Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 19 đến tuần 38

Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 19 đến tuần 38

. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Giải thích được tác dụng, đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.

- Phân biệt đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ sâu bọ.

 2. Kỹ năng:

 - Hoạt động nhóm, so sánh, tổng hợp.

 3. Thái độ:

 - Nêu một số ứng dụng hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: tranh ảnh các loại hoa thụ phấn nhờ gió (ngô, phi lao)

 - HS: nghiên cứu thông tin SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 A. Ổn định lớp.

 B. Kiểm tra bài cũ.

 C. Giảng bài mới:

 

doc 45 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 19 đến tuần 38", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 28/12/2010 dạy lớp 6A1, 6A2 
Tuần 19
PPCT 37
 Bài 30: THỤ PHẤN (tt)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Giải thích được tác dụng, đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.
- Phân biệt đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ sâu bọ.
 2. Kỹ năng:
 - Hoạt động nhóm, so sánh, tổng hợp.
 3. Thái độ: 
 - Nêu một số ứng dụng hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: tranh ảnh các loại hoa thụ phấn nhờ gió (ngô, phi lao)
 - HS: nghiên cứu thông tin SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. Ổn định lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 C. Giảng bài mới:
 1. Hoạt động 1:
 a. Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
 b. Thực hiện:
Hoạt động của GV
Họat động của HS 
 - GV yêu cầu HS tự đọc thông tin ở SGK .Thảo luận theo nhóm
 + Hoa tập trung ở đâu?
 + Bao hoa thế nào?
 + Bao phấn thế nào? Hạt phấn?
 + Đầu nhụy?
 + Những đặc điểm đó có lợi gì cho sự thụ phấn nhờ gió?
 + Các nhóm phát biểu trao đổi cả lớp.
 - Hoa nằm ở ngọn
 - Bao hoa tiêu giảm
 - Chĩ nhụy dài, bao phấn treo lủng lẳng
 - Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
 - Đầu nhụy có lông dính
 c. Tiểu kết:
 Những cây thụ phấn nhờ gió có đặc điểm:
 - Hoa nằm ở ngọn
 - Bao hoa tiêu giảm
 - Chĩ nhụy dài, bao phấn treo lủng lẳng
 - Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
 - Đầu nhụy có lông dính
 2. Hoạt động 2:
 a. Mục tiêu: Tìm hiểu những ứng dụng thực tế về thụ phấn
 b. Thực hiện:
 - HS đọc thông tin ở SGK 
 - Con người đã biết làm những gì để ứng dụng hiểu biết về sự thụ phấn?
 - Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người.
 - Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn, làm tăng sản lượng của quả và hạt, tạo những giống mới của phẩm chất tốt, năng suất cao.
 c. Tiểu kết:
IV. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn 
 - Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn, làm tăng sản lượng của quả và hạt, tạo những giống mới của phẩm chất tốt, năng suất cao.
 IV. Củng cố:
	- Cho biết điều gì qua bài học?
	- HS đọc kết luận ở cuối bài.
 V. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học bài trả lời câu hỏi ở SGK 
	- Làm bài tập trang 102
	- Xem bài 
Ngày: 31/12/2010 dạy lớp 6A1,6A2 
Ngày: dạy lớp 
Tuần 19 
PPCT 38 
Bài 31: THỤ TINH, KẾT QUẢ, TẠO HẠT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - HS phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, hiểu được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
 2. Kỹ năng: Quan sát, so sánh, liên hệ thực tế.
 3. Thái độ: Biết chăm sóc khi cây ra hoa, bảo vệ quả và hạt của cây.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: 	- Vẽ tranh H31.1
	- Mẫu 
 HS ôn kiến thức: cấu tạo chức năng của hoa, khái niệm thụ phấn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. Ổn định lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 C. Giảng bài mới:
 1. Hoạt động 1:
 a. Mục tiêu: Tìm hiểu về sự nảy mầm của hạt phấn
 b. Thực hiện:
Hoạt động của GV
Họat động của HS 
 - HS đọc thông tin mục SGK 
 - Quan sát H31.1 trả lời câu hỏi sau khi thụ phấn có hiện tượng gì xảy ra?
 - GV củng cố.
HS: Trả lời:
 - Sau khi thụ phấn, hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn.
 Ống phấn xuyên đầu nhụy vào trong bầu tiếp xúc với noãn.
 c. Tiểu kết:
 I. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn :
 - Sau khi thụ phấn, hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn.Ống phấn xuyên đầu nhụy vào trong bầu tiếp xúc với noãn.
 2. Hoạt động 2:
 a. Mục tiêu: Tìm hiểu về hiện tượng thụ phấn
 b. Thực hiện:
 - HS tiếp tục quan sát H31.1 và đọc thông tin ở mục 2SGK trả lời câu hỏi.
 - Sau khi thụ phấn đến lúc thụ tinh có hiện tượng gì xảy ra?
 - Thụ tinh là gì?
 - Chỉ định HS lên bảng chỉ trên tranh vẽ và trả lời câu hỏi.
 - HS bổ sung.
 - GV nhận xét giúp HS hoàn thiện bài.
 - Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn, tạo thành tế bào môi gọi là hợp tử.
 c. Tiểu kết:
 II. Thụ tinh:
 - Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn, tạo thành tế bào môi gọi là hợp tử.
 3. Hoạt động 3:
 a. Mục tiêu: Kết quả của sự thụ phấn
 b. Thực hiện:
 - HS đọc thông tin ở mục 3 SGK trả lời câu hỏi:
 - Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
 - Noãn sau khi thụ tinh sẽ thành bộ phận nào của hạt?
 - Quả do bộ phận nào của hạt tạo thành? Quả có chức năng gì?
 - Sau khi thụ tinh, hợp tử phân chia nhanh phát triển thành phôi, vỏ noãn biến thành vỏ hạt – phần còn lại của noãn biến thành bộ phận chứa chất dự trữ.
 - Sự tạo quả:
Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
 c. Tiểu kết:
 III. Kết hạt và tạo quả. Sự hình thành hạt :
 - Sau khi thụ tinh, hợp tử phân chia nhanh phát triển thành phôi, vỏ noãn biến thành vỏ hạt – phần còn lại của noãn biến thành bộ phận chứa chất dự trữ.
 - Sự tạo quả:
Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
IV. Củng cố:
	- Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
	- Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em cho biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên bộ phận đó?
 V. Hướng dẫn về nhà:
	- Đọc phần “em có biết“ vẽ hình 31 – 1 học bài – các nhóm chuẩn bị : 5 loại quả khô (); 5 loại quả thịt ()
Ngày: 4/1/2011 dạy lớp 6A1,6A2 
Ngày: dạy lớp 
Tuần 20
PPCT 39 
 CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT
Bài 32: QUẢ VÀ HẠT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 	- Biết cách phân chia quả và hạt thành các nhóm khác nhau.
	- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân chia thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành.
 3. Thái độ:
 - Vận dụng kiến thức để bảo quản, chế biến quả và hạt sau thu hoạch.
 	- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên 
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: sưu tầm trước một số quả khơ v thịt khĩ tìm.
	- HS: chuẩn bị quả theo nhĩm (4, 6 HS)
	 + Đu đủ, cà chua, to, quắt,
	 + Đậu H Lan, me, phượng, bằng lăng,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. Ổn định lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 C. Giảng bài mới: 
 1. Hoạt động 1:
 a. Mục tiêu: Tập Chia Nhóm Các Loại Quả
 b. Thực hiện:
Hoạt động của GV
Họat động của HS 
 HS tập chia thành các nhóm khác nhau theo tiêu chuẩn tự chọn
 GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm:
 - Đặt quả lên bàn quan sát kỹ xếp thành nhóm
 - Dựa vào những đặc điểm nào để lựa chọn?
 - Hướng dẫn HS phân tích các bước của việc phân chia các nhóm quả.
 - Yêu cầu một số nhóm trưởng báo cáo kết quả.
 - GV nhận xét phân chia của HS nêu vấn đề, bây giờ chúng ta học cách chia quả theo tiêu chuẩn được các nhà khoa học định ra.
 + Quan sát vật mẫu, lựa chọn đặc điểm để chia thành các nhóm.
 - Tiến hành phân chia quả theo đặc điểm đã chọn.
 - HS viết kết quả phân chia và đặc điểm dùng để phân chia. VD: Hình dạng một số hạt, đặc điểm của hạt.
 - Báo cáo kết quả của các nhóm
 2. Hoạt động 2:
 a. Mục tiêu: Các Loại Quả Chính
 b. Thực hiện:
 - HS đọc SGK để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính: quả khô, quả thịt.
 - Yêu cầu HS xếp các quả thành 2 nhóm theo tiêu chuẩn đã biết
 - Gọi các nhóm khác nhận xét về sự xếp loại quả.
 - Giúp HS điều chỉnh và hoàn chỉnh việc xếp loại.
 * Phân loại các loại quả khô:
 - Yêu cầu HS quan sát vỏ quả khô khi chín nhận xét chia quả khô thành 2 nhóm.
 - Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô?
 - Gọi tên 2 nhóm của quả khô đó.
 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung – GV giúp HS khắc sâu kiến thức.
Kết luận:
 - Quả khô chia thành 2 nhóm:
 + Quả khô mẻ: khi chín khô, vỏ quả có khả năng tách.
 + Quả khô không mẻ: khi chín khô, vỏ quả không tự tách ra.
* Phân biệt các loại quả thịt:
 - Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK tìm hiểu đặc điểm phân biệt hai nhóm quả thịt ?
 - GV đi các nhóm theo dõi hổ trợ 
 - GV cho học sinh thảo luận rút ra kết luận 
 - GV giải thích thêm về quả hạch và yêu cầu HS tìm thêm (số VD về quả hạch)
 - HS đọc thông tin SGK để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính.
 - Thực hiện xếp các quả vào 2 nhóm theo các tiêu chuẩn: vỏ quả khi chín.
 - Báo cáo tên quả đã xếp vào 2 nhóm.
 - Điều chỉnh việc xếp loại nếu còn VD sai.
 - HS tiến hành quan sát và phân chia các quả khô thành nhóm.
 - Ghi lại đặc điểm từng nhóm vỏ mẻ và vỏ không mẻ.
 - Đặt tên cho mỗi nhóm quả khô: khô mẻ và khô không mẻ.
 - Các nhóm báo cáo kết quả.
 - Điều chỉnh việc xếp loại nếu có sai sót, tìm thêm VD.
 - HS đọc thông tin SGK quan sát H3.21(quả đu đủ, quả mơ)
 + Dùng dao cắt ngang quả cà chua, táo tìm đặc điểm quả mọng và quả hạch 
 - Báo cáo kết quả 
 - Tự điều chỉnh tìm VD 
Kết luận: quả thịt gồm nhóm, quả mọng phần thịt quả đầy mọng nước 
 - Quả hạch: có hạch cứng, chứa hạt ở bên trong
 c. Tiểu kết:
 Dựa vào đặc diểm của vỏ quả, có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.
 - Quả khô: khi chín vỏ khô cứng, mỏng. Chia thành 2 nhóm:
 + Quả khô mẻ: khi chín khô, vỏ quả có khả năng tách.
 + Quả khô không mẻ: khi chín khô, vỏ quả không tự tách ra.
 - Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. gồm nhóm: 
 + Quả mọng: chứa toàn thịt quả. 
 + Quả hạch: có hạch cứng, chứa hạt ở bên trong
IV. KIỂM TRA: 
+ Cho học sinh đọc SGK, Có thể kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm (SGK)
+ Viết sơ đồ phân loại quả
Quả khô
Khi chín củ quả cứng, mỏng, khô
Quả khô nẻ
(khi chín vỏ quả tự nứt)
Quả khô không nẻ
(khi chín vỏ quả không tự nứt)
Quả thịt
Khi chín, vỏ mềm, nhiều thịt quả
Quả hạch
(hạt có hạch cứng bao bọc)
Quả mọng
(quả mềm chứa đầy thịt)
V.DẶN DÒ::
	+ Học bài trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK 
	+ Đọc mục “Em có biết”
	+ Hướng dẫn ngâm hạt đỗ và hạt ngô, chuẩn bị bài sau.
Ngày: 7/1/2011 dạy lớp 6A1, 6A2 
Ngày: dạy lớp 
Tuần 20
PPCT 40
Bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Kể tên được các bộ phận của hạt
- Phân biệt được hạt 1 lá mầm và 2 lá mầm
- Biết cách nhận biết được hạt trong thực tế.
 2. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh để rút ra kết luận.
 3. Thái độ: 
 - Biết cách lựa chọn và bảo quản hạt giống.
II. CHUẨN BỊ:
 + Mẫu vật: 
 - Hạt đỗ đen ngâm nước 1 ngày
 - Hạt ngô đặt trên bông ẩm 3, 4 ngày.
	+ Tranh câm về các bộ phận hạt đỗ đen và hạt ngô.
	+ Kim mũi mác, lúp cầm tay.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. Ổn định lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 C. Giảng bài mới:
 1. Hoạt động 1:
 a. Mục tiêu: Tìm Hiểu Các Bộ Phận Của Hạt
 b. Thực hiện:
Hoạt động của GV
Họat động của HS 
 - GV cho HS bóc vỏ 2 loại hạt ngô và đỗ đen.
 - Dùng lúp quan sát đối chiếu với H33.1 và H33.2 tìm đủ các bộ phận của hạt.
 - Sau khi quan sát, các nhóm ghi kết quả vào bảng SGK trang 108.
(GV lưu ý hướng dẫn các nhóm chưa bóc tách được)
 Cho HS điền vào tranh câm.
(?) Hạt gồm những bộ phận nào?
 - GV nhận xét và chốt l ... ệ họ hàng.
 c. Tiểu kết:
 Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tiên. Giới thực vật từ khi xuất hiện đã không ngừng phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp. Chúng có nguồn gốc và có quan hệ họ hàng.
 2. Hoạt động 2:
 a. Mục tiêu: Các giai đoạn phát triển của thực vật
 b. Thực hiện:
Yêu cầu học sinh quan sát H44.1 hỏi: 3 giai đoạn phát triển của thực vật là gì?
 - Giáo viên bổ sung chỉnh lý lại
 Giáo viên phân tích tóm tắt 3 giai đoạn phát triển của thực vật liên quan đến điều kiện sống.
 + Giai đoạn 1: Đại dương là chủ yếu tảo có cấu tạo đơn giản thích nghi với môi trường nước 
 + Giai đoạn 2: Các lục địa mới xuất hiện thực vật lên cạn có rể thân lá thích nghi ở cạn 
 + Giai đoạn 3: khí hậu khô hơn mặt trời chiếu sáng liên tục.
 thực vật hạt kín có đặc điểm tiến hóa hơn hẳn: noãn được bảo vệ trong bầu. Các đặc điểm cấu tạo sự sống hoàn thiện dần thích nghi với điều kiện sống thay đổi
- Học sinh nêu 3 giai đoạn phát triển của thực vật gọi học sinh bổ sung yêu cầu 
 + Giai đoạn 1: Xuất hiện thực vật ở nước.
 + Giai đoạn 2: các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện.
 + Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của hạt kín. 
 - Kết luận: nhắc lại ba giai đoạn phát triển của thực vật.
 - Kết luận chung: học sinh đọc SGK
 c. Tiểu kết:
 3 giai đoạn phát triển của thực vật
 + Giai đoạn 1: Xuất hiện thực vật ở nước.
 + Giai đoạn 2: các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện.
 + Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của hạt kín. 
IV. Kiểm Tra Đánh Giá:
- Có thể sử dụng câu hỏi SGK
- Có thể sử dụng bài tập điền trong SGK.
V. Dặn Dò:
- Học kết luận SGK trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 12, 13
- Chuẩn bị bài sau.
- Hoa hồng dại, hoa hồng các màu.
 - Chuối nhà, chuối dại. 
Ngày: 15/3/2011 dạy lớp 6A1, 6A2 
Ngày: dạy lớp 
Tuần 28 
PPCT 55
Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Xác định các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
	- Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lý do khác nhau.
	- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.
	- Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo thực vật 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát thực hành.
 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
 + GV: - Tranh cây cải dại, cải trồng
	 - Hoa hồng dại và hoa trồng.
	 - Chuối dại, chuối nhà 	
	 - Một số quả ngon: táo, nho, xoài 
 + HS: xem trước bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. Ổn định lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 C. Giảng bài mới:
 1. Hoạt động 1:
 a. Mục tiêu: cây trồng bắt nguồn từ đâu ?
 b. Thực hiện:
Hoạt động của GV
Họat động của HS 
 - Giáo viên dùng phương pháp hỏi đáp và giảng giải.
 - Cây như thế nào được gọi là cây trồng? 
 + Hãy kể một vài cây trồng và công dụng của chúng?
 + Con người trồng cây nhờ mục đích gì?
 - Giáo viên nhận xét đúng sai.
Cho học sinh đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: Cây trồng có nguồn gốc từ đâu?
 - Học sinh trả lời bổ sung hoàn chỉnh kết luận.
 Chuyển ý: Cây trồng ngày nay khác cây dại như thế nào? 
- Học sinh vận dụng hiểu biết thực tế trả lời câu hỏi.
 - Cho học sinh đọc thông tin SGK trang 144
 - Giải thích nguồn gốc cây trồng. Một vài học sinh trả lời học sinh khác bổ sung rút ra kết luận.
Kết luận: Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Cây trồng phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
 c. Tiểu kết:
 Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Cây trồng phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
 2. Hoạt động 2:
 a. Mục tiêu: cây trồng khác cây dại như thế nào?
 b. Thực hiện:
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm từng vấn đề.
Vấn đề 1: Nhận biết cây trồng và cây dại:
 - Yêu cầu học sinh quan sát H45.1
 - Nhận biết cây cải trồng và cây cải dại.
 - Em hãy cho biết sự khác nhau giữa các bộ phận tương ứng rể, thân, lá.
 - Vì sao các bộ phận của cây trồng lại khác nhiều so với cây dại?
 Giáo viên nhận xét đúng sai, giáo viên chốt lại vấn đề.
 * Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau, con người đã tác động cải tạo các bộ phận đó – làm cây trồng khác xa cây dại.
Vấn đề 2: So sánh cây trồng với cây dại.
 - Phát phiếu học tập (theo mẫu SGK)
 - Giáo viên yêu cầu quan sát mẫu hoa hồng ghi vào phiếu ghi thêm 1, 2 ví dụ khác.
Giáo viên kẻ lên bảng phiếu học tập.
 - Tổ chức thảo luận, giáo viên ghi lên bảng.
 - Chốt lại vấn đề đúng.
 - Hãy cho biết: cây trồng khác cây dại ở điểm nào?
 - Giáo viên bổ sung hoàn thiện kết luận (cây trồng khác cây dại ở bộ phận mà con người sử dụng)
 - Cho học sinh quan sát một số quả có giá trị do con người tạo ra.
 để có những thành tựu trên, con người dùng phương pháp nào?
- Học sinh quan sát H45.1 chú ý các bộ phận của cây cải trồng được sử dụng.
 - Học sinh thảo luận trong nhóm, ghi câu trả lời ra nháp.
 - Yêu cầu trả lời rể, thân, lá của cây trồng to hơn cây dại do con người tác động.
 - Cho 1, 2 nhóm trả lời các nhóm nhận xét, bổ sung.
 - Quan sát mẫu ghi các đặc điểm vào phiếu (chú ý màu sắc, hương thơm).
 - Thảo luận nhóm ghi ví dụ 1, 2 nhóm đọc kết luận.
 - Từ những vấn đề đã trao đổi học sinh thảo luận rút ra kết luận.
Kết luận: 
 + Cây trồng có nhiều loại phong phú.
 + Bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt.
 c. Tiểu kết:
 + Cây trồng có nhiều loại phong phú.
 + Bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt.
 3. Hoạt động 3:
 a. Mục tiêu: Tìm Hiểu Công Việc Cải Tạo Cây Trồng
 b. Thực hiện:
 - Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
 + Muốn cải tạo cây trồng, cần làm gì?
 - Giáo viên tổng kết những ý học sinh phát biểu đưa vào 2 vấn đề chính.
 + Cải tạo giống.
 + Các biện pháp chăm sóc.
 - Học sinh tự nghiên cứu thông tin tìm hiểu các biện pháp cải tạo cây trồng ghi vào nháp.
 - Cho các nhóm phát biểu.
 - Học sinh tự điều chỉnh kiến thức rút ra kết luận.
Kết luận: 
 + Cải biến tính di truyền: lai, chiết, ghép, tạo giống, nhân giống,
 - Chăm sóc, tưới nước, bón phân phòng trừ sâu bệnh.
Kết luận chung: học sinh đọc SGK.
 c. Tiểu kết:
 - Cải biến tính di truyền: lai, chiết, ghép, tạo giống, nhân giống,
 - Chăm sóc, tưới nước, bón phân phòng trừ sâu bệnh.
V. Đánh Giá:
	- Sử dụng câu hỏi SGK.
VI. Dặn Dò:
	- Học bài trả lời câu hỏi SGK 
	- Đọc “Em có biết”
	- Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên.
 - Ôn lại kiến thức quang hợp
Ngày: 18/3/2011 dạy lớp 6A1, 6A2 
Ngày: dạy lớp 
Tuần 28
PPCT 56
 Chương IX. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Giải thích được tại sao thực vật, nhất là thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 trong không khí và do đó góp phần điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
 3. Thái độ: Xác định ý thức bảo vệ thực vật bằng các hành động cụ thể.
II. CHUẨN BỊ:
 + GV: - Tranh sơ đồ trao đổi khí (H46.1 SGK phóng to)
	 - Sưu tầm một số tin + ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường.
