. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
- Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:- Tranh phóng to các hình SGK trong bài.
- Bảng phụ.
Ngày dạy: 8A...............,8B............... 8C................ Tiết 1: Bài mở đầu I. mục tiêu. 1. Kiến thức - HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên. - Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể. II. chuẩn bị 1. Giáo viên:- Tranh phóng to các hình SGK trong bài. - Bảng phụ. 2. Học sinh : Đọc trước bài III. hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức (1') 2. Kiểm tra bài cũ (5') - Trong chương trình sinh học 7 các em đã học các ngành động vật nào? - Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất? * Điểm: 8A.....................................................,8B..................................................... 8C.................................... 3. Bài mới Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên( 13’ ) Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Cho HS đọc Ê mục 1 SGK. - Xác định vị trí phân loại của con người trong tự nhiên? - Con người có những đặc điểm nào khác biệt với động vật thuộc lớp thú? - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập s SGK. - Đặc điểm khác biệt giữa người và động vật lớp thú có ý nghĩa gì? - Gọi học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung Yêu cầu rút ra kết luận - Đọc Ê, trao đổi nhóm và rút ra kết luận. - Cá nhân nghiên cứu bài tập. - Trao đổi nhóm và xác định kết luận đúng bằng cách đánh dấu trên bảng phụ. - Các nhóm khác trình bày, bổ sung " Kết luận: - Người có những đặc điểm giống thú " Người thuộc lớp thú. - Đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật (ô 1, 2, 3, 5, 7, 8 – SGK). - Sự khác biệt giữa người và thú chứng tỏ người là động vật tiến hoá nhất, đặc biệt là biết lao động, có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích " Làm chủ thiên nhiên. Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh(13’ ) Mục tiêu: HS chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của môn học, đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể, chỉ ra mối liên quan giữa môn học với khoa học khác. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc Ê SGK mục II để trả lời - Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh giúp chúng ta hiểu biết những gì? - Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 "1.3, liên hệ thực tế để trả lời: - Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? - Cá nhân nghiên cứu Ê trao đổi nhóm. - Một vài đại diện trình bày, bổ sung để rút ra kết luận. - Quan sát tranh + thực tế " trao đổi nhóm để chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với khoa học khác. - Thảo luận, Rút ra Kết luận : + Bộ môn sinh học 8 cung cấp những kiến thức về cấu tạo, sinh lí, chức năng của các cơ quan trong cơ thể. mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể " Bảo vệ cơ thể. + Kiến thức cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến khoa học khác: y học, tâm lí học, hội hoạ, thể thao... Hoạt động 3: Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh( 7’ ) Mục tiêu: HS chỉ ra được phương pháp đặc thù của bộ môn đó là học qua quan sát mô hình, tranh, thí nghiệm, mẫu vật ... Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu Ê mục III SGK, liên hệ các phương pháp đã học môn Sinh học ở lớp dưới để trả lời: - Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn? - Cho HS lấy VD cụ thể minh hoạ cho từng phương pháp. - Cho 1 HS đọc kết luận SGK. - Cá nhân tự nghiên cứu Ê, trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung để rút ra kết luận. - HS lấy VD cho từng phương pháp. *Tóm lại: Kết luận: - Quan sát mô hình, tranh ảnh, tiêu bản, mẫu vật thật ... để hiểu rõ về cấu tạo, hình thái. - Thí nghiệm để tìm ra chức năng sinh lí các cơ quan, hệ cơ quan. - Vận dụng kiến htức để giải thích hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể. 4. Kiểm tra, đánh giá (5') Câu 1: Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa con người và động vật thuộc lớp thú? Điều này có ý nghĩa gì? Câu 2: Lợi ích của việc học bộ môn “ Cơ thể người và sinh vật”? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1') - Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK. - Kẻ bảng 2 vào vở. - Ôn lại các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú. Ngày dạy: 8A...............,8B............... 8C................ Chương I: Khái quát về cơ thể người Tiết 2: cấu tạo cơ thể người A. mục tiêu. 1. Kiến thức - HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. - Nắm được chức năng của từng hệ cơ quan. - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức. - Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng. B. chuẩn bị: 1. Giáo Viên:- Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người 2. Học sinh:- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK). C. hoạt động dạy - học. 1. Tổ chức ( 1') 2. Kiểm tra bài cũ (6') Câu 1: Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên? Câu 2: Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh”? * Điểm: 8A.....................................................,8B............................................................ 8C..................................................... 3. Bài mới Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể( 17’ ) Mục tiêu: HS chỉ rõ các phần cơ thể, trình bày được sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời: - Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó? - Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì? - Dưới da là cơ quan nào? - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? - Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng? (GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan) - Cho 1 HS đọc to Ê SGK và trả lời: - Thế nào là một hệ cơ quan? - Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú? - Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập. - GV thông báo đáp án đúng. - Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác? - So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì? - Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể. - 1 HS trả lời . Rút ra kết luận. - Nhớ lại kiến thức cũ, kể đủ 7 hệ cơ quan. - Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung " Kết luận: - 1 HS khác chỉ tên các cơ quan trong từng hệ trên mô hình. - Các nhóm khác nhận xét. - Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết. - Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan. Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan - Hệ vận động - Hệ tiêu hoá - Hệ tuần hoàn - Hệ hô hấp - Hệ bài tiết - Hệ thần kinh - Cơ và xương - Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. - Tim và hệ mạch - Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. - Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. - Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh. - Vận động cơ thể - Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dd cung cấp cho cơ thể. - Vận chuyển chất dd, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết. - Thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường. - Bài tiết nước tiểu. - Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan. Kết luận: 1. Các phần cơ thể - Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân. - Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể. - Dưới da là lớp mỡ " cơ và xương (hệ vận động). - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành. 2. Các hệ cơ quan - Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan(14’ ) Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan của hệ thần kinh và nội tiết. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc Ê SGK mục II để trả lời: - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện trong trường hợp nào? - Yêu cầu HS khác lấy VD về 1 hoạt động khác và phân tích. - Yêu cầu HS quan sát H 2.3 và giải thích sơ đồ H 2.3 SGK. - Hãy cho biết các mũi tên từ hthần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì? - GV nhận xét ý kiến HS và giải thích: Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ; hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch. - Cá nhân nghiên cứu Ê phân tích 1 hoạt động của cơ thể đó là chạy. - Trao đổi nhóm để tìm VD khác. Đại diện nhóm trình bày. - Trao đổi nhóm: + Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan. + Thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch. - 1 HS đọc kết luận SGK: Kết luận: - Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên sự thống nhất của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết. 4. Kiểm tra, đánh giá (6') *GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1') - Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK. Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật. Ngày dạy: 8A...............,8B............... 8C................ Tiết 3: tế bào A. mục tiêu. 1. Kiến thức - HS trình bày được các thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào. - Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào. - Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình để tìm kiến thức. - Rèn tư duy suy luận logic, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn. B. chuẩn bị. - Tranh phóng to hình 3.1; 4.1; 4.4 SGK . - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 3.1; 3.2 C. hoạt động dạy - học. 1. Tổ chức (1') 2. Kiểm tra bài cũ (5') - Kể tên các hệ cơ quan và chức năng của mỗi hệ cơ quan trong cơ thể? - Tại sao nói cơ thể là một khối thống nhất? Sự thống nhất của cơ thể do đâu? cho 1 VD chứng minh? * Điểm: 8A.......................................... ... 58.1 và đánh dấu vào các ô lựa chọn. - HS nghe GV giảng. Kết luận: Tinh hoàn: + Sản sinh ra tinh trùng. + Tiết hoocmon sinh dục nam testosteron. - Hoocmon sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam. - Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì: bảng 58.1 SGK. Hoạt động 2: Buồng trứng và hoocmon sinh dục nữ ( ) Mục tiêu: - HS nắm được chức năng của hoocmon sinh dục nữ và biết sự hoạt động của hoocmon sinh dục nữ gây ra biến đổi cơ thể nữ giới ở tuổi dậy thì. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát kĩ H 58.3 và làm bài tập điền từ SGK. - Yêu cầu HS nêu kết quả. - GV nhận xét, khẳng định đáp án. 1- Tuyến yên 2- Nang trứng 3- ơstrogen 4- Progesteron - Nêu chức năng của buồng trứng? - GV phát bài tập bảng 58.2 cho HS nữ, yêu cầu: các em đánh dấu vào ô trống dấu hiệu của bản thân. - GV gọi 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung. - GV tổng kết lại những dấu hiệu ở tuổi dậy thì. - Lưu ý HS: kinh nguyệt lần đầu tiên là dấu hiệu của dậy thì chính thức ở nữ. - GV nhắc nhở HS ý thức vệ sinh kinh nguyệt. - Cá nhân HS quan sát kĩ hình tìm hiểu quá trình phát triển của nang trứng. (từ các nang trứng gốc) và tiết hoocmon buồng trứng. - Trao đổi nhóm, lựa chọn từ cần thiết. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Dựa vào bài tập đã làm để trả lời câu hỏi, rút ra kết luận. - HS nữ đọc kĩ nội dung bảng 58.2, đánh dấu vào ô lựa chọn. - 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bôe sung. - HS lắng nghe. Kết luận: - Buồng trứng: + Sản sinh ra trứng. + Tiết hoocmon sinh dục nữ ơstrogen - Hoocmon ơstrogen gây ra biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ. - Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì ở nữ: bảng 58.2 SGK. 4. Kiểm tra- đánh giá - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Vì sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha? - Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ? 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Đọc trước bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết. Ngày soạn:............... Ngày dạy: 8A...............,8B............... 8C................,8D............... Tiết 62: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết A. mục tiêu. Khi học xong bài này, HS: - Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết. - Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong. - Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Có ý thức giữ gìn sức khoẻ. B. chuẩn bị. - Tranh phóng to H 59.1; 59.2; 59.3. C. hoạt động dạy - học. 1. Tổ chức (1') 2. Kiểm tra bài cũ (5') - Trình bày các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng? - Nguyên nhân nào dẫn đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ? trong đó biến đổi nào là quan trọng và cần lưu ý? * Điểm: 8A.....................................................,8B............................................................ 8C.....................................................,8D............................................................. 3. Bài mới VB: Cũng như hệ thần kinh, trong hoạt động nội tiết cũng có cơ chế tự điều hoà để đảm bảo lượng hoocmon tiết ra vừa đủ nhờ các thông tin ngược. Thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết và sẽ lâm vào tình trạng bệnh lí. Hoạt động 1: Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết ( ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Hãy kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của cá hoocmon tiết ra từ tuyến yên? - GV trình bày nội dung thông tin mục I SGK kết hợp sử dụng H 59.1 và 59.2 giúp HS hiểu rõ cơ chế điều hoà hoạt động của các tuyến này. - Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp và tuyến trên thận? (hoặc sự điều hoà hoạt động của tế bào kẽ trong tinh hoàn) H 59.1; 59.2; 58.1 - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS liệt kê; tuyến giáp, tuyến dinh dục, tuyến trên thận. - HS quan sát kĩ H 59.1; 59.2; 58.1 và trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của từng tuyến. - Đại diện nhóm trình bày trên tranh, các nhóm khác bổ sung. Kết luận: VD: - Tuyến yên tiết hoocmon điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết. - Sự hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmon do các tuyến nội tiết khác tiết ra. => Đó là cơ chế tự điều hoà của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược. Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết ( ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Lượng đường trong máu giữ được tương đối ổn định là do đâu? - GV đưa thông tin: khi lượng đường trong máu giảm mạnh không chỉ các tế bào anpha của đảo tuỵ hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả tuyến trên thận để góp phần chuyển hoá lipit và prôtêin thành glucôzơ (tăng đường huyết). - GV yêu cầu HS quan sát H 59.3: - Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm? - GV: Ngoài ra ađrênalin và nonađrênalin cùng phối hợp với glucagôn làm tăng đường huyết. - Giúp HS rút ra kết luận. - HS vận dụng kiến thức về chức năng của hoocmon tuyến tuỵ để trình bày. - Cá nhân HS quan sát kĩ H 59.3, trao đổi nhóm trình bày ra giấy nháp câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Tính ổn định của môi trường bên trong. Kết luận: VD: Sự phối hợp hoạt động của tuyến tuỵ và tuyến trên thận. - Sự điều hoà, phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết có tác