Giáo án môn Sinh học 9 - Tuần 1 đến tuần 36

Giáo án môn Sinh học 9 - Tuần 1 đến tuần 36

Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Nêu được mục đích, nội dung, ý nghĩa của di truyền học.

 - Hiểu và trình bày được phương pháp phân tích thế hệ lai của Menden.

 - Nêu được một số thuật ngữ và viết một số kí hiệu thường được dùng trong nghiên cứu di truyền học.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy so sánh.

 - Có kỹ năng hoạt động nhóm.

 3.Thái độ: Xây dựng ý thức tự giác và hứng thú với môn học.

II. Trọng tâm - phương pháp

 1. Trọng tâm: phần 1, 2 và 3

 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.

III. Chuẩn bị:

 

doc 297 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tuần 1 đến tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 16/8/2011.
	Ngày dạy:
Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Tiết 1-Bài 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
A. Chuẩn bị chung
 I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức:
 - Nêu được mục đích, nội dung, ý nghĩa của di truyền học.
 - Hiểu và trình bày được phương pháp phân tích thế hệ lai của Menden.
 - Nêu được một số thuật ngữ và viết một số kí hiệu thường được dùng trong nghiên cứu di truyền học.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy so sánh.
 - Có kỹ năng hoạt động nhóm.
 3.Thái độ: Xây dựng ý thức tự giác và hứng thú với môn học.
II. Trọng tâm - phương pháp
 1. Trọng tâm: phần 1, 2 và 3
 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị:
 1. GV:
 - Tham khảo tài liệu.
 - Tranh vẽ H: 1.2/Sgk tr.5
 - Bảng phụ
 2. HS: Nghiên cứu bài mới và trả lời phần lệnh SGK.
B. Tiến trình bài dạy 
I. Ổn định tổ chức (1p) 
II. Giảng bài mới (39p)
 1. Mở bài (1p)
	Trong sinh học 9, các em sẽ được làm quen và đi vào tìm hiểu một lĩnh vực mới đó là: Di truyền và biến dị. Người đặt nền móng đầu tiên cho di truyền học là Menđen. Vậy ông đã tiến hành nghiên cứu như thế nào? Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
 2. Bài giảng
I. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bộ môn di truyền học.
 Mục tiêu: Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
14p
I. Di truyền học
- GV nêu vấn đề: Hiện tượng thực tế, con cái sinh ra mang những đặc điểm giống hoặc khác ông bà, cha mẹ. Vì sao vậy?
+ Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những đặc điểm nào? (gợi ý: hình dạng tóc, màu mắt, màu da, hình dạng mũi,)
- Khái quát lại
+ Em hiểu thế nào là hiện tượng di truyền, biến dị?
+ Di truyền và biến dị có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Mở rộng: Biến dị và DT gắn liền với quá trình sinh sản, liên quan tới cơ chế di truyền. Sự sinh sản ở tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nhờ đó các đặc điểm của thế hệ trước được truyền đạt lại cho các thế hệ sau.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, đoạn 3,4/ SGK tr.5 trả lời:
+ Di truyền học nghiên cứu những vấn đề gì? Nó có ý nghĩa như thế nào với khoa học và đời sống?
- Hoàn chỉnh lại kiến thức.
- HS tự hoàn thành bảng, báo cáo dựa vào hiểu biết bản thân.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét
- Dựa vào thông tin SGK, đại diện HS rút ra khái niệm.
- HS nêu được: là 2 hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.
- Dựa vào thông tin SGK, đại diện HS rút ra kết luận, lớp nhận xét.
@ Tiểu kết:
	- Di truyền là hiện tượng truyền đạt những tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
	- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
	- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
	- Ý nghĩa:
 	 + Giải thích hiện tượng di truyền và biến dị
 	+ Ứng dụng trong các ngành khoa học khác như y học, công nghệ sinh học,.
II. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Menđen.
 Mục tiêu: + Hiểu được công lao của MĐ với di truyền học. 
 + Nêu được nội dung của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10p
II. MenĐen - người đặt nền móng cho di truyền học.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II /Sgk tr.5 + “Em có biết? tr.7 trả lời: 
+ Em biết gì về MĐ và công lao của ông với di truyền học?
- Giảng thêm: Menđen ( 1822- 1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào nghiên cứu di truyền.
