I. Mục tiêu:
1, Kiến thức :
- Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.
- Những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật.
- Khái niệm về mô.
2, Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ. Nhận biết kiến thức .
- Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1, Chuẩn bị của GV :
Tranh phóng to H7.1, H7.2; H7.3; H7.4; H7.5 SGK
2, Chuẩn bị của HS:
Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các loại tế bào thực vật .
Ngày soạn: 5/ 09/ 2010 Ngày dạy: 7/ 09/ 2010 Tuần: 04 Tiết: 07 I. Mục tiêu: 1, Kiến thức : - Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào. - Những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật. - Khái niệm về mô. 2, Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ. Nhận biết kiến thức . - Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị: 1, Chuẩn bị của GV : Tranh phóng to H7.1, H7.2; H7.3; H7.4; H7.5 SGK 2, Chuẩn bị của HS: Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các loại tế bào thực vật . III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tình hình lớp:(1 phút) Kiểm tra sĩ số HS các lớp: 6A1. . . . . . . . . . . . . . . . . . 6A2. . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra. 3. Giảng bài mới : - Giới thiệu bài (1 phút): Ta đã quan sát những tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi, đó là những khoang hình đa giác, xếp sát nhau. Có phải tất cả thực vật, các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo giống như vảy hành không? Để hiểu được ta cùng nhau tìm hiểu bài “Cấu tạo tế bào thực vật” - Tiến trình bài dạy : Thời lượng Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nội dung * Hoạt động 1: Hình dạng và kích thước của tế bào 14 phút - GV treo tranh H7.1, H7.2, H7.3 giới thiệu: đó là những hình vẽ phóng to các lát cắt ngang thật mỏng ở rễ, thân, lá dưới kính hiển vi yêu cầu HS quan sát các tranh. + Rễ, thân, lá có điểm giống nhau cơ bản nào? + Hãy nhận xét hình dạng tế bào (so với tế bào quan sát dưới kính của bài trước). - GV bổ sung: Trong một cơ quan cũng có nhiều loại tế bào khác nhau. Ví dụ: thân cây gồm các loại tế bào: biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột. - GV yêu cầu HS đọc trang 23. +Hãy nhận xét về kích thước của các loại tế bào thực vật? * Kết luận : Tế bào có hình dạng khác nhau, kích thước khác nhau nhưng rất nhỏ (như tế bào mô phân sinh ngọn, tế bào biểu bì vảy hành) mà mắt không nhìn thấy được, nhưng cũng có tế bào khá lớn như (tế bào thịt quả cà chua, tép bưởi, sợi gai mà mắt thường ta nhìn thấy được). Có loại tế bào chiều rộng và chiều dài không khác nhau (mô phân sinh) nhưng có loại chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng (tép bưởi, sợi gai). - HS quan sát H7.1, H7.2, H7.3 SGK trang 23 - HS quan sát lại tranh một lần nữa. - HS trả lời HS khác bổ sung (rễ, thân, lá đều có cấu tạo tế bào). - HS trả lời: tế bào có nhiều hình dạng khác nhau. - HS đọc bảng trang 24.1 SGK trả lời: tế bào có kích thước khác nhau. + TBKT nhỏ: TBMPS ngọn 0,001 - 0,003 mm. + TBKT lớn: Tb sợi gai (550 mm) 1, Hình dạng và kích thước của tế bào: - Các cơ quan của thực đều được cấu tạo bằng tế bào. - Tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau . * Hoạt động 2: Cấu tạo tế bào 15 phút - Yêu cầu HS quan sát H7.4 đọc phần trang 24. + Tế bào thực vật gồm những bộ phận chủ yếu nào? - GV giải thích: Vách tế bào thực vật chủ yếu do xellulô tạo nên làm cho tế bào có hình dạng nhất định. - Treo tranh câm H7.4, yêu cầu HS chỉ trên tranh câm các bộ phận và điền tranh. + Các bộ phận của tế bào có chức năng như thế nào? - GV: nhận xét, bổ sung. * Kết luận : Hình dạng, kích thước của các TB khác nhau, nhung chúng đều gồm gồm các bộ phận chủ yếu là: vách, màng sinh chất, chất tế bào (chứa lục lạp) nhân, không bào với chức năng riêng của từng bộ phận. * Chú ý: lục lạp trong chất TB góp phần vào quá trình quang hợp. - HS đọc phần trang 24. quan sát H7.4. - HS đối chiếu phần với H7.4. - HS trả lời, các HS khác bổ sung. - HS lên bảng điền tranh câm, HS khác nhận xét. - HS trả lời nêu được chức năng của TB, Hs khác nhận xét bổ sung. 2, Cấu tạo tế bào: Tế bào thực vật gồm các bộ phận chủ yếu là: - Vách tế bào làm cho TB có hình dạng nhất định. - Màng sinh chất bọc ngoài TB. - Chất tế bào nơi diễn ra các hoạt động sống của TB. - Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tb Ngoài ra còn có các không bào, lục lạp. * Hoạt động 3: Khái niệm mô 8 phút - Yêu cầu HS quan sát H7.5, yêu cầu HS thực hiện phần Đ mục 3: - Cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng một loại mô, các loại mô khác nhau. Từ đó rút ra kết luận: Mô là gì? - GV tới từng nhóm giúp HS, có thể trả lời thắc mắc. * GV kết luận: Mô là một nhóm tế tào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức phận. - HS quan sát H7.5 - Thảo luận nhóm theo yêu cầu Đ mục 3. - Đại diện 2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét. 3, Mô: Mô là một nhóm tế tào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức phận. * Hoạt động 4: Cũng cố 5 phút - GV nêu câu hỏi: +Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?(HS chỉ tranh câm) + Mô là gì?Kể tên một số mô TV? - HS đọc kết luận SGK. - HS trả lời. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo : (1 phút) - (Đọc phần em có biết, giải ô chữ). - Ôn lại kiến thức trao đổi chất ở cây xanh, đã học ở tiểu học. - Học và trả lời câu hỏi trong SGK. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm: