Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 01 đến tiết 70

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 01 đến tiết 70

1.Kiến thức:

 - Phân biệt được vật sống và vật ko sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.

 - Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: Trao đổi chất, lớn lên, VĐ, SS, cảm ứng.

 - Nêu được các nhiệm vụ của sinh học nói chung và của thực vật học nói riêng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, HĐN, nhận biết.

3. Thái độ: GD ý thức yêu thích thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Chuẩn bị: Một số vật sống và vật ko sống như: Cây đậu, cải, hòn đá.

2. HS:Chuẩn bị một số vật sống và vật ko sống.

III.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, tìm tòi, HĐN, giảng giải.

 

doc 204 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 01 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:...........................
NG:(6b),............(6c)
Mở đầu sinh học
Tiết1- Bài 1+ Bài 2 
 đặc điểm cơ thể sống- nhiệm vụ của sinh học
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
	- Phân biệt được vật sống và vật ko sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
	- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: Trao đổi chất, lớn lên, VĐ, SS, cảm ứng.
	- Nêu được các nhiệm vụ của sinh học nói chung và của thực vật học nói riêng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, HĐN, nhận biết.
3. Thái độ: GD ý thức yêu thích thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Chuẩn bị: Một số vật sống và vật ko sống như: Cây đậu, cải, hòn đá...
2. HS:Chuẩn bị một số vật sống và vật ko sống.
III.Phương pháp: Vấn đáp, tìm tòi, HĐN, giảng giải.
III. Tổ chức dạy học
1. Khởi động:1 phút
	- Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các vật không sống và vật sống.
2. Tổ chức dạy học.
	Hoạt động1: Đặc điểm của cơ thể sống( 20 phút)
* Mục tiêu: - Phân biệt được vật sống và vật ko sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
	- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: Trao đổi chất, lớn lên, VĐ, SS, cảm ứng.
GV
HS
ND
- Gv cho Hs kể tên 1 số: Cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây, con, đồ vật đại diện để quan sát. 
- Gv yêu cầu Hs trao đổi nhóm, câu hỏi sau:
? Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
? Cái bàn có cần những điều kiện giống như con gà, cái bàn để sống không?
? Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?
- Gv chữa bài bằng cách gọi Hs trả lời.
- Yêu cầu Hs lấy 1 vài ví dụ về vật sống và vật không sống.
- Gv cho Hs quan sát bảng SGK tr6. Gv giải thích tiêu đề của 2 cột 6 và 7.
- Yêu cầu Hs hoạt động độc lập. Gv treo bảng phụ.
 - Gv chữa bài bằng cách gọi Hs trả lời . Gv nhận xét bổ sung.
? Qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống.
- Hs tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn,...cái bàn cái ghế. 
- Hs chọn đại diện: con gà, cây đậu, cái bàn. 
- Hs nêu được:
- Con gà và cây đậu sau một thời gian được chăm sóc sẽ lớn lên còn cái bàn không thay đổi.
- Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung.
- Hs quan sát bảng SGK chú ý cột 6,7.
- Hs hoàn thành bảng phụ tr6.
- Hs khác đóng góp ý kiến để hoàn thành bảng phụ.
1. Nhận dạng vật sống và vật không sống.
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. 
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
2. Đặc điểm của cơ thể sống.
- Đặc điểm của cơ thể sống là: Trao đổi chất với môi trường. Lớn lên và sinh sản.
	Hoạt động2: Nhiệm vụ của sinh học	(15 phút)
	* Mục tiêu:-Nêu được các nhiệm vụ của sinh học nói chung và của thực vật học nói riêng.
GV
HS
ND
- Gv yêu cầu Hs làm bài tập tr7 SGK.
? Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về thế giới sinh vật?
? Sự phong phú về môi 
trường sống, kích thước, khả năng, di chuyển của sinh vật nói lên điều gì?
? Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm?
- Hs có thể khó xếp nấm vào nhóm nào, Gv cho Hs nghiên cứu thông tin tr8 và quan sát h2.1 SGK
? Thông tin đó cho em biết điều gì?
? Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm người ta dựa vào những đặc điểm nào?
(Đv: di chuyển, Tv có màu xanh, nấm không có màu xanh “ lá” , vi sinh vật vô cùng nhỏ bé).
- Gv yêu cầu Hs đọc mục SGK tr8
? Nhiệm vụ của sinh học là gì?
- Gv cho 1 em đọc nội dung: Nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe
- Hs hoàn thành bảng thống kê tr7
- Hs nhận xét.
Hs: Sinh vật rất đa dạng.
.
- Hs xếp loại riêng những ví dụ thuộc Đv hay Tv
- Hs nghiên cứu độc lập SGK tìm hiểu kiến thức
- Nx. Sv trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: Vi khuẩn, nấm, Tv, Đv.
- HS quan sát nêu nhận xét
Hs khác nhắc lại lớp ghi..
- Hs đọc thông tin ghi nhớ kiến thức
- Gọi 1- 3 em trả lời
 Hs nhắc lại..
1. Sinh vật trong tự nhiên
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật.
- SV trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng có vai trò rất lớn đến đời sống sinh vật.
b. Các nhóm sinh vật 
- Sinh vật trong tự nhiên đa dạng chia thành 4 nhóm.lớn:Vi khuẩn , nấm ,thực vật ,động vật
2. Nhiệm vụ của sinh học
- Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật, cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người
	3. Tổng kết và HD học bài: 4 phút
	a. Tổng kết: - Đọc KL chung sgk.
	 - Trả lời câu hỏi: Phân biệt vật sống và vật ko sống? Cho VD?
	? Nêu nhiệm vụ của thực vật học?
	b. HD học bài: - Học bài heo câu hỏi sgk.
	 - N/c bài 3 sgk.
	...........................................................................................................................
NS:..........................
NG:(6b),............(6c).
 Đại cương về giới thực vật
Tiết 2- Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật	
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Nêu được đặc điểm chung của thực vật.
	- Hiểu được sự đa dạng phong phú của TV và trình bày được vai trò của TV.
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, HĐN, thu thập kt.
	3. Thái độ: GD yêu thích thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học.
	1. GV:H 3.1.2.3 sgk.
	2. HS: Bảng phụ như sgk.
III. Phương pháp: Vấn đáp, tìm tòi, HĐN, giảng giải.
IV. Tổ chức giờ học
	1. Kiểm tra bìa cũ: 4 phút.
	? Phân biệt vật sống và vật ko sống? Cho VD?
	?TV chia thành mây nhóm?
	2. Khởi động: 1 phút
- Như các em đã biết thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy chúng có đặc điểm chung gì? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
	3. Cách tiến hành:
	Hoạt động1: Sự đa dạng và phong phú của TV.(18 phút)
 * Mục tiêu: - Hiểu được sự đa dạng phong phú của TV và trình bày được vai trò của TV	
GV
HS
ND
- Y/C Hđ. cá nhân.
Gv yêu cầu Hs quan sát tranh.
- Hđ. nhóm. Thảo luận:
? xác định những nơi trên trái đất có thực vật sống.
? kể tên 1, vài cây sống ở đồi núi, ở đồng bằng, sa mạc, ao hồ...
 ? Nơi nào Tv phong phú, nơi nào ít Tv. 
 ? Kể tên 1 số cây gỗ sống lâu năm, to lớn, thân cứng trắc.
? Kể tên 1 số cây sống trên mặt nước, theo em chúng có điểm gì khác cây sống trên cạn.
 ? Kể tên 1 vài cây nhỏ bé, thân mềm yếu. 
 ?Em có nhận xét gì về Tv.
?TV ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta cần trồng thêm cây v à bảo vệ chúng?
?Thực vật có vai trò ntn?
?
- Hs quan sát H3.1- 3.4 tr10 SGK.
Chú ý: nơi sống của Tv, tên Tv. 
- TL. Thực vật sống ở nhiều nơi trên trái đất.
- TL: núi- cao su; đồng bằng- lúa nước; sa mạc- xương rồng; ao hồ- bèo. 
- TL: nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- TL: đinh, lim, xến táu, pơ mu... 
- TL: cây bèo . Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp.
- TL: cây cỏ bợ, cây rau mùi...
- TL: Tv đa dạng và phong phú.
- HS trả lời
1. Sự đa dạng và phong phú của TV
- Đa dạng về môi trương sống: TV có thể sống ở:
+ Các miền khí hậu # nhau:Hàn đới, nhiệt đới...
+ Các dạng địa hình # nhau: Đồi núi, đồng bằng, trung du...
+ Các môi trường sống # nhau: Nước, trên cạn...
- số lượng các loài.
- Số lượng cá thể trong loài.
 Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật (17 phút)
	* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của thực vật.
GV
HS
ND
- Gv yêu cầu Hs làm bài tập tr11 SGK.
- Gv treo bảng phụ.
- Gv chữa nhanh
? Em hãy nhận xét về sự hoạt động của 1 số sinh vật:
- Con gà, mèo: chạy,đi
- Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng. 
? Tv có những đặc điểm chung nào?
- Hs kẻ bảng vào vở và hoàn thành các nội dung.
- Gọi 1,2 Hs lên báo cáo.
TL: Đv có di chuyển còn Tv không di chuyển và có tính hướng sáng.
Hs trả lời.
2. Đặc điểm chung của thực vật 
- Tự tổng hợp chất hữu cơ
- Phần lớn TV ko có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài.
	4. Tổng kết và HD học bài: 5 phút
	a. Tổng kết: - Đọc KL chung sgk.
	-Trả lời câu hỏi: ?TV ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta cần trồng thêm cây v à bảo vệ chúng?
	 ? Tv có những đặc điểm chung nào?
	b. HD học bài: - Học bài theo câu hỏi sgk.
	 - N/c trước bài4 sgk.
	..........................................................................................................................
NS:.15/8/2011.
NG:(6b) 23/8.(6c) 26/8/ 2011
Tiết 3- Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
	-Biết quan sát, so sánh để phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa, lấy VD minh hoạ.
	-Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm, nêu các VD minh hoạ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, quan sát, HĐN.
3. Thái độ: GD ý thức môn học.
II. Phương tiên dạy học.
1. GV: Một vật một số cây có hoa, cây không có hoa, cây lâu năm, cây 1 năm.
2. HS: Mang 1 số mẫu vật cây có hoa, cây không có hoa, cây lâu năm, cây 1 năm.
III. Phương pháp: Vấn đáp, tìm tòi, HĐN, giảng giải.
IV. Tổ chức giờ học.
1. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
	? Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất? 
	? Đặc điểm chung của TV?
2. Khởi động: 1 phút
	- TV có một số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kĩ các em sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng.
3. Bài mới:
 Hoạt động1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa. ( 20 phút)
	* Mục tiêu: -Biết quan sát, so sánh để phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa, lấy VD minh hoạ.
GV
HS
ND
- Gv yêu cầu quan sát cây cải:
? Cây cải có những cơ quan nào? 
?Chức năng của từng loại cơ quan đó?
- Y/c Hs quan sát H4.2 sgk 
+ HĐN. phân biệt Tv có hoa với Tv không có hoa
+ Yêu cầu hoàn thành bảng 2 tr13.
- Gv: cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt.
? Dựa vào đặc điểm có hoa của Tv thì có thể chia thành mấy nhóm.
? Thế nào là Tv có hoa, Tv không có hoa?
Gv lưu ý: cây thông- có hạt, hoa cúc không có quả, su hào cải bắp không có hoa.
- GV y/c HS làm BT tr14 sgk.
- GV nhận xét, lấy thêm VD.
- Hs quan sát ghi nhận các cơ quan bộ phận của cây 
TL: có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
TL: cơ quan sinh sản- duy trì nòi giống( hoa, quả, hạt....), cơ quan sinh dưỡng- nuôi dưỡng cây( rễ, thân, lá....) 
- Hs quan sát những mẫu cây đã chuẩn bị, H4.2 và tiến hành phân biệt.
- Hs hoàn thành
+ Cây có hoa: Cây chuối, khoai tây, sen
+ Cây không có hoa: Rêu, dương xỉ, rau bợ
- Hs trả lời.
Hs làm bài tr14.
+ Cây có hoa: 
1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- TV có hoa: Đến một thời kì nhất định trong đời sốngthì ra hoa tạo quả và kết hạt.
-Cây không có hoa:thì cả đời chúng không bao giờ có hoa. 
 Hoạt động2: Cây một năm và cây lâu năm. ( 15 phút)
	* Mục tiêu: Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm, nêu các VD minh hoạ.
GV
 ... i từ chương “Quả và hạt”.
SN:......................
GN:.........(6b),..(6c)
Tiết 66 ôn tập
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức các phần cơ quan sinh dưỡng của cây có hoa, các nhóm thực vật.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tư duy, nhớ lại kiến thức có hệ thống.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:Kiến thức, câu hỏi ôn tập.
2. Học sinh: Làm đề cương ôn tập.
III/ Phương pháp: Vấn đáp, HĐN
IV/ Tổ chức giờ học.
1.Khởi động: 1 phút
	*Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
	*Cách tiến hành: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập chuẩn bị thi học kì II.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Khái quát chương “Quả và hạt” 
*Thời gian:15'
	* Mục tiêu: Các loại quả, các cách phát tán của quả và hạt, những điều kiện nảy mầm của hạt.
	* Cách tiến hành:
GV
HS
Giáo viên nêu câu hỏi:
1. Quả và hạt có mấy loại? Nêu các loại quả và lấy ví dụ mỗi loại?
2. Quả và hạt có đặc điểm gì với các cách phát tán khác nhau? ý nghĩa của sự phát tán?
- Hs quan sát lại tranh và trả lời câu hỏi:
* Yêu cầu: - Cấu tạo ( như hình vẽ)
- Kích thước: Đa dạng
- Hình dạng: đa dạng
 Sinh trưởng Phân chia
- Tb non à Tb trưởng thành à Tb non mới.
- Tb phân chia gồm 2 giai đoạn: Nhân phân chia.
Chất Tb phân chia.
- Tb lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Mô là nhóm Tb có nhiều hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng riêng. Có 4 loại mô: mô phân sinh, mô mềm, mô nâng đỡ, mô dân truyền.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức về rễ 
*Thời gian: 12'
	* Mục tiêu: hs nhớ lại hình thái cấu tạo, chức năng và các loại rễ biến dạng.
	* Cách tiến hành:
GV
HS
- Giáo viên treo tranh về cấu tạo rễ, các loại rễ nêu các câu hỏi để hs nhớ lại kiến thức
- Giáo viên tóm lại kiến thức để hs ghi:
? có mấy loại rễ? Nêu đặc điểm của mỗi loại?Vd.
- Có mấy loại rễ biến dạng? Nêu đặc điểm mỗi loại, ví dụ?
- Nêu các miền của rễ và chức năng chính của từng miền (g v treo bảng)
? Rễ có chức năng chính là gì?
? Nước và muối khoáng được rễ hút lên nhờ bộ phận nào?
?Nêu con đường dẫn truyền nước và muối khoáng?
- Hs quan sát lại hình vẽ, nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
Tiểu kết: 1. Hình thái và cấu tạo:
Rễ cọc 
( Rễ cái, rễ con: 
bưởi, nhãn) 
Rễ chùm (rễ con: 
2. Các miền của rễ:
Bảng Sgk.
3. Các hoạt động, chức năng của rễ:
* Hút nước và muối khoáng
- chủ yếu nhờ lông hút.
- Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ -> vỏ -> mạch gỗ -> các bộ phận của cây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thân 
*Thời gian: 12'
	* Mục tiêu: hs nhớ lại kiến thức về hình thái cấu tạo, sự sinh trưởng và cấu tạo trong của thân. sự vận chuyển các chất trong thân.
	* Cách tiến hành:
GV
HS
- Giáo viên treo tranh và đặt câu hỏi:
? Thân cây gồm những bộ phận nào?
? Có mấy loại thân? Nêu đặc điểm và lấy ví dụ?
? Có mấy loại thân biến dạng? Đặc điểm của từng loại và chức năng đối với cây? Lấy ví dụ?
Thân to ra do đâu? Thân dài ra do đâu? Nêu cấu tạo trong thân non:
-Hoàn thành sơ đồ sau:
* Cấu tạo:
 Biểu bì
Vỏ
 Thịt vỏ
 Mạch rây
 Bó mạch
Trụ giữa
 Mạch gỗ
 Ruột
? Nước và muối khoáng vận chuyển nhờ cơ quan nào trong thân?
? Chất hữu cơ vận chuyển nhờ cơ quan nào?
- Hs quan sát lại hình vẽ, nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
Tiểu kết: 1. Hình thái và cấu tạo:
- Thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách ( chồi hoa và chồi lá)
* Thân có 3 loại: 
- Thân đứng:
+ Thân gỗ: Bưởi, ổi
+ Thân cột: Dừa, cau
+ Thân cỏ: đậu, rau cải
- Thân leo: Thân quấn, tua cuốn, tay móc
- Thân bò: rau má..
* Thân biến dạng: Bảng Sgk.
2. Sự sinh trưởng của thân, cấu tạo trong của thân:
Phần thân trưởng thành:
* Cấu tạo
 Bần
Vỏ Tầng sinh vỏ
 Thịt vỏ
 Mạch rây( ngoài)
 Bó mạch
Trụ giữa Tầng sinh trụ( cho ra mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong)
 Mạch gỗ (trong)
 Ruột
* Vai trò:
- Giúp thân to ra
Mạch gỗ
Mạch rây
Hoạt động 4: Tìm hiểu về lá 
*Thời gian: 10'
	* Mục tiêu: Hs nhớ lại kiến thức về cấu tạo, đặc điểm bên ngoài và bên trong của lá. Các hoạt động chức năng của lá. 
	* Cách tiến hành:
GV
HS
- Giáo viên treo tranh về lá và các loại lá. Hỏi về đặc điểm bên ngoài của lá.
? Lá gồm những phần nào?
? Có mấy loại lá?
? Có những kiểu xếp lá nào?
? Có những loại lá biến dạng nào?
? Chức năng của các loại lá biến dạng?
- Giáo viên hỏi:
? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các phần của phiến lá?
? Biểu bì có cấu tạo và chức năng ntn?
? Lỗ khí có đặc điểm và chức năng gì?
? Thịt lá và gân lá có đặc điểm và chức năng gì?
- Giáo viên hỏi:
? Quang hợp là gì? Nêu vai trò của quang hợp
? Cây hô hấp thế nào?Thoát hơi nước qua đâu?Chức năng?
- Hs trả lời:
1. Đặc điểm bên ngoài của lá:
- Lá gồm: Cuống lá, phiến lá và gân nằm trên phiến.
+ Phiến lá màu xanh lục, dạng bản dẹt là phần rộng nhất của lá.
- Có 2 loại lá: Lá đơn, lá kép.
- 3 kiểu xếp lá: Mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- Lá biến dạng: Tua cuốn, tay móc, gai, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi.
2. Cấu tạo trong của phiến lá:
Gồm: - Biểu bì: Là lớp TB trong suốt, xếp sát nhau, có vách phía ngoài dày -> Bảo vệ và cho ánh sáng chiếu vào.
 Lỗ khí: Trao đổi khí và thoát hơi nước.
- Thịt lá: Quang hợp, dự trữ và trao đổi khí.
- Gân lá: Vận chuyển các chất.
3. Các hoạt động, chức năng của lá:
- Quang hợp
- Hô hấp
- Thoát hơi nước
3.Tổng kết đánh giá: 5 phút
a.Tổng kết:	Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên đưa thêm
b. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học bài, làm bài tập.
	- Chuẩn bị giờ sau: Chuẩn bị thi học kì
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:.........(6b),.(6c)
Tiết 68: Thực hành – Tham quan thiên nhiên
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
	1. Kiến thức:
	Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật.
	2. Kỹ năng:
	Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát, hoạt động nhóm.
	3. Thái độ:
	Giáo dục ý thức yêu thích thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Địa điểm, phân công nhóm, nhóm trưởng.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	Ôn tập kiến thức có liên quan, dụng cụ cần thiết, kẻ bảng mẫu sẵn.
II. Hoạt động dạy và học: 
	1. Giới thiệu bài: 5'
	- Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh.
	- Giới thiệu bài mới: Tiến hành đi.
	2. Các hoạt động: 	
Hoạt động 1: Quan sát ngoài thiên nhiên 35’
	- Mục tiêu: Xác định nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật.
	- Cách tiến hành:
+ Gv nêu các yêu cầu hs hoạt động nhóm
+ Nội dung quan sát:
- Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật.
- Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm.
- Thu thập mẫu vật.
- Ghi chép ngoài Tn: Gv chỉ dẫn các yêu cầu về nội dung.
+ Các thực hiện:
a) Quan sát hình thái một số thực vật:
- Quan sát: Rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Quan sát hình tháI của các cây sống ở các môI trường: Cạn, nước, tìm đặc điểm thích nghi.
- Lấy mẫu cho vào túi ni lông.
 Hoa hoặc quả
Cành nhỏ ( đối với cây)
Cây ( đối với cây nhỏ)
-> Buộc nhãn trên cây tránh nhầm (chỉ lấy mẫu cây dại)
b) Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm:
- Xác định tên 1 số cây quen thuộc.
- Xác định vị trí phân loại: 
+ Tới lớp: Đối với thực vật hạt kín.
+ Ngành: Đối với các ngành rêu, dương xỉ, hạt trần.
c) Ghi chép: 
- Ghi chép các điều kiện quan sát được
- Thống kê vào bảng kẻ sẵn.
3.Tổng kết đánh giá: 8'
	- Gv kiểm tra sự ghi chép của hs để chỉnh sửa nội dung tham quan tiếp theo.
4. Hướng dẫn về nhà: 1'
	- Học bài, làm bài tập. 
	- Chuẩn bị giờ sau: đọc bài.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:.........(6b),.(6c)
Tiết 69: Thực hành – Tham quan thiên nhiên
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
	1. Kiến thức: Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của 1 số ngành thực vật chính.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát, hoạt động nhóm.
	3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: Địa điểm, phân công nhóm, nhóm trưởng.
	2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập kiến thức có liên quan, dụng cụ cần thiết, kẻ bảng mẫu sẵn.
III. Hoạt động dạy và học: 
	1. Giới thiệu bài: 5'
	- Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh.
	- Giới thiệu bài mới: Tiến hành đi.
	2. Các hoạt động: 	
Hoạt động 1: Quan sát nội dung tự chọn 35’
	- Mục tiêu: Quan sát 1 số hiện tượng cây đặc biệt: rễ, thân, lá
	- Cách tiến hành:
+ Hs có thể tiến hành theo 1 trong 3 nội dung:
Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá.
Quan sát mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với động vật.
Nhận xét về sự phân bố của thực vật trong khu vực không gian.
+ Cách thực hiện:
Gv phân công các nhóm lựa chọn 1 nội dung quan sát. Vd: Nội dung b cần quan sát các vấn đề sau: 
. Hiện tượng cây mọc trên cây rêu, lưỡi mèo tai chuột.
. Hiện tượng cây bóp cổ: Cây si, đa, đề mọc trên cây gỗ to.
. Quan sát thực vật thụ phấn nhờ sâu bọ.
-> Rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và thực vật với động vật.
3.Tổng kết đánh giá: 8'
	- Gv thu lại bản ghi chép của hs, thu nhập thông tin.
 4. Hướng dẫn về nhà: 1'
	- Yêu cầu hs về nhà trả lời các câu hỏi chuẩn bị cho cuộc thảo luận. 
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:.........(6b),.(6c)
Tiết 70: Thực hành – Tham quan thiên nhiên
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
	1. Kiến thức:
	Thảo luận nội dung mẫu vật đã thu được theo 1 hệ thống kiến thức đã học.
	2. Kỹ năng:
	Rèn kỹ năng thảo luận, xử lý thông tin, kết quả.
	3. Thái độ:
	Giáo dục ý thức yêu thích thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Nội dung cuộc thảo luận.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	Thu thập kiến thức, số liệu mà qua quan sát ghi chép được.
III. Hoạt động dạy và học: 
	1. Giới thiệu bài: 5'
	- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp.
	- Giới thiệu bài mới: Gv giới thiệu.
	2. Các hoạt động: 	
Hoạt động 1: Thảo luận toàn lớp 35’
	- Mục tiêu: Củng cố, mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
	- Cách tiến hành:
- Yêu cầu đại diện các nhóm thu thập kết quả quan sát và báo cáo.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Gv giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Nhận xét đánh giá các nhóm.
- Tuyên dương các nhóm tích cực hoạt động ngoài giờ.
- Yêu cầu hs viết bản thu hoạch theo mẫu Sgk (tr. 173)
3.Tổng kết đánh giá: 8'
	- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch
4. Hướng dẫn về nhà: 1'
	- Tập làm mẫu cây khô.
+ Dùng mẫu thu hái được để làm mẫu cây khô.
+ Cách làm: Sgk.
- Nghỉ hè hs có điều kiện tham quan du lịch nên ghi chép nội dung thông tin các mẫu thực vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 6 ca nam.doc