 + MĐ đã dùng phương pháp nào để nghiên cứu di truyền học? Nêu nội dung cơ bản của phương pháp đó?
- Khái quát lại
- Giới thiệu H:1.2- Các cặp tính trạng trong TN của MĐ.
 - Cho HS quan sát H: 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
+ Ở thực vật, Menđen đã chọn đối tượng nào để nghiên cứu? Giải thích vì sao?
- Khái quát lại 
- Giảng thêm: ở người vẫn có các cặp tính trạng tương phản.
- Cá nhân tự thu thâp thông tin SGK ghi nhớ kiến thức.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét
- HS dựa vào thông tin SGK nêu được phương pháp phân tích thế hệ lai.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét
- HS nêu được: Các cặp tính trạng đem lai đều là những cặp tính trạng tương phản nhau
 + Vì đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt dễ tạo dòng thuần
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét
@ Tiểu kết:
 	 - Để nghiên cứu di truyền, MĐ dùng phương pháp phân tích các thế hệ lai.
 Nội dung cơ bản là:
 	 + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
 	 + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.
	- Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan
III. Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học.
 Mục tiêu: Nêu được một số thuật ngữ và viết được một số kí hiệu cơ bản của di truyền học.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15p
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III /Sgk tr.6
+ Những thuật ngữ nào thường được dùng trong nghiên cứu di truyền? Em hiểu gì về những thuật ngữ đó? Lấy VD?
- Minh hoạ trên H: 1.2 cho các thuật ngữ trên.
+ Tại sao Menđen lại chọn cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai?
- Nghiên cứu thông tin mục III / Sgk tr.7
+ Trong nghiên cứu di truyền học, người ta thường dùng những kí hiệu cơ bản nào?
Giải thích: P ( Parentes) 
 G ( Gamete) Quy ước 
 F ( Filia )	 quốc tế
- Lưu ý: Khi viết công thức lai, mẹ (♀) thường viết bên trái dấu x, bố (♂) viết bên phải dấu x. 
- HS tự thu thập thông tin SGK, ghi nhớ.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét
- HS nêu được: Dễ theo dõi sự di truyền các tính trạng
- HS tự thu thập thông tin SGK, đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
@ Tiểu kết
* Một số thuật ngữ:
-Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. VD: thân cao, quả lục, chịu hạn tốt 
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. VD: thân cao và thân thấp 
- Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật. VD: NTDT quy định mầu sắc hoa 
- Giống (hay dòng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
* Một số kí hiệu:
P: cặp bố mẹ xuất phát.
x: phép lai.
G: giao tử: + giao tử đực
 + giao tử cái
F: thế hệ con.
F1: thế hệ thứ nhất, con của cặp P
F2: thế hệ thứ hai, con của cặp F1 
&
3. Củng cố - luyện tập (4p)
Khoanh tròn vào ý trả lời đúng.
 1. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu di truyền của MĐ là gì?
 	 a. TN trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
 	 b. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
 	c. Dùng toán thống kê để phân tích kết quả thu được.	
 2. Các kí hiệu: P, x, F, G được hiểu như thế nào trong nghiên cứu di truyền?
 	P: cặp bố mẹ xuất phát.
	x: phép lai.
	G: giao tử 
	F: thế hệ con.
	F1: thế hệ thứ nhất, con của cặp P
	F2: thế hệ thứ G hai, con của cặp F1
4. Nhận xét - Dặn dò(1p)
	- Tinh thần học tập của HS
	- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
	- Làm bài tập 3/ Sgk tr. 7
	- Đọc thêm mục “ Em có biết?” Sgk tr. 7 để tìm hiểu thêm về Menđen.
	- Nghiên cứu trước bài mới. Tính tỉ lệ kiểu hình F2 ở bảng 2/ Sgk tr.8.
C. Rút kinh nghiệm
Kết thúc
Tuần 1	Ngày soạn: 16/8/2011.
	Ngày dạy:
 Tiết 2 - Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
A. Chuẩn bị chung
 I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức:
 - HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
 - Nêu được các khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn. Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
 - Giải thích được kết quả TN theo quan niệm của Menđen.
 2. Kỹ năng: quan sát, phân tích số liệu và kênh hình, hoạt động nhóm.
II. Trọng tâm-phương pháp
 1. Trọng tâm: phần 1, 2
 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm.
III. Chuẩn bị 
 1. GV:
 - Tranh phóng to H:2.1,2.2,2.3; / Sgk tr. 8,9.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trả lời phần lệnh câu hỏi SGK.
B. Tiến trình dạy học
I. Ổn đinh tổ chức (1p) 	
II. Kiểm tra bài cũ (4p)
HS1: Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen có những nội dung cơ bản nào?
HS2: Viết một số kí hiệu thường dùng trong nghiên cứu di truyền học.
 III. Giảng bà mới (35p)
 1. Mở bài:Trong quá trình nghiên cứu, Menđen đã thực hiện hàng loạt các thí nghiệm. Một trong những thí nghiệm đầu tiên của ông là lai một cặp tính trạng và từ đó rút ra được quy luật phân li.Vậy TN đó được tiến hành như thế nào? Quy luật phân li có nội dung là gì?
 2. Bài giảng:
I. Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen
Mục tiêu: Nêu được cách tiến hành TN của MĐ và một số khái niệm liên quan.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
17p
I. Thí nghiệm của Menđen.
- Giới thiệu H: 2.1 – Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan
- Yêu cầu nghiên cứu thông tin mục I /Sgk tr.8 + Quan sát H: 2.1
+ Menđen dã tiến hành TN như thế nào? Kết quả thu được là gì?
- Khái quát lại(kết quả thu được ở bảng 2). Yêu cầu: Đọc kết quả TN các cặp tính trạng khác ở bảng 2?
(đọc cột 1,2, 3 bảng. 2)
Các tính trạng như: hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, quả lục được MĐ gọi là kiểu hình.
+ Em hiểu thế nào là kiểu hình?
- Yêu cầu HS tiếp tục: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào cột 4 
- Nếu HS chưa trả lời được, GV hướng dẫn xét tỉ các cặp tính trạng tương phản (bằng cách đưa các phân số 705/224: 787/277; 428/152 đến tối giản rồi làm tròn)?
( 705/224 ~ 3/1; 787/277~ 3/1 428/152 ~ 3/1)
- Giới thiệu H:2.2- Sơ đồ sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan. Yêu cầu:
 + So sánh kết quả vừa tính toán với H: 2.2?
 + Thử dự đoán xem, nếu thay đổi vị trí của giống cây làm bố, làm mẹ thì kết quả thu được sẽ như thế nào? Vì sao?
- Khái quát lại
+ Tính trạng biểu hiện ở F1, F2 được Menđen gọi tên như thế nào? Lấy VD?
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm, hoàn thành lệnh sau: Dựa vào những kết quả TN ở bảng 2 và cách gọi tên các tính trạng của MĐ, hãy điền các cụm từ: đồng tính, 3 trội: 1 lặn vào các chỗ trống cho phù hợp?
- Hoàn chỉnh nội dung
- Dựa vào thông tin SGK, HS nêu được thí nghiệm của MĐ: Ông tiến hành TN với các cặp tính trạng khác: Thân cao x thân lùn; Quả lục x quả vàng  
- HS hội ý nêu được: Kiểu hình là tập hợp các tính trạng của cơ thể.
- Các nhóm thảo luận, phân tích số liệu thông nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được là 3: 1
- HS nêu được: Kết quả trùng khớp 
- Kết quả không thay đổi .Vì giống cây dùng làm bố, làm mẹ đều có vai trò di truyền như nhau. 
- HS nêu được:
 + F1 là t ... p, khái quát hoá kiến thức .
- Kỹ năng hoạt động nhóm và trình bày.
 3. Thái độ:
	- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên. ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường 
sống.
II. Trọng tâm - phương pháp
 1. Trọng tâm: nội dung các bảng.
 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
 1. GV:
	- Bảng phụ Bảng 63.1 -> bảng 63.6 SGK/188->189.
	- Máy chiếu( nếu có)
 2. HS:
	- Bút dạ, giấy khổ lớn.
	- Nghiên cứu bài trả lời câu hỏi phần lệnh SGK.
B. Tiến trình dạy học
I. Ổn đinh tổ chức(1p) Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ 
III. Giảng bài mới(35p)
1. Mở bài:
 Chúng ta đã nghiên cứu song phần sinh vật và môi trường. Hôm nay chúng ta hệ thống lại toàn bộ nội dung cơ bản của phần sinh vật và môi trường.
I. Hoạt động1: Hệ thống hoá kiến thức.
	- Mục tiêu: HS hệ thống hoá từng đơn vị kiến thức, lấy được VD để chứng minh.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
25p
I. Hoạt động1: Hệ thống hoá kiến thức.
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một nội dung bảng từ bảng 63.1 63.6.
- Khái quát lại bằng bảng kiến thức đúng.
- - Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào giấy khổ to hoặc phim trong(nếu có)
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Bảng 63.1: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái
( Vô sinh và hữu sinh)
Ví dụ minh hoạ
Môi trường nước
- Nhân tố sinh thái vô sinh.
- Nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...
- Động vật, thực vật.
Môi trường trong đất
