Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 36 - Tiết 43 - Tuần 23: Tổng kết về cây có hoa

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 36 - Tiết 43 - Tuần 23: Tổng kết về cây có hoa

1- Kiến thức:

- HS hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa.

- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.

 2- Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng hợp tác trong thảo luận để xác định sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, giữa chức năng của các cơ quan trong cơ thể thực vật và sự thích nghi của thực vật với môi trường sống cơ bản. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tự tin khi đặt và trả lời câu hỏi, trình bày ý tưởng.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 3722Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 36 - Tiết 43 - Tuần 23: Tổng kết về cây có hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 36 Tiết PPCT : 43 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 23
 TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA 
I. MỤC TIÊU:
 1- Kiến thức:
- HS hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa.
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.
 2- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng hợp tác trong thảo luận để xác định sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, giữa chức năng của các cơ quan trong cơ thể thực vật và sự thích nghi của thực vật với môi trường sống cơ bản. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tự tin khi đặt và trả lời câu hỏi, trình bày ý tưởng.
 3- Thái độ:
 - Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thực vật.
II. TRỌNG TÂM: các kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa.
III. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: - Tranh phóng to hình 36.1, 6 mảnh bìa, mỗi mảnh viết tên 1 cơ quan của cây xanh, 12 mảnh bìa nhỏ, mỗi mảnh ghi 1 số hoặc chữ: a, b, c, d, e, g, 1, 2,3, 4, 5,6 
 2- Học sinh: Đọc trước bài: Tổng kết về cây có hoa.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : nắm sỉ số lớp, vệ sinh.
2. Kiểm tra miệng: 
- Câu 1: Những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm? (10đ)
 	- Hạt nảy mầm cần đầy đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp, ngoài ra cần hạt chắc, không sâu, còn phôi.(10đ)
- Câu 2: Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất? (10đ)
- Phải bảo quản tốt hạt giống vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được.(3đ)
- Làm đất tơi xốp " đủ không khí hạt nảy mầm tốt. (4đ)
- Phủ rơm khi trời rét " giữ nhiệt độ thích hợp.(3đ)
3. Bài mới :
	Hoạt động GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng trang 116, làm bài tập SGK trang 116.
+ HS đọc bảng cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan "lựa chọn mục tương ứng giữa cấu tạo và chức năng ghi vào sơ đồ cây có hoa ở vở bài tập (điền số 1, 2, 3  và chữ a, b, c)
- GV treo tranh câm hình 36.1, gọi HS lần lượt lên điền:
+ Tên các cơ quan của cây có hoa.
+ Đặc điềm cấu tạo chính (điền chữ)
+ Các chức năng chính (điền số).
+ HS điền tranh câm (chú ý đối tượng HS trung bình) " bổ sung hoàn chỉnh tranh câm.
- Từ tranh hoàn chỉnh GV đưa câu hỏi:
- Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì?
- Các cơ quan sinh sản có cấu tạo và chức năng như thế nào?
- Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan? 
+ HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Thảo luận trong nhóm để cùng tìm ra mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.
- GV cho HS các nhóm trao đổi rút ra kết luận.
+ Trao đổi toàn lớp: tự bổ sung và rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
- Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng ? (thông tin thứ nhất)
- Lấy VD chứng minh khi hoạt động của một cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác: GV gợi ý rễ cây không hút nước thì lá sẽ không quang hợp được.
+ HS đọc thông tin trang 117, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi bằng cách lấy VD cụ thể như quan hệ giữa rễ, thân , lá.
+ Một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
I/ CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT:
1) Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa:
- Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng.
- HS học thuộc nội dung bảng tr.116 SGK.
2) Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa.
- Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau. Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
- Câu 1: Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa?
- Đáp án câu 1: Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng.
- Câu 2: Yêu cầu HS giải ô chữ ở trò chơi trang 118.
- Đáp án câu 2: Cây có hoa. (Nước, thân, mạch rây, quả hạch, rễ móc, hạt, hoa, quang hợp).
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Tìm hiểu đời sống cây ở nước, sa mạc, ở nơi lạnh. Đọc trước bài: Tổng kết về cây có hoa.(tiếp theo).
	V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	 Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 43.doc