a- Kiến thức:
- Nắm được cơ thể thực vật cấu tạo bằng tế bào, tế bào có nhiều hình dạng
- Kể được các bộ phận cấu tạo tế bào thực vật.
- Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.
b- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, thu thập kiến thức.
- Kĩ năng nhận biết kiến thức.
c- Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ:
a- Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 7.4 SGK.
Tuần 3 - Tiết: 06 Ngày dạy: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰ C VẬT 1. MỤC TIÊU a- Kiến thức: - Nắm được cơ thể thực vật cấu tạo bằng tế bào, tế bào có nhiều hình dạng - Kể được các bộ phận cấu tạo tế bào thực vật. - Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật. b- Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, thu thập kiến thức. - Kĩ năng nhận biết kiến thức. c- Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ: a- Giáo viên: - Tranh phóng to hình 7.4 SGK. b- Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hoạt động nhóm nhỏ + Hoạt động cá nhân. 4. TIẾN TRÌNH: 1). Tổ chức ổn định : nắm sĩ số lớp, vệ sinh. 2). Kiểm tra bài cũ : - Không kiểm tra. 3). Giảng bài mới : - Cho HS nhắc lại đặc điểm của tế bào biểu bì vảy hành đã quan sát được hôm trước. GV có thể đặt câu hỏi: có phải tất cả các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo giống vảy hành không? Hoạt động GV Nội dung Hoạt động 1: hình dạng kích thước của tế bào. + Mục tiêu: Nắm được cơ thể thực vật cấu tạo bằng tế bào, tế bào có nhiều hình dạng. * Vấn đề 1: Tìm hiểu hình dạng của tế bào. - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK ở mục I trả lời câu hỏi: Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá? + HS quan sát hình 7.1; 7.2; 7.3 SGK trang 23 và trả lời câu hỏi: + HS thấy được điểm giống nhau đó là cấu tạo bằng nhiều tế bào. - GV lưu ý có thể HS nói là nhiều ô nhỏ đó là 1 tế bào. - GV cho HS quan sát lại hình SGK, tranh hình dạng của tế bào ở 1 số cây khác nhau, nhận xét về hình dạng của tế bào. + HS quan sát tranh đưa ra nhận xét: tế bào có nhiều hình dạng. - Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 7.1 SGK trang 23 và cho biết: trong cùng 1 cơ quan tế bào có giống nhau không? * Vấn đề 2: Tìm hiểu kích thước của tế bào. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK. + HS đọc thông tin và xem bảng kích thước tế bào trang 24 SGK, tự rút ra nhận xét. + HS trình bày, bổ sung cho đầy đủ. - GV nhận xét ý kiến của HS, yêu cầu HS rút ra nhận xét về kích thước tế bào. - Kích thước của tế bào khác nhau. - GV thông báo thêm số tế bào có kích thước nhỏ (mô phân sinh ngọn) tế bào sợi gai dài... - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. Hoạt động 2: cấu tạo tế bào + Mục tiêu: Kể được các bộ phận cấu tạo tế bào thực vật. - GV yêu cầu HS nghiên cứu độc lập nội dung SGK trang 24. + HS đọc thông tin SGK trang 24, kết hợp quan sát hình 7.4 SGK trang 24. - GV treo tranh câm: sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật. + Xác định được các bộ phận của tế bào rồi ghi nhớ kiến thức. - Gọi HS lên bảng chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh. + Từ 1-3 HS lên bảng chỉ tranh và nêu được chức năng từng bộ phận, HS khác nghe và bổ sung. - GV cho nhận xét có thể đánh giá điểm. - GV mở rộng: chú ý lục lạp trong chất tế bào có chứa diệp lục làm cho hầu hết cây có màu xanh và góp phần vào quá trình quang hợp. - GV tóm tắt, rút ra kết luận để HS ghi nhớ thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào. Hoạt động 3: mô + Mục tiêu: Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật. - GV treo tranh các loại mô yêu cầu HS quan sát và đưa câu hỏi: - Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng 1 loại mô, của các loại mô khác nhau? + HS quan sát tranh, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra nhận xét ngắn gọn. - Rút ra Tiểu kết: mô là gì?có những loại mô chính nào? + Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung thêm vào kết luận của HS: chức năng của các tế bào trong 1 mô nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên. 1) Hình dạng kích thước của tế bào. - Cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào. - Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. 2). Cấu tạo tế bào: - Tế bào gồm: + Vách tế bào, Màng sinh chất, Chất tế bào, Nhân và một số thành phần khác: Không bào, lục lạp (ở tế bào thịt lá). 3). Mô: - Mô gồm một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. - Các loại mô chính của thực vật: Mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ. 4). Củng cố luyện tập: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 cuối bài. - HS giải ô chữ nhanh, đúng, GV đánh giá điểm. 5). Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” - Chuẩn bị: quan sát sơ đồ sự lớn lên và phân chia của tế bào. Từ đó rút ra nhận xét. * Rút kinh nghiệm: --------&--------
Tài liệu đính kèm: