảy mầm không ? Vì sao ?
+Ngoài có đủ nước, không khí hạt nảy mầm cần có điều kiện nào ?
HS ghi kết quả thí nghiệm vào bản tường trình 
+ chú ý phân biệt hạt nảy mầm với hạt chỉ bị nứt vỏ khi no nước 
→ cốc 1 hạt không nảy mầm vì thiếu nước 
→ cốc 2 không nảy mầm vì thiếu không khí 
→ cốc 3 nảy mầm vì có đủ nước, không khí 
 -Báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm. , lớp nhận xét, bổ sung.
-Không nảy mầm được vì thiếu nhiệt độ
+Cần phải có nhiệt độ thích hợp .
*Tiểu kết: Muốn cho hạt nảy mầm tốt, ngoài chất lượng hạt giống, cần có đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.
 +Hoạt động 2:: Vận dụng kiến thức vào sản xuất 
Mục Tiêu : Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật .
Mục tiêu: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK → tìm cơ sở khoa học của mỗi biện pháp 
-GV cho mỗi nhóm trao đổi thống nhất cơ sở khoa học của mỗi biện pháp.
HS đọc o, thảo luận nhóm theo từng nội dung 
=> Thông qua thảo luận → rút ra được cơ sở khoa học của từng biện pháp.
+ Gieo hạt bị mưa to ngập úng → tháo nước để thoát khí 
+ Phải bảo quản tốt hạt giống → vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được 
+ Làm cho đất tơi xốp → đủ không khí hạt nảy mầm tốt 
+ Phủ rơm khi trời rét → giữ nhiệt độ thích hợp 
*Tiểu kết: Khi gieo hạt phải làm cho đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo trồng đúng, chống hạn, chống rét, phải gieo đúng thời vụ.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Trong hai thí nghiệm chúng ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng 
Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm 
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 tr. 115 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài Tổng kết về cây có hoa. Kẻ sẵn bảng ▼ tr.116 sgk.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 22
Tiết 44
 Ngày soạn:10/02/09
TỔNG KẾT CÂY CÓ HOA 
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Kiến thức: Hệ thống hoá kiến htức về cấu tạo và chức năng của cây xah có hoa 
Tìm kiếm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn
Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá, vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt .
Thái độ : Yêu thích và boả vệ thực vật 
II/Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 36.1, 6 mảnh bìa, mỗi mảnh viết tên 1 cơ quan của cây xanh. 12 mảnh bìa nhỏ, mỗi mảnh ghi 1số 1,2,3,4,5,6 
Chuẩn bị của học sinh : Vẽ hình 36.1 vào vở bài tập. On tập kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây.
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào ?
 -Bài mới: 
1.Mở bài: Cây có hoa có nhiều cơ quan khác nhau, nmỗi cơ quan có chức năng riêng, vậy giữa cấu tạo và chức năng của chúng có mối quan hệ như thế nào ? Chúng ta đi nghiên cứu bài hôm nay.
+Hoạt động 1: Sư thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của từng cơ quan 
*Mục tiêu : Phân tích làm nổi bật mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của từng cơ quan. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng trang 116 -> làm bài tập 
→ treo tranh câm hình 36.1
→ Gọi Hs lần lượt lên điền tên vào các vị trí của các cơ quan.
+ tên các cơ quan của cây có hoa 
+ đặc điểm cấu tạo chính 
+ các chức năng chính 
Từ tranh hoàn chỉnh → các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo và chức năng gì ?
Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan. 
-HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng trang 116 -> làm bài tập 
-HS đọc bảng cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan -> lựa chọn mục tương ứng ghi vào sơ đồ của cây có hoa 
*Tiểu kết: Cây có hoa là một là thể thống nhất và có sự phù hợp giữa chức năng của các cơ quan.
+Hoạt động 2:Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan của cây có hoa 
*Mục Tiêu : Phát hiện được mối quan hệ chặt chẽ về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Yêu cầu HS đọc o mục 2, suy nghĩ trả lời các câu hỏi → thảo luận nhóm
+ Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng ?
+ Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hương tới nhau.
-Lấy ví dụ chứng minh hoạt động của một cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác.
-Rễ cây không hút nước sẽ ảnh hưởng đến quang hợp.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
 -Báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm; các nhóm khác bổ sung 
*Tiểu kết:Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK 
Kiểm tra đánh giá:
­ Cho HS giải ô chữ 
 	NƯỚC
‚	THÂN
ƒ	MẠCH RÂY
„	QUẢ HẠCH
…	RỄ MÓC
†	HẠT
‡	HOA
ˆ	QUANG HỢP 
HÀNG DỌC : CÂY CÓ HOA
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 tr.117 ở SGK.
Chuẩn bị trước bài Tổng kết cây có hoa (tt) 
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 23
Tiết 45
 Ngày soạn: 13/02/09
TỔNG KẾT CÂY CÓ HOA (tt)
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Kiến thức: HS nắm được giữa cây xanh vớ môi trường có liên quan chặt chẽ, khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh thích nghi với điều kiện sống.
Thực vật thíh nghi với điều kiện sống nó phân bố rộng rãi.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm 
Thái độ : Yêu thích và bảo vệ thực vật thiên nhiên
II/Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 36.2. Mẫu cây bèo tây
Chuẩn bị của học sinh : hình 36.2 vào vở . mẫu cây bèo tây
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: 
 -Bài mới: 1.Mở bài: Ở cây xanh, không những có sự thống nhất giữa các bộ phận cơ quan với nhau mà còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường thể hiện ở đặc điểm hình thái, cấu tạo phù hợp với môi trường. Hãy đi nghiên cứu bài hôm nay.
+Hoạt động 1: Các cây sống dưới nước 
Mục tiêu : Những cây sống dưới nước chịu ảnh hưởng của môi trường.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Quan sát 36.2 chú ý đến vị trí của lá 
+ Có nhận xét gì về hình dạng lá ở các vị trí ?
→ Trên mặt nước, chìm trong nước ?
→ Quan sát cây bèo tây.
-Sự biến đổi hình dạng của lá khi ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong nước.
-Cây bèo tây cuống lá phình to, xốp → có ý nghĩa gì ?
-So sánh cuống lá khi sống trôi nổi và sống trên cạn. 
HS hoạt động theo nhóm
Từng nhóm theo câu hỏi.
+Giải thích sự biến đổi hình dạng lá khi ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong nước?
-Báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm. .
Các nhóm khác bổ sung
→ Lá biến đổi thích nghi với môi trường sống trôi nổi → chứa không khí giúp cây nổi.
+Hoạt động 2: Đặc điểm của cây sống trên cạn 
Mục Tiêu: Phát hiện được mối quan hệ ở cây xanh với môi trường 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS:
+ Ở nơi khô hạn tại sao rễ lại ăn sâu, lan rộng ?
+ Lá cây ở nơi khô hạn có sáp có tác dụng gì ?.
+ Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao ?
+ Lấy ví dụ chứng minh hoạt động của một cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác .
-HS đọc o trả lời câu hỏi ?
-1 nhóm trình bày → nhóm khác bổ sung.
Rễ ăn sâu tìm nguồn nước, lan rông → hút sương đêm.
Lông sáp giảm sự thoát hơi nước
Rừng rậm ít ánh -> cây vươn cáo để nhận ánh sáng 
Đồi trống đủ ánh sáng → phân nhiều cành 
Hoạt động 3: Đặc điểm của cây sống trong môi trường đặc biệt 
Mục Tiêu : Phát hiện được mối quan hệ ở cây
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS: HS đọc o trả lời câu hỏi ?
+ Thế nào là môi trường sống đặc biệt ?
Gọi 1-2 nhóm → các nhóm bổ sung hoàn thiện kiến thức.
+ Kể tên những cây sống ở những môi trường này ?
Rút ra nhận xét chung về sự thồng nhất của môi trường.
HS đọc thông tin sgk, quan sát H.36.4 → thảo luận trong nhóm, giải thích các hiện tượng trên 
-Báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm. 
 Lớp nhận xét bổ sung.
*Tiểu kết: Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài , cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.
Nhờ khả năng thích nghi đó mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất : Trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh 
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của một số cây xanh quanh nhà 
V/Dặn dò: 
Học bài theo câu hỏi SGK
Tìm hiểu thêm về sự thích nghi của một số loại cây quanh nhà 
Đọc mục Em có biết?
Chuẩn bị trước bài 37: TẢO. Chuẩn bị một số tảo nước ngọt.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docsi6-tiet 39- 43(09).doc