- Nhân tố sinh thái vô sinh.
- Nhân tố sinh thái hữu sinh
- Độ ẩm. nhiệt độ.
- Động vật, thực vật
Môi trường trên mặt đất- không khí
- Nhân tố sinh thái vô sinh.
- Nhân tố sinh thái hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng.
- Động vật, thực vật, người.
Môi trường sinh vật
- Nhân tố sinh thái vô sinh.
- Nhân tố sinh thái hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng.
- Động vật, thực vật, người.
	Bảng 63.2: Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
Ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng
- Nhóm cây ưa bóng
- Nhóm động vật ưa sáng
- Nhóm động vật ưa tối
Nhiệt độ
- Thực vật biến nhiệt
- Động vật biến nhiệt
- Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
- Thực vật ưa ẩm
- Thực vật chịu hạn
- Động vật ưa ẩm
- Động vật ưa khô
	Bảng 63.3: Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể
- Cách li cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh.
Cạnh tranh
( Đối địch)
- Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở
- Cạnh tranh trong mùa sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh
- Kí sinh, nửa kí sinh
- Sinh vật ăn sinh vật khác.
	Bảng 63.4: Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm
Định nghĩa
Ví dụ minh hoạ
Quần thể
Là tập hợp những cá thể cùng loài sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản.
Quần thể cây lúa, quần thể tre, quần thể cá voi..
Quần xã
Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích ghi với môi trường sống.
Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương, Quần xã ruộng lúa
Cân bằng sinh học
Là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học
TV phát triển ® Sâu ăn TV tăng ® Chim ăn sâu tăng ®Sâu ăn TV giảm.
Hệ sinh thái
Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống. Trong đó các sinh vật luôn có tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển
Chuỗi thức ăn
Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ vừa là sinh vật bị tiêu thụ
Rau ® Sâu ® Chim ăn sâu
Lưới thức ăn
Là các chuỗi thức ăn có mắt xích chung
Rau® Sâu®Chim ăn sâu
 Thỏ ® Đại bàng 
Bảng 63.5: Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
 Ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/ cái
Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực/ cái là: 1 : 1
Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
Thành phần nhóm tuổi
Quần thể gồm các nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản
+ Nhóm tuổi sinh sản.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản
Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể.
Quyết địng mức sinh sản quần thể.
Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể
Mật độ quần thể
Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
Phản ánh mối quan hệ trong quần thể và có ảnh hưởnh tới các đặc trưng khác của quần thể.
	Bảng 63.6: Các dấu hiệu điển hình của quần xã
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
II. Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập. 
- Mục tiêu: HS trả lời được 1 số câu hỏi có tính hệ thống hoá kiến thức.
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15p
II. Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập.
- Cho HS tìm hiểu các câu hỏi tr 190 sgk.
- Yêu cầu thảo luận trong 10 p
- Nếu hết giờ, GV cho HS trả lời câu 4, 5. Các câu còn lại HS tự trả lời.
- Khái quát lại.
- HS thảo luận theo bàn, thống nhất ý kiến.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhật xét.
Câu hỏi 4: Phân biệt quần xã và quần thể
Quần thể
Quần xã
1.Thành phần sinh vật
Tập hợp cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh.
Tập hợp các cá thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh.
2. Thời gian sống
Sống trong cùng một htời gian.
Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài.
3. Mối quan hệ
Chủ yếu là thích ghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể.
 Mối quan hệ sinh sản trong quần thể.
Mối quan hệ giữa các quần thể thành một thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch.
Câu hỏi 5: điền nhữmg cụm từ thích hợp vào 
 các ô ở sơ đồ chuỗi thức ăn và giải thích.
 VD: Cỏ ® Thỏ ® Cáo ® Vi sinh vật.
 Thỏ ăn cỏ và là thức ăn của cáo và si sinh vật.
 Cáo ăn thỏ và là thức ăn của vi sinh vật.
 	&
 3. Củng cố - Luyện tập: (3')
 - Nhắc lại các kiến thức trọng tâm :
 + Dấu hiệu nhận biết quần thể, quần xã so với 1 tập hợp ngẫu nhiên.
 + Hệ sinh thái: cách thành lập chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
 + Xử lí các tình huống trong vận dụng luật bảo vệ môi trường. 
 4.Dặn dò(1')
 - HS ôn tập phần sinh vật và môi trường để kiểm tra học kỳ II.
 - Trả lời các câu hỏi( nếu chưa hoàn thành)
 - Ôn tập: bài 44, 49, 50, 58, 59, 60.
C. Rút kinh nghiệm
Kết thúc
Tuần 36 
Ngày soạn: 
 Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. Chuẩn bị chung
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức:
	- Củng cố nội dung kiến thức chương I, Chương II, Chương III và chương IV của phần 2: Sinh vật và môi trường.
- Kiểm tra nhận thức của học sinh.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện khả năng khái quát hoá.
- Khả năng tư duy độc lập.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập.
II. Tiến trình DH
1. Xây dựng ma trận 
	* Xác định tỉ lệ thời gian HS làm bài TNTL, TNKQ. Xác định trọng số cho từng phần. 
	- Thời gian: 45’ - Phần TNKQ: 40% - Phần tự luận: 60%
	* Xác định trọng số cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức.
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết(40%)
Thông hiểu(35%)
Vận dụng(25%)
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I
1 
 0,5
1 
 0,5
2 
 1
Chương II
1a
 1
1b 
 1
1
 2
2 
 4
Chương III
1 
 0,5
1a 
 1
1 
 0,5
1b
 1
3 
 3
Chương IV
1
 1
1 
 0,5
1 
 0,5
3
 2
 Tổng
4
 4
4
 3,5 
2 
 2,5
10 
 10
	* Xác định số câu hỏi trong từng ô ma trận. 
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I: Sinh vật và môi trường.
Câu 1.1
 0,5
Câu 1.2
 0,5
2 
 1
Chương II: Hệ sinh thái.
Câu 1a
 1
Câu 1b
 1
Câu 3
 2
2 
 4
Chương III: Con người, dân số và môi trường.
Câu 1.3
 0,5
Câu 2a
 1
Câu 1.4
 0,5
Câu 2b
 1
3 
 3
Chương IV: Bảo vệ môi trường.
Câu 2
 1
Câu 1.5
 0,5
Câu 1.6
 0,5
3
 2
 Tổng(100%)
4
 4
 4
 3,5 
2
 2,5 
11 
 10
2. Đề kiểm tra
A. Trắc nghiệm( 4 điểm ). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1. (2 điểm)
	1.1 Ví dụ thể hiện mối quan hệ kí sinh:
	A. Giun đũa trong ruột người và động vật.
	B. Vi khuẩn cố định đạm trong rễ nốt sần cây ho đậu.
	C. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến.
	D. Cáo ăn thịt gà.
	1.2 Cây thông mọc nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây mọc trong rừng vì:
	A. Có nhiều chất dinh dưỡng.
	B. Ánh sáng chiếu đến cây tập trung ở phần ngọn.
	C. Ánh sáng chiếu đến tất cả các bộ phận và các phía của cây.
	D. Không có sự cạnh tranh của những cây khác.
	1.3 Trồng rừng có tác dụng:
	A. Mang lại nhiều giá trị kinh tê.	B. Cải tạo khí hậu.
	C. Giữ nước, chống xói mòn.	D. Cả 3 ý trên.
	1.4 Phải sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên vì:
	A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị ô nhiễm.
	B. Có ý nghĩa đối với sự phát triển đất nước.
	C. Nhu cầu sư dụng ngồn tài nguyên hiện tại rất lớn và đang bị cạn kiệt.
	D. Câu A và C.
	1.5 Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
	A. Các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
	B. Sự thay đổi của khí hậu.	C. Băng tan ở Nam cực.
	D. Hoạt động của núi lửa diễn biến phức tạp.
	1.6 Tăng dân số gây ô nhiêm môi trường vì:
	A. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
	B. Lượng rác thải lớn.	C. Diện tích rừng bị giảm sút.
	D. Cả A, B và C.
 Câu 2 (1 điểm). Hoàn thành các câu sau bằng những từ, cụm từ cho sẵn: sử dụng hợp lí, ngăn chặng, đời sống, cải thiện.
	Luật bảo vệ môi trường gồm các qui định về (1)...tài nguyên thiên nhiên và môi trường; (2).các rác động tiêu cực, không ngừng (3).. cải thiện tiềm năng tài nguyên thiên nhiên nhằm nâng cao (4).vật chất và tinh thần cho nhân dân.
B. Tự luận (6 điểm)
 Câu 1 (2 điểm). Quần thể là gì? Cho ví dụ. Phân biệt giữa quần thể với quần xã?
 Câu 2 (2 điểm). Ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường có tác hại như thế nào đối với sức khỏe của con người và sinh vật?
 Câu 3 (2 điểm). Cho các sinh vật sau: Cỏ, sâu, thỏ, chim, hổ, vi sinh vật. Hãy thành lập các chuỗi thức ăn và xác định các thành phần trong chuỗi thức ăn đó.
&
 3. Thu bài(1p)
 4. Dặn dò(1p)
Kết thúc
	Ôn tập lại tất cả nội dung chương trình sinh học.
C. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9.doc