Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 19 - Tuần 10: Ôn tập

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 19 - Tuần 10: Ôn tập

1.1. Kiến thức:

- Học sinh củng cố được các kiến thức đã học từ chương I đến chương III.

- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên các tranh vẽ.

- Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo.

 1.2. Kỹ năng:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi, kĩ năng so sánh.

- Có kĩ năng sử dụng kính hiển vi thành thạo.

 1.3. Thái độ:

- Có thái độ yêu thích môn học.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2028Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 19 - Tuần 10: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: Tiết PPCT : 19 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 10
 ÔN TẬP
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức:
- Học sinh củng cố được các kiến thức đã học từ chương I đến chương III.
- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên các tranh vẽ.
- Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo.
 1.2. Kỹ năng:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi, kĩ năng so sánh.
- Có kĩ năng sử dụng kính hiển vi thành thạo.
 1.3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích môn học.
2. TRỌNG TÂM
- Kính lúp, kính hiển vi. Cấu tạo tế bào thực vật.
- Các loại rễ, các miền của rễ. Biến dạng của rễ. Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
- Cấu tạo của thân. Chức năng của thân. Các loại thân biến dạng.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Tranh vẽ các hình có trong nội dung đã học. Kính lúp, kính hiển vi.
3.2. Học sinh: Chuẩn bị ôn tập theo nội dung đã dặn.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : nắm sỉ số lớp, vệ sinh.
4.2. Kiểm tra miệng: 
 - Kiểm tra lồng vào bài ôn tập.
4.3. Bài mới:
- GV hướng dẫn HS ôn tập theo từng chương.
- GV gợi ý bằng các câu hỏi để HS đưa ra nội dung:
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập lại những kiến thức cơ bản ở chương I 
* Kính lúp, kính hiển vi: 	
- Trình bày cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi?
- Quan sát tế bào thực vật: 	
* Cấu tạo tế bào thực vật:	
- Tế bào thực vật cấu tạo gồm những bộ phận nào? (trên tranh câm).
- Tế bào lớn lên nhờ quá trình nào?
- Loại tế bào nào có khả năng phân chia?
- GV yêu cầu HS lần lượt trình bày các nội dung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng của rễ, biến dạng của rễ.
* Các loại rễ, các miền của rễ: 	
- Có mấy loại rễ chính? Nêu ví dụ? 
- Mô tả đặc điểm của từng loại?
- Trình bày cấu tạo miền hút của rễ?
- Trình chức năng của từng bộ phận?
- Sự hút nước và muối khoáng của rễ do mạch nào đảm nhiệm?
- Có mấy loại rễ biến dạng?
- Trình bày đặc điểm của từng loại rễ phù hợp với chức năng?
- GV yêu cầu HS lần lượt trình bày các nội dung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng của thân, biến dạng của thân.
-Trình bày các bộ phận cấu tạo ngoài của thân?
- Có mấy loại thân?
- Thân dài ra do đâu?
+ Vận dụng vào thực tế: bấm ngọn, tỉa cành.
- So sánh cấu tạo trong của thân non với cấu tạo trong miền hút của rễ?
- Trình bày đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng?
- Thân to ra do đâu?
- Phân biệt dác và ròng?
- Trình bày sự vận chuyển các chất trong thân?
- Có mấy loại thân biến dạng?
 - Chức năng của các loại thân biến dạng đó?
- GV yêu cầu HS lần lượt trình bày các nội dung.
- GV nhận xét.
1) Tế bào thực vật.
a/ Kính lúp, kính hiển vi:
- Cách sử dụng: 
b/ Quan sát tế bào thực vật:
- Nội dung (SGK tr. 21, 22).
c/ Cấu tạo tế bào thực vật:
- Các bộ phận: .
- Tế bào lớn lên nhờ quá trình trao đổi chất.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
2. Rễ:
a/ Các loại rễ:
- 2 loại rễ chính: rễ cọc, rễ chùm
- Ví dụ: rễ cây lúa, cây hành cây mít, cây ổi 
- Đặc điểm: ..
b/ Cấu tạo và chức năng miền hút của rễ:
- Cấu tạo: vỏ và trụ giữa.
- Chức năng chính của từng bộ phận: 
c/ Sự hút nước và muối khoáng của rễ:
- Nhu cầu về nước và muối khoáng:
- Bộ phận đảm nhiệm hút nước và muối khoáng: .
d/ Biến dạng của rễ:
- Các loại rễ biến dạng: ..
- Đặc điểm của từng loại rễ biến dạng: 
3. Thân: 
a/ Cấu tạo ngoài của thân:
- Các bộ phận ngoài của thân. 
- Các loại thân: 
- Thân dài ra do: 
b/ Cấu tạo trong của thân non:
* So sánh:
- Giống nhau:
+ Có cấu tạo bằng tế bào.
+ Gồm các bộ phận: Vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột).
- Khác nhau: 
+ Rễ: Biểu bì có lông hút (Miền hút của rễ). Có mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ.
+ Thân: Một vòng bó mạch (mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài).
- Đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng: 
- Thân to ra do: Tầng sinh vỏ và sinh trụ
- Dác và ròng: .
c/ Vận chuyển các chất trong thân:
- Vận chuyển các chất trong thân: 
d/ Biến dạng của thân: 
- Các loại thân biến dạng: ..
- Chức năng: 
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
- Câu : So sánh cấu tạo trong của thân non với cấu tạo trong miền hút của rễ?
Đáp án câu 1: 
Giống nhau:
+ Có cấu tạo bằng tế bào.
+ Gồm các bộ phận: Vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột).
- Khác nhau: 
Rễ (miền hút)
Thân non
- Biểu bì: có lông hút.
- Biểu bì không có lông hút.
- Thịt vỏ không có chất diệp lục.
- Thịt vỏ: một số tế bào có chứa chất diệp lục.
- Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ.
- Xếp thành một vòng bó mạch (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong).
- Câu 2: Nêu vai trò của mạch rây và mạch gỗ trong thân?
Đáp án câu 2: mạch rây vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên thân, lá.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: học các nội dung đã được ôn tập.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Ôn tập lại các nội dung - kiểm tra 45 phút.
5. RÚT KINH NGHIỆM:	
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
	- Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19.doc