dụng duy trì đảm bảo cho các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường. 4. Kiểm tra- đánh giá (5') Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Nêu rõ mối quan hệ trong sự điều hoà hoạt động của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết khác? - Trình bày cơ chế hoạt động của tuyến tuỵ? 5. Hướng dẫn về nhà (1') - Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK. - Nêu được các VD dẫn chứng cho kiến thức trên. Ngày soạn:............... Ngày dạy: 8A...............,8B............... 8C................,8D............... Chương XI- Sinh sản Tiết 63: Cơ quan sinh dục nam A. mục tiêu. Khi học xong bài này, HS: - Kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và đường đi của tinh trùng từ nơi sinh sản đến khi ra ngoài cơ thể. - Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó. - Nêu rõ được đặc điểm của tinh trùng. - Có kĩ năng quan sát hình, nhận biết kiến thức. - Có nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh dục của cơ thể. B. chuẩn bị. - Tranh phóng to H 6.1; 60.2. - Bài tập bảng 60 SGK. C. hoạt động dạy - học. 1. Tổ chức (1') 2. Kiểm tra bài cũ (5') - Câu hỏi 1, 2 SGK. * Điểm: 8A.....................................................,8B............................................................ 8C.....................................................,8D............................................................. 3. Bài mới VB: Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng là duy trì nòi giống. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam ( ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu tranh H 60.1 SGK và hoàn thành bài tập điền từ. - GV nhận xét và khẳng định đáp án. 1- Tinh hoàn 4- ống dẫn tinh 2- Mào tinh 5- Túi tinh 3- Bìu - Cho HS đọc lại thông tin SGK đã hoàn chỉnh và trả lời câu hỏi: - Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào? - Chức năng của từng bộ phận là gì? - HS nghiên cứu thông tin H 60.1 SGK , trao đổi nhóm và hoàn thành bài tập. - Đại điện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc to thông tin. - 1 HS lên trình bày trên tranh. Kết luận: Cơ quan sinh dục nam gồm: + Tinh hoàn: là nơi sản xuất ra tinh trùng. + Mào tinh hoàn: nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo. + ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng đến túi tinh. + Túi tinh; chứa tinh trùng. + Dương vật: dẫn tinh dich, dẫn nước tiểu ra ngoài. + Tuyến hành, tuyến tiền liệt; tiết dịch hoà loãng tinh trùng. Hoạt động 2: Tinh hoàn và tinh trùng ( ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 60.2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: - Tinh trùng được sản sinh ra ở đầu? Từ khi nào? Sản sinh ra tinh trùng như thế nào? - GV nhận xét, hoàn chỉnh thông tin. - Tinh trùng có đặc điểm về hình thái , cấu tạo và hoạt động sống như thế nào? - HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 60.2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Tinh trùng sinh ra trong ống sinh tinh từ các tế bào mầm (tế bào gốc) trải qua phân chia giảm nhiễm (bộ NST giảm 1/2). - Tinh trùng nhỏ, gồm đầu, cổ , đuôi dài, di chuyển nhanh, khả năng sống lâu hơn trứng (từ 3-4 ngày). - Có 2 loại tinh trùng là tinh trùng X và tinh trùng Y. 4. Kiểm tra- đánh giá (5') Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trang 189. - GV phát cho HS bài tập in sẵn, HS tự làm. - GV thông báo đáp án và biểu điểm cho HS tự chấm chéo của nhau. 1-c ; 2- g ; 3- i ; 4- h; 5- e; 6-a; 7-b; 8- d. 5. Hướng dẫn về nhà (1') - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” trang 189. - Tuyến tiền đình: tiết dịch. Hoạt động 2: Buồng trứng và trứng ( ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu vấn đề: - Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào? - Trứng sinh ra từ đâu và như thế nào? - Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động? - GV nhận xét, đánh giá kết quả và giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV giảng thêm về quá trình giảm phân hình thành trứng (tương tự ở sự hình thành tinh trùng). + Tại sao trứng di chuyển được trong ống dẫn trứng? + Tại sao trứng chỉ có 1 loại mang X? - HS tự nghiên cứu SGK, quan sát H 61.2; 58.3, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời: - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ và trả lời. Kết luận: - Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển được. - Trứng có 1 loại mang X. - Trứng sống được 2 - 3 ngày và chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng 1 ngày nếu gặp được tinh trùng. 4. Kiểm tra- đánh giá (5') - GV cho HS làm bài tập bảng 61 (Tr 192) bằng phiếu bài tập đã in sẵn. + HS tự làm, chữa lên bảng. - GV đưa đáp án, biểu điểm cho HS chấm Đáp án: a- ống dẫn nước tiểu b- Tuyến tiền đình c- ống dẫn trứng d- Sự rụng trứng e- Phễu ống dẫn trứng g- Tử cung h- Thể vàng, hành kinh, kinh nguyệt. 5. Hướng dẫn về nhà (1') - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK, học theo bảng 61. - Đọc mục “Em có biết” trang 192.
Tài liệu đính kèm: