Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 30 đến tiết 34

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 30 đến tiết 34

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.Phân biệt được hình hức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và do người.

- Tìm được một số VD về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

 

doc 9 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 30 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 4/12/2010.
Dạy: 6/12/2010. Chương V- Sinh sản sinh dưỡng
( Tiết 4 lớp 6). Tiết 30:
----------------- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.Phân biệt được hình hức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và do người.
- Tìm được một số VD về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh 
- Kĩ năng lắng nghe, hợp tác.
III.Phương pháp dạy học:
- Dạy học nhóm.
- Hỏi và trả lời.
- Trực quan
IV.Phương tiện dạy học:
- GV: Tranh vẽ hình 16.4 SGK, kẻ bảng SGK trang 88 vào bảng phụ.
Mẫu: Rau má, sài đất, củ gừng, củ nghệ có mầm, cỏ gấu, củ khoai lang có chồi, lá bỏng, lá hoa đá có mầm.
- HS: Chuẩn bị 4 mẫu như hình 26.4 SGK theo nhóm, ôn lại kiến thức của bài biến dạng của thân rễ, kẻ bảng SGK trang 88 vào vở
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Lớp 6 : ...... vắng:.................
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới:
Cho HS xem lá bỏng có các chồi và giới thiệu: hiện tượng này gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhên. Vậy sinh sản sinh dưỡng là gì? ở những cây khác có như vậy không?
 Nội Dung
 Hoạt động của thầy và trò
1) Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở 1 số cây có hoa.
Stt
Tên cây
sự tạo thành cây mới
mọc từ phần nào của cây
Phần đó thuộc cơ quan nào
Trong điều kiện nào
1
Rau má
thân bò
c.q sinh dưỡng
Có đất ẩm
2
Gừng
thân rễ
''
Nơi ẩm
3
Khoai lang
rễ củ
''
Nơi ẩm
4
Thuốc bỏng
lá
''
Đủ độ ẩm
.
* Kết luận:
Nhữnh hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: thân bò, thân rễ, rễ củ, lá....
2) Sinh dưỡng tự nhiên của cây.
* KN:
Sinh sản sinh tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, 
lá ).
.- GV treo tranh H.26.1- H.26.4 hướng dẫn học sinh kết hợp với mẫu vật thật quan sát.
 Y/c học sinh thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập rồi điền vào bảng (SGK- 88):
? củ gừng để ở nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không?vì sao?
? Củ khoai lang để ở nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không? vì sao?
? Lá thuốc bỏng để ở nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không? vì sao?
- H/ s hoạt động nhóm thống nhât đáp án.
- Gv treo bảng phụ.Đại diện nhóm lên chữa bài. Nhóm khác bổ sung ( nếu có).
- Gv treo đáp án chuẩn.
Y/c 1H/s rút ra kết luận.
? Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là gì?
- Gv yêu cầu h/s đọc lệnh ở mục 2 ( SGK - 88) ? Hãy xem lại bảng trên, suy nghĩ tìm từ điền vào chỗ trống trong các câu ở SGK.
- H/s làm bài tập cá nhân.
- Gv y/c 3 h/s chữa bài tập. H/s khác nhận xét bổ sung ( nếu có).
- Gv nhận xét đúng sai.
? Từ bài tâp trên em hãy phát biểu thành khái niệm thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
- 1 H/s phát biểu.
? qua bài học em nắm được những kiến thức cơ bản gì?
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- GV đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: ngâm đoạn rau muống ở vườn nhà cho mọc rễ.
- Đọc trước bài: Sinh sản sinh dưỡng do người.
Ngày soạn: 7/12/2010.
Ngày dạy: 9/12/2010.
( Tiết 5 lớp 6).
---------------------- Tiết 31
Sinh sản sinh dưỡng do người
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được những ứng dngj thực tế của sinh sản sinh dưỡng do người.Phân biệt hình thức giâm, chiết , ghép, nhân giống trong ống nghiệm.
- Biết được những ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
2. Kĩ năng
- Biết cách giâm, chiết, ghép.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh 
- Kĩ năng lắng nghe tích cực , hợp tác.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm
III.Phương pháp dạy học:
- Dạy học nhóm.
- Trực quan
- Vấn đáp - tìm tòi.
IV.Phương tiện dạy học:
- GV: Tranh phóng to hình 27.1 đến 27.4.
	Mẫu vật: Cành sắn, cành dâu, ngọn mía, rau muống đã mọc rễ.
- HS: Cành rau muống cắm trong bát đất.
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Lớp 6 : ...... vắng:.................
2. Kiểm tra bài cũ: - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
 Nội Dung
 Hoạt động của thầy và trò
1) Giâm cành:
* KN:
- Giâm cành là cắt 1 đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ, sau đó cành sẽ phát triển thành cây mới.
2) Chiết cành:
* Kn:
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ trên cây mẹ rồi mới tách khỏi cây mẹ đem trồng thành cây mới.
Cách làm:
- Chọn 1 cành khoẻ cắt bỏ 1 khoanh vỏ, lấy đất mùn làm thành 1 bầu bó xung quanh vết cắt, bầu ddaat luôn được giữ ẩm cho đến khi mếp trên vết cắt ra rễ thì cắt đem trồng thành cây mới.
3) Ghép cây
* KN:
- Ghép cây là dùng mắt chồi của một cây gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển.
- có 2 cách ghép cây: Ghép mắt và ghép cành.
4) Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
* KN:
- Nhân giống vô tính là phương pháp tạo nhiều cây mới từ một mô.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, quan sát hình 27.1 và mẫu đã mang đi, trả lời các câu hỏi SGK.
- GV giới thiệu mắt của cành sắn, lưu ý cành giâm phải là cành bánh tẻ
? Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đemcắm xuống đất ẩm sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng gì?
Giâm cành là gì?
? Hãy kể tên 1 số cây được trồng bằng cách giâm cành? cành của những cây này thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được?
- H/s thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo trả lời. Nhóm khác bổ sung ( Nếu có)
- GV nhận xét đúng sai, y/c 1 h/s rút ra kết luận.
- gv cho h/s quan sát h.27.2 ( SGK- 89). y/c trao đổi nhóm cặp trả lời theo nội dung:
? Chiết cành là gì?
? vì sao ở cành chiết rễ chỉ có thể mọc ra từ mps vỏ phía trên vết cắt?
? Hãy kể tên 1 số cây được trồng bằng cách chiiết cành? vì sao những loại cây nay thường khônh được trồng bằng cách giâm cành?
- H/s hoạt động nhóm cặp. Đại diện nhóm báo cáo. Nhóm khác bổ sung ( Nếu có)
- Gv nhận xét đúng sai, y/c 1 học sinh rút ra kết luận.
- Gv y/c h/s đọc thông tin (SGK - 90) + quan sát H 27.3 hỏi:
? Em hiểu thế nào là ghep cây? có mấy cách ghép cây?
Ghép mắt gồm những bước nào?
- H/s hoạt động cá nhân trả lời.
? Hãy lấy vd về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt?
- h/s trả lời
- Gv y/c 1h/s rút ra kết luận.
- Gv cho h/s đọc thông tin + quan sát h.27.4 (SGK- 91).. đây là biện pháp nhân giống hiện đại có tác dụng nhân giống rất nhanh.
+ Nhân giống vô tính là gì?
+ Em hãy cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua các phương tiện thông tin?
- H/s đọc em có biết.
Gv mở rộng: Kể thêm 1 vD cụ thể để minh hoạ và phân tích cho h/s hiểu thêm giá trị to lớn của kĩ thuật nhân giống hiện đại này.? 
Thế nào là sinh sản sinh dưỡng do người?-
Hs kết luận.
 Nội Dung
 Hoạt động của thầy và trò
4. Củng cố:
? Nêu điểm giống và khác nhau giữa giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm
? Cách nhân giống nào nhành và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài.
- Làm bài tập SGK 92 ở nhà, báo cáo kết quả sau 3 tuần.
- Chuẩn bị: hoa bưởi, hoa râm bụt, hoa loa kèn.
Soạn: 11/12/2010.
Dạy: 13/12/2010.
( Tiết 4 lớp 6). Chương VI
-------------------- Hoa và sinh sản hữu tính
 Tiết 32: Cấu tạo và chức năng của hoa
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được các bộ phận của hoa và vai trò của hoa đối với cây.
- Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng.Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được cấu tạo của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh 
III.Phương pháp dạy học:
- Dạy học nhóm.
- Trực quan
IV.Phương tiện dạy học:
- GV: Tranh phóng to hình 28.1 đến 27.3.
	Mẫu vật: Râm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa hồng. Kính lúp.
- HS: Một số loại hoa đã dặn.
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Lớp 6 : ...... vắng:.................
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng do người? trình bày các phương pháp đó?
 3. Bài mới:GV cho HS quan sát một số loại hoa và hỏi: Hoa thuộc loại cơ quan nào? cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
Nội dung
Hoạt động thầy và trò
1. Các bộ phận của hoa:
- Hoa gồm các bộ phận: đài tràng, nhị, nhuỵ.
+ Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).
+ Nhuỵ gồm: đầu, vòi, bầu nhuỵ, noãn trong bầu nhuỵ
2.Chức năng các bộ phận của hoa:
- Đài tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.
- Nhị, nhuỵ có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.
- Nhị: có nhiều hạt phấn mang tế bào bào sinh dục đực.
- Nhuỵ: có bầu chứa lá noãn mang tế bào sinh dục cá
- GV y/cầu h/s q/s H28.1 + mô hình( sgk- 94)
? Hoa gồm những bộ phận nào?
- Gv y/c h/s q/sát H.281.,2,3 ( SGK - 94) thực hiện lệnh tam giác( SGK - 94).
- H/s hoạt động nhóm.Đ/d nhóm báo cáo.Nhóm khác bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt lại, chỉ trên mầu vật thật.
- Gv y/cầu 1 h/s rút ra kết luận.
- H/s rút ra kết luận.
- Gv y/cầu h/s đọc thông tin( sgk) thực hiện lệnh tam giác ( SGK- 95).
- H/s hoạt động nhóm.Đ/d nhóm báo cáo.Nhóm khác bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt lại, chỉ trên mầu vật thật.
- Gv y/cầu 1 h/s rút ra kết luận.
- H/s rút ra kết luận.
? Bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao?
- H/s trả lời.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ.
a. Ghép hoa: 
	- Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ.
b. Ghép nhị, nhuỵ
	- GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3.
	- Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp.
	GV nhận xét, đánh giá điểm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập SGK 95.
- Chuẩn bị: Hoa bí, mướp, hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa khác nhau.
Soạn: 12/12/2010.
Dạy: 14/12/2010. Tiết 33
( Chiều tiết1lớp 6). Các loại hoa
--------------------- 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được các loại hoa: Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để xác định các bộ phận chủ yếu của hoa và cách xếp hoa trên cây là những đặc điểm chủ yếu để phân chia các nhóm hoa.
- Kĩ năng tự tin đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
III.Phương pháp dạy học:
- Dạy học nhóm.
- Trực quan
IV.Phương tiện dạy học:
- GV:	Mẫu vật: một số mẫu hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm, tranh ảnh về các loại hoa.
- HS: Mang các loại hoa như đã dặn.
	Kẻ bảng SGK trang 97 vào vở.
	Xem lại kiến thức về các loại hoa.
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Lớp 6 : ...... vắng:.................
2.Kiểm tra bài cũ:- Nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính của hoa?
3.Bài mới:
Nội Dung
Hoạt động của thầy và trò
1.Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
- Có 2 loại hoa:
+ Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
+ Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhuỵ.
2.Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây.
- Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có thể chia ra 2 cách mọc hoa
+ Mọc đơn độc: chỉ có 1 bông hoa trên 1 cành	
 + Mọc thành cụm: có nhiều bông hoa trên 1 cành.
- Gv cho h/s q/sát tranh H29.1, hỏi:
? Trong tranh có những loại hoa nào?
- H/s tar lời.
- Gv y/cầu h/s q/s H29.1+ mẫu vật thật của các nhóm mang đến lớp điền vào cột nhị và nhuỵ trong bảng sau: 
stt
tên cây
các bộ phận s.sản chủ yếu
Thuộc nhóm hoa nào
Nhị
Nhuỵ
- H/s hoạt động nhóm.Đ/d nhóm báo cáo.Nhóm khác bổ sung.
- Gv nhận xét đúng sai.
? Nhìn vào bảng trên hãy cho biết các loại hoa trên có thể được chia thành mấy nhóm?
- H/s: 2 nhóm( lưỡng tính và đơn tính).
? Vậy hãy cho biết các loại hoa trên thuộc nhóm nào bằng cách hoàn thành nốt cột cuối cùng của bảng?
- 2h/s lên bảng làm.
- làm bài tập( SGk - 97)..Đền từ vào chỗ trống...
? Qua bài tập trên em hãy định nghĩa thế nào là hoa đơn tính, thế nào là hoa lưỡng tính?
- 1 h/s chốt lại.
- Gv y/cầu h/s q/s H29.2+ mẫu vật thật
? Dựa vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành mấy nhóm?
- H/s: Trả lời.
- GV đưa cành hoa hồng và hoa cuc scho h/s q/s, hỏi:
? Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm có đặc điểm gì?
- H/s phat biểu.
- Gv chốt lại, chỉ trên mẫu vật.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài, đánh giá giờ học. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn các nội dung đã học. Chuẩn bị ôn tập tiết 34.
Soạn: 12/12/2010. 
Dạy: 14/12/2010. Tiết 34:
( Bù chiều T2 l6). Ôn tập học kỳ I
------------------------
I. Mục tiêu
- Học sinh ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học.
- Biết cô đọng các kiến thức chính của nội dung từng bài.
- Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo.
- Có kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
- Có thái độ yêu thích môn học.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng trả lời câu hỏi
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
III.Phương pháp dạy học:
- Hỏi và đáp
IV.Phương tiện dạy học:
- GV: Tranh vẽ các hình trong nội dung chương 4, 5, 6.
- HS: Chuẩn bị theo nội dung đã học.
	Xem lại kiến thức về các loại hoa.
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Lớp 6 : ...... vắng:.................
2. Kiểm tra bài cũ: Trong khi ôn tập.
3. Bài mới
Giáo viên hướng dẫn HS ôn tập theo nội dung từng chương:
Nội Dung
Hoạt động thầy - trò
a. Chương IV: Lá
- Đặc điểm bên ngoài của lá:	
+ Nêu cấu tạo, cách xếp lá trên cây
+ Chức năng
- Cấu tạo trong:	+ Cấu tạo
	+ Chức năng
- Quang hợp:
+ Nêu được thí nghiệm chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh snág.
+ Xác định được chất khỉ thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
+ Xác định được những chất cần thiết để lá chế tạo tinh bột.
+ Nêu được khái niệm quang hợp.
+ Nêu được các điều kiện bên ngoài ảnh hưởn đến quang hợp.
+ ý nghĩa của quang hợp.
- Hô hấp của cây:
+ Nêu được các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây.
+ Khái niệm
- Sự thoát hơi nước ở lá và ý nghĩa 
- Biến dạng của lá:
+ Các loại lá biến dạng
+ ý nghĩa
b. Chương V: Sinh sản sinh dưỡng
- Hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Hình thức sinh sản sinh dưỡng do người.
c. Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính
- Cấu tạo và chức năng của hoa:
+ Nêu cấu tạo
+ Nêu chức năng của các bộ phận
- Các loại hoa
+ Sự phân chia thành: hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.
+ Sự phân chia thành: hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
- Gv đặt câu hỏi, h/s trả lời:
? Nêu đặc điểm bên ngoài của lá?
? Có mấy cách xếp hoa trên cây?
- H/s trả lời.
- Gv cho h/s hoạt động nhóm.
? Trình bày TN lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng?
? Thí nghiệm xác định được chất khỉ thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột?
Thí nghiệm xác định được những chất cần thiết để lá chế tạo tinh bột.
? Quang hợp là gì.
? Có các điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởn đến quang hợp? 
? ý nghĩa của quang hợp.
- H/s hoạt động nhóm.Đ/d nhóm báo cáo.Nhóm khác bổ sung.
- Gv nhận xét, 
? Nêu thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây.
? Hô hấp là gì?
- H/s trả lời.
? Có những loại á biến dạng nào?
- H/s trả lời.
? Nêu cấu tạo và chức năng của hoa?
- H/s trả lời.
? Thế nào là hoa đơn tính, hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm? cho ví dụ?
- H/s trả lời.
4. Củng cố:- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- HS ôn bài.
- Ôn nội dung tiết 34.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 30- 34.doc