Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 01 đến tiết 35

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 01 đến tiết 35

A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:

 - Phân biệt được vật sống và vật không sống, nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.

 - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp

 - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật

B.Phương pháp:

 Hoạt động nhóm, quan sát tìm tòi - nghiên cứu

C.Chuẩn bị :

GV: Vật mẫu ( cây đậu, con gà, hòn đá .)

 Bảng phụ mục 2 SGK

HS: Tìm hiểu trước bài

D. Tiến trình lên lớp.

 

doc 72 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 01 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết 1: 
Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CƠ THỂ SỐNG
A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
 - Phân biệt được vật sống và vật không sống, nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
 - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
 - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật 
B.Phương pháp: 
 Hoạt động nhóm, quan sát tìm tòi - nghiên cứu
C.Chuẩn bị :
GV: Vật mẫu ( cây đậu, con gà, hòn đá.)
 Bảng phụ mục 2 SGK
HS: Tìm hiểu trước bài
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức: (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
? Em hãy cho biết thực vật là gì?
 III. Bài mới:
 1, Đặt vấn đề: Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật: Cây cối, các con vật khác nhau. Đó là giới vật xung quanh chúng ta, chúng boa gồm vật sống và vật không sống.
 2, Triển khai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ1: (15 phút)
 GV yêu cầu hs quan sát môi trường xung quanh và cho biết:
? Hãy nêu tên 1 số cây cối, con vật đồ vật mà em biết.
GV chọn ra mỗi loại 1 đồ vật cho hs thảo luận (Cây đậu, con gà, hòn đá)
GV chia nhóm, mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, nhóm trưởng điều hành.
 ? Cây đậu, con gà cần điều kiện sống gì.
 ?Hòn đá có cần điều kiện giống 2 loại trên không.
 ? Qua thảo luận em rút ra đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa vật sống và vật không sống.
Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trả lời
GV nhận xét, kết luận
HĐ 2: (17 phút)
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục 2, các nhóm hoàn thành lệnh sau mục 2 rồi điền vào phiếu học tập
HS đại diện các nhóm báo cáo kêt quả, bổ sung, gv nhận xét, kết luận.
? Qua kết quả bảng phụ trên hãy cho biết cơ thể sống có đặc điểm gì chung.
HS trả lời, GV kết luận
Nội dung
1, Nhận dạng vật sống và vật không sống.
* Vật sống thì lớn lên và sinh sản
* Vật không sống thì không lớn lên
2.Đặc điểm chung của cơ thể sống.
 (Bảng phụ kẻ sẵn ở giấy rôky)
- Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng:
+ Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy chất cần thiết và loại bỏ chất thải) để tồn tại.
+ Lớn lên và sinh sản
IV. Kiểm tra đánh giá: (5 phút)
 1, Chọn câu đúng trong các câu dưới đây tương ứng với cơ thể sống:
A, Đất 
B, Chim 
C, Cát 
D, Con người
 2, Cơ thể sống có đặc điểm gì?
V. Dặn dò: (2 phút)
 Học bài cũ và làm bài tập 2 SGK.
 Xem trước bài mới
 Kẻ phiếu học tập
g b ò a e
Ngày soạn:
Tiết 2: Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC 
A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật, kể tên được 4 nhóm sinh vật chính.
 - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Giáo dục cho học sinh tích cực trong học tập.
B. Phương pháp:
Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
C.Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ quang cảnh tự nhiên, tranh vẽ đại nhiện 4 nhóm thực vật
HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị phiếu học tập
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức: (1 phút)
 II. Bài cũ: (5 phút)
 ? Giữa vật sống và vật không sống có gì khác nhau?
 III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề. 
 Sinh học là khoa học chuyên nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên.
Có nhiều loại sinh vật khác nhau: ĐV, TV, vi khuẩn và nấm.
2.Triển khai bài
Hoạt động thầy trò
HĐ1: (13 phút)
-HS thực hiện lệnh mục a SGK, các nhóm thảo kuận, rồi hoàn thành phiếu học tập 
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận
? Qua bảng phụ trên em có nhận xét gì về sự đa dạng của giới sinh vật và vảitò của chúng?
HS trả lời, gv kết luận
Gv yêu cầu hs xem lại bảng phụ, xếp loại riêng những ví dụ thuộc TV, ĐV và cho biết ?
? Các loại sinh vật thuộc bảng trên chia thành mấy nhóm ?
? Đó là những nhóm nào ?
HS các nhóm thảo luận dựa vào bảng, nội dung thông tin và quan sát hình 2.1SGK, đại diện báo cáo kết quả, GV kết luận
HĐ 2: (20 phút)
GV giới thiệu nhiệm vụ chủ yếu của sinh học, các phần mà hoc sinh được học ở THCS. 
HS đọc thông tin mục 2 SGK, tìm hiểu và cho biết: 
? Nhiệm vụ sinh học là gì ?
? nhiệm vụ thực vật học là gì ?
HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét
Nội dung
1. Sinh vật trong tự nhiên.
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
 (Bảng phụ )
-Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người.
b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên.
 Thực vật 
 Động vật
* Sinh vật gồm 4 nhóm: 
 Nấm
 Vkhuẩn.
2, Nhiệm vụ của sinh học.
 - Nhiệm vụ sinh học: là nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống,các điều kiện sống của sinh vật, cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường. Từ đó biết cách sử dụng hợp lí chúng để phục vụ đời sống của con người
- Nhiệm vụ thực vật học: ( SGK )
 IV. Kiểm tra, đánh giá. (5 phút)
 - Kể tên các nhóm sinh vật trong tự nhiên?
 - Nhiệm vụ của sinh học là gì ?
 V. Dặn dò: (1 phút)
 - Học bài củ, làm bài tập 3 SGK
 - Xem trước bài mới: chuẩn bị phiếu học tập mục 2 SGK
g b ò a e
Ngày soạn:
Tiết 3: 
 Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - Nêu đặc điểmchung của thực vật, sự phong phú và đa dạng của thực vật.
 - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, phân tích, tỏng hợp và hoạt động nhóm.
 - Bước đầu giáo dục cho hoch sinh biết yêu thương thiên nhiên, bằng cách bảo vệ chúng.
B. Phương pháp:
 Quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
 GV: - Tranh hoặc ảnh một số khu rừng, một vườn cây, sa mạc
 - Đèn chiếu, phim trong(nếu có), bảng phụ
 HS: Sưu tầm các loại tranh ảnh, báo chí, bìa lịch.về thực vật sống ở các môi trường khác nhau.
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: (1 phút)
 II. Bài cũ: (5 phút)
 ? Nhiệm vụ của sinh học là gì? Kể tên 3 loại sinh vật có ích,3 loại sinh vật có hại mà em biết ?
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 Thực vật rấtđa dạng và phong phú, giữa chúng có đặc điểm gì chung ? Để phân biệt được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này?
 2. Triển khai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ 1: (13 phút)
- GV cho HS quan sát H 3.1-4SGK, GV treo tranh lên bảng cho học sinh quan sát yêu cầu:
- Các nhóm thảo luận hoàn thiện lệnh mục 1 SGK
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
HĐ 2: (20 phút)
- HS thực hiện lệnh mục 2 SGK, các nhóm hoàn thành phiêu học tập.
- GV treo bảng phụ gọi một vài học sinh điền kết quả vào, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung, gv kết luận
- HS nghiên cứu các hiện tượng ở mục 2 SGK cho biết:
? Em có nhận xét gì về các hiện tượng trên.
- HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét.
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thồng tin mục 2 SGK cho biết:
? Từ kết quả bảng trên và nhận xét 2 hiện tượng trên, em rút ra thực vật có đặc điểm gì chung.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
* GV cho học sinh đọc phần ghi nhơ SGK:
Nội dung
1, Sự đa dạng và phong phú của thực vật:
- Thực vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống khắp nơi trên trái đất
- Thực vật trên trái đất có khoảng 250.000- 300.000 loài, ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài, có nhiều dạng khác nhau, thích nghi với từng môi trường sống
2, Đặc điểm chung của thực vật.
 (Bảng phụ)
-Tuy thực vật đa dạng nhưng chúng có một số đặc điểm chung:
+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ
+ Phần lớn không có khả năng di chuyễn
+ Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường ngoài.
 IV. Kiểm tra đánh giá: (5 phút)
 Hãy khoanh tròn những câu trả lời đúng trong những câu sau:
 1, Đặc điểm khác nhau giữa thực vật với sinh vật khác.
 a, TV rất đa dạng và phong phú
 b, TV sống khắp nơi trên trái đất
 c, TV có khả năng tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích với môi trường.
 2, Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là.
 a, Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
 b, Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.
 c, Thực vật là những sinh vật vừa có ích vừa có hại.
 d, Thực vật rất đa dạng và phong phú
 V. Dặn dò: (1phút)
 Học bài củ, trả lời các câu hỏi sau bài.
 Đọc mục em có biết.
 Xem trước bài mới, HS chuẩn bị phiếu học tập.
g b ò a e
Ngày soạn:
Tiết 4: 
Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS phân biệt được thực cây có hoa và cây không có hoa, dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
 - Rèn luyện kỉ năng quan sát, nhận biết, so sánh và hoạt động nhóm.
 - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ thực vật.
B. Phương pháp: 
Quan sát, hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị: 
 GV:- Tranh phóng to hình 4.1-2 SGK, bìa, băng keo
 - Mẫu vật thật một số cây (cây còn non, cây đã có hoa và cây không có hoa) 
 HS: - chuẩn bị một số cây: cải, lúa, rêu
 - Thu thập một số tranh ảnh về các cây có hoa và không có hoa
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: (1 phút)
 II. Bài cũ: ( 5 phút)
 ? Đặc điểm chung của thực vật là gì ? Kể tên một số môi trường sống của thực vật ?
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 Thực vật có một số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kỉ các em nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
 2. Triển khai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ1: (20 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.1 và đối chiếu với bảng bên cạnh. GV dùng sơ đồ câm yêu cầu HS xác định các cơ quan của cây, nêu chức năng chủ yếu của các cơ quan đó.
- HS quan sát vật mẫu, tranh ảnh, các nhóm tiến hành thảo luận.
 ? Xác định cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng của cây rồi tách thành 2 nhóm.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung, GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.2 SGK, các nhóm thảo luận hoàn thiện bảng 4.2
- GV treo bảng phụ, HS các nhóm lên bảng điền kết quả vào, các nhóm nhận xét và bổ sung
 HS tìm hiểu thông tin mục 1 SGK, đồng thời kết hợp bảng trên cho biết:
 ? Đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
- HS trả lời, GV nhận xét, kết luận
- Để củng cố gv yêu cầu HS làm bài tập sau mục 1 SGK.
HĐ2: (13 phút)
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thiện lệnh mục 2 SGK.
? Kể tên những cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm?
? Kể tên một số cây lâu năm, Trong vòng đời có nhiều lần ra hoa kết quả.
- HS trả lời, bổ sung từ đó các em rút ra kết luận.
- GV nhận xét, kết luận
Nội dung
1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
 (Bảng phụ 4.1 câm)
 (Bảng phụ 4.2)
-Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
-Thực vật không có hoa là thực vật cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.
- Thực vật có hoa gồm 2 cơ ... t cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
- Ghép cây gồm 4 bước (Hình 27.3 SGK)
4, Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô của thực vật.
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
 Hãy khoanh tròn các chữ cái ở đầu các câu đúng nhất trong các câu sau:
 1, Thế nào là hình thức sinh sản sinh dưỡng do người ?
	a, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng xảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được
	b, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tạo ra.
	c, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm nhân giống cây trồng.
	d, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng: Giâm, chiết, ghép cây, nhân giống vô tính.
 2, Vì sao người ta thường chiết cành khi nhân giống cây hồng xiêm ?
	a, Vì hồng xiêm khó ra rễ con nên phải dùng phương pháp chiết cành để làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
	b, Vì cành chiết có cùng độ tuổi với cây mẹ nên ra hoa, kết quả sớm hơn trồng bằng hạt
	c, Vì tạo được nhiều cây con mới mà vẫn giữ nguyên được phẩm chất của cây mẹ
	d, Cả a, b và c
 V, Dặn dò: (1 phút)
	Học bài củ, trả lời các câu hỏi cuối bài
	Xem bài tập thực hành sau bài, xem trước bài mới.
Ngày soạn: 
Tiết 32: Chương VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.
 - HS giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
B, Phương pháp:
	Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
C, Chuẩn bị:
 GV: Tranh hình 28.1-3 SGK, mô hình về cấu tạo của hoa, hoa thật và kính lúp
 HS: Mỗi nhóm sưu tầm vài bông hoa, tìm hiểu trước bài
D, Tiến trình lên lớp:
 I, ổn định: (1 phút)
 II, Bài cũ: (5 phút)
 ? Giâm cành là gì ? Kể tên những loại cây được áp dụng bằng giâm cành ở địa phương em ?
 III, Bài mới:
 1, Đặt vấn đề:
 Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Vậy hoa có cấu tạo và chức năng như thế nào 
 2, Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ 1: (33 phút)
GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu, hình 28.1, đồng thời tìn hiểu thông tin mục 2 SGK.
Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 1 và 2 SGK
? Hãy tìm ra những bộ phận của hoa, gọi tên những bộ phận đó.
? Quan sát từng bộ phận hãy ghi lại các đặc điểm của chúng.
? Tràng hoa có đặc điểm và chức năng gì.
? Nhị hoa có đặc điểm và chức năng gì.
? Nhụy hoa có đặc điểm và chức năng gì.
? Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yêu của hoa.
GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.
Nội dung
1, Các bộ phận của hoa và chức năng của từng bộ phận.
* Mỗi bông hoa thường có 6 bộ phận: cuống, đế, đài, tràng, nhị và nhụy
- Cuống: Có hình trụ, màu xanh lục có chức năng nâng đở hoa.
- Đế: Là phần cuống phình to tạo giá cho đài và tràng.
- Đài hoa: Có màu xanh, số lượng nhiều bao bọc ngoài tràng hoa.
- Tràng hoa: Số lượng nhiều, màu sắc khác nhau để thu hút ong bướm, bảo vệ nhị và nhụy.
- Nhị hoa: Có chỉ nhị dài, nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực, nằm trong bao phấn dính đầu chỉ nhị.
- Nhụy hoa: Có đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy, bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
* Nhị và nhụy là hai bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
 Hãy khoanh tròn các chữ cái đứng đầu câu đúng nhất trong các câu sau:
 1, Hoa bao gồm những bộ phận nào ?
	a, Đế hoa, cuống hoa, đài, trang, nhị và nhụy
	b, Đài, tràng, nhị và nhụy
	c, Đế, tràng, nhị và nhụy
	d, Nhị và nhụy
 2, Ví sao nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất của hoa ?
	a, Vì nhị có hạt phấn mang tế bào sinh dục đực
	b, Vì nhụy có noãn mang tế bào sinh dục cái
	c, Cả a và b
 V, Dặn dò: (1 phút)
	Học bài, trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài
	Xem trước bài mới: Các loại hoa.
g b ò a e
Ngày soạn: 
Tiết 33:
Bài 29: CÁC LOẠI HOA
A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, phân biệt được cách sắp xếp hoa trên cây.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
 - Giáo dục cho HS biết yêu quý và bảo vệ thực vật.
B, Phương pháp:
	Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
C, Chuẩn bị:
 GV: - Vật mẫu về các loài hoa, tranh hình 29.1-2 SGK.
 HS: - Tìm hiểu trước bài.
D, Tiến trình lên lớp:
 I, ổn định: (1 phút)
 II, Bài cũ: (5 phút)
 ? Nêu đặc điểm và chức năng các bộ phận của hoa.
 III, Bài mới:
 1, Đặt vấn đề:
 Hoa của các loài rất khác nhau, để phân biệt người ta căn cứ vào hai bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Vởy hoa có những loại nào, để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu bài này.
 2, Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ 1: (20 phút)
GV yêu cầu HS quan sát vật mâũ và hình 29.1 SGK.
Các nhóm thảo luận hoàn thiện bảng phụ sau mục 1 SGK.
HS đại diện các nhóm trả lời, một vài HS lên bảng hoàn thành bảng phụ, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS.
Các nhóm dựa vào bảng phụ thảo luận hoàn thành bài tập cuối mục 1 SGK.
HS trả lời, bổ sung
GV nhận xét, kết luận.
HĐ 2: (13 phút)
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và quan sát hình 29.2 SGK hãy cho biết:
? Hoa được chia làm mấy nhóm, cho ví dụ.
? Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm khác nhau như thế nào.
HS trả lời, bổ sung
GV nhận xét, kết luận.
Nội dung
1.Các loại hoa.
 (Bảng phụ)
* Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 loại:
- Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhụy
VD: Hoa bưởi, ổi, cam
- Hoa đơn tính là hoa chỉ có một trong 2 bộ phận nhị hoặc nhụy.
+ Hoa chứa nhị là hoa đực
+ Hoa chứa nhụy là hoa cái
VD: Hoa bầu bí, ngô, liểu
2. Các nhóm hoa.
* Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành 2 nhóm:
- Hoa mọc đơn độc: Hoa hồng, hoa sen
- Hoa mọc thành cụm: Cúc, cả, huệ.
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút)
 Hãy khoanh tròn những chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau ?
 1, Thế nào là hoa đơn tính ?
	a, Hoa có đài, tràng, nhị
	b, Hoa có đài, tràng, nhụy
	c, Hoa thiếu nhị hoặc nhụy
	d, Hoa có đài tràng, nhị và nhụy
 2, Thế nào là hoa lưỡng tính ?
	a, Hoa có đủ nhị và nhụy
	b, Hoa có đài, tràng, nhị
	c, Hoa có đài, tràng, nhụy
	d, Cả a và b
 V, Dặn dò: (1 phút)
	Học bài củ, trả lời các câu hỏi cuối bài.
	Xem lại những bài đẫ học tiết sau ôn tập.
g b ò a e
Ngày soạn:
Tiết 34: Bài : ÔN TẬP HỌC KÌ MỘT
A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS hệ thống hoá lại những kiến thức đã học trong hoch kì I.
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và hoath động nhóm.
 - Giáo dục cho HS tinh thần tự ôn.
B, Phương pháp: Ôn tập
C, Chuẩn bị:
 GV: Hệ thống câu hỏi
 HS: Xem lại bài.
D, Tiến trình lên lớp:
 I, ổn định: (1 phút)
 II, Bài cũ: (5 phút)
 III, Bài mới:
 1, Đặt vấn đề: Yêu cầu HS nhắc lại những chương đẫ học. Hôm nay chúng ta hệ thống lại những vấn đề này.
 2, Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
HĐ 1: (30 phút)
GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau mỗi bài, câu hỏi nào chưa hiểu thì đánh dấu lại, sau đó GV giảI đáp, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức.
HĐ 2: (11 phút)
GV nêu một số dạng bài tập, yêu cầu học sinh làm.
? Chọn đáp án đúng trong những câu sau.
? Chọn đáp án đúng nhất trong những câu sau.
Nội dung
I, Hệ thống hoá những kiến thức đẫ học.
II, Một số dạng câu hỏi và bài tập kiểm tra.
1, Dạng câu hỏi chọn câu trả lời đúng.
 Có nhiều đáp án đúng
2, Dạng câu hỏi chọn câu trả lời đúng nhất.
 Chỉ có một câu đún nhất.
3, Dạng bài chọn từ điền vào chõ trống.
 - Cụm từ cho sẵn
 - Cụm từ phải tìm
4, Dạng bài sắp xếp trật tự.
5, Dạng bài ghép nội dung cột A phù hợp với cột B.
 IV, Kiểm tra, đánh giá: (5 phút) 
GV đánh giá tình hình học tập của học sinh
 V, Dặn dò: (1 phút)
	Học thuộc bài chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì I.
g b ò a e
Ngày soạn:
Tiết 35:
Bài : KIỂM TRA HỌC KÌ I
A, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS tự đánh giá lại những kiến thức đã học.
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng sáng tạo trong làm bài.
 - Giáo dục cho HS có thái độ nghiêm túc trong thi cử
B, Phương pháp:
	Trắc nghiệm, tự luận
C, Chuẩn bị:
 GV: Đề, đáp án
 HS: Học những bài đẫ học
D, Tiến trình lên lớp:
 I, ổn định: (1 phút)
 II, Bài cũ: 
 III, Bài mới:
 * Đề:
 A) Trắc nghiệm: (6 điểm)
 I) Điền 4 loại rễ biến dạng vào chỗ trống trong những câu sau ? (2 điểm)
	a, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.
	b, .bám vào trụ giúp cây leo lên.
	c, ..giúp cây hô hấp trong không khí.
	d, ..lấy thức ăn từ cây chủ.
 II) Hãy chọn nội dung cột B phù hợp với cột A rồi viết vào cột trả lời trong bảng dưới đây: (2 điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
Các bộ phận của thân non
Chức năng
1,.
2,.
3,.
4,.
5,..
1, Biểu bì
a, Tham gia quang hợp
2, Thịt vỏ
b, Vận chuyển chất hữu cơ
3, Mạch rây
c, Bảo vệ
4, Mạch gỗ
d, Vận chuyển nước và muối khoáng
5, Ruột
e, Dự trữ chất hoà dưỡng
 III) Khoanh tròn các chữ cá a, b, c đứng đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây: (2 điểm)
 1, Không có cây xanh thì không có sự sống, đúng không ? Vì sao ?
	a, Đúng: Vì mọi sinh vật cần oxi để hô hấp do cây xanh nhã ra.
	b, Đúng: Vì mọi sinh vật cần chất hữu cơ và oxi do cây cung cấp.
	c, Đúng: Vì mọi sinh vật cần bóng mát.
 2, Chức năng chủ yếu của lá là:
	a, Thoát hơi nước.
	b, Hô hấp.
	c, Quang hợp.
	d, Cả a, b, c
 B) Tự luận: (4 điểm)
 1, Quang hợp là gì ? Cây quang hợp vào thời gian nào ? Vẽ sơ đồ quang hợp ? (2 điểm)
 2, Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? Cho ví dụ ? (2 điểm)
 * Đáp án:
 A) Trắc nghiệm:
 I) 	a, Rễ củ
	b, Rễ móc
	c, Rễ thở
	d, Giác mút
 II) 	1c; 2a; 3b; 4d; 5e
 III)	1b; 2d
 B) Tự luận:
 1. * Quang hợp là quá trinh lá cây nhờ có diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chết tạo tinh bột và nhã khí oxi.
 * Tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan, lá còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.
 *Sơ đồ quang hợp:
 ASáng
 Nước + CO2 Tinh bột + O2
 DLục
 2, - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng.
 - Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:
+ Sinh sản bằng thân bò: rau má
+ Sinh sản bằng thân rễ: dong ta
+ Sinh sản bằng rễ củ: khoai lang
+ Sinh sản bằng lá: lá thuốc bổng
IV, Kiểm tra, đánh giá: 
	Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra
V, Dặn dò: (1 phút)
	Xem lại bài đã học
	Xem trước bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH HOC 6(8).doc