 + HS: xem trước bài, như phần dặn dò. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. Ổn định lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 C. Giảng bài mới:
 1. Hoạt động 1:
 a. Mục tiêu: : tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc ổn định lượng khí CO2 và O2 trong không khí
 b. Thực hiện:
Hoạt động của GV
Họat động của HS 
- Cho học sinh quan sát tranh vẽ (H46.1 SGK) chú ý mũi tên chỉ khí CO2 và O2 
 tìm hiểu việc điều hòa lượng khí CO2 và O2 đã được thực hiện như thế nào?
 + Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra?
Gọi 1, 2 em trình bày ý kiến, giáo viên bổ sung.
(chú ý đến đối tượng học sinh trung bình)
 - Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí được ổn định?
- Học sinh làm việc cá nhân
 + Quan sát tranh vẽ trả lời 2 câu hỏi.
Yêu cầu thấy được:
 + Lượng O2 sinh ra trong quang hợp sử dụng trong quá trình hô hấp của thực vật ĐV.
 + Ngược lại, khí CO2 thải trong quá trình hô hấp và đã cháy được thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp.
 + Nếu không có thực vật: lượng CO2 tăng và lượng O2 sẽ giảm sinh vật không tồn tại được.
 - Học sinh thảo luận tự rút ra kết luận.
 - Kết luận: Thực vật ổn định lượng khí CO2 và O2.
 c. Tiểu kết:
 + Lượng O2 sinh ra trong quang hợp sử dụng trong quá trình hô hấp của thực vật ĐV.
 + Ngược lại, khí CO2 thải trong quá trình hô hấp và đã cháy được thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp.
 => Thực vật ổn định lượng khí CO2 và O2.
 2. Hoạt động 2:
 a. Mục tiêu: Thực Vật Giúp Điều Hòa Khí Hậu
 b. Thực hiện:
 - Học sinh nghiên cứu thông tin mục đọc bảng so sánh khí hậu ở 2 khu vực thảo luận các nội dung sau:
 + Tại sao trong rừng rậm mát còn ở bãi trống nóng và nắng gắt?
 + Tại sao bãi trống khô, gió lạnh còn trong rừng ẩm, gió yếu?
 - Giáo viên bổ sung (nếu cần) yêu cầu học sinh làm bài tập SGK cuối mục 2. Giáo viên lưu ý không nên cho học sinh trả lời.
 - Qua bài tập học sinh rút ra kết luận về vai trò của thực vật.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
 + Đọc thông tin và bảng so sánh thảo luận.
 + Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung yêu cầu nêu được.
 * Trong rừng tán lá rậm ánh sáng khó lọt xuống dưới râm mát còn bãi trống không có đặc điểm này.
 - Trong rừng cây thoát hơi nước và cản gió rừng ẩm và gió yếu, còn bãi trống thì ngược lại.
 - Học sinh tự làm bài tập.
 Đọc kết quả gọi 1, 2 học sinh bổ sung.
Thấy được:
 + Lượng mưa cao hơn nơi không có rừng.
 + Sự có mặt của thực vật ảnh hưởng đến khí hậu.
Kết luận: thực vật giúp điều hòa khí hậu.
 c. Tiểu kết:
 Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng, tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
 3. Hoạt động 3:
 a. Mục tiêu: Thực Vật Làm Giảm ô Nhiễm Môi Trường
 b. Thực hiện:
 - Yêu cầu học sinh lấy các ví du về hiện tượng ô nhiễm môi trường.
 - Hiện tượng ô nhiễm môi trường do đâu?
 - Từ đó, yêu cầu học sinh suy nghĩ xem có thể dùng biện pháp sinh học nào làm giảm bớt ô nhiễm môi trường (giáo viên có thể gợi ý cho học sinh đọc đoạn
 - Học sinh đưa ra các mẫu tin, tranh, ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường.
 Thấy được hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí là do hoạt động sống của con người.
 - Học sinh đọc thông tin đoạn thấy được trồng nhiều cây xanh.
Kết luận: lá cây ngăn lại, cản gió, một số cây tiết chất diệt vi khuẩn.
Kết luận chung: học sinh đọc SGK.
 c. Tiểu kết:
 Lá cây ngăn lại, cản gió, một số cây tiết chất diệt vi khuẩn.
IV. Kiểm Tra Đánh Giá:
	- Sử dụng các câu hỏi SGK (tr148)
V. Dặn Dò:
	- Học sinh đọc kết luận SGK, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 tr148.
	- Đọc “Em có biết”
	- Sưu tầm một số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt, hạn hán.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh6 HKII.doc