MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người.
- Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành. Phân biệt được hình thức giâm, chiết, ghép, nhân giống trong ống nghiệm.
2. Kỹ năng:
- Biết cách giâm, chiết, ghép.
- Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin về các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người. Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm. Lắng nghe tích cực, hợp tác.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.
II. TRỌNG TÂM: phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người.
Bài: 27 Tiết PPCT : 31 Ngày dạy : ../.../ Tuần CM: 16 SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người. - Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành. Phân biệt được hình thức giâm, chiết, ghép, nhân giống trong ống nghiệm. 2. Kỹ năng: - Biết cách giâm, chiết, ghép. - Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin về các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người. Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm. Lắng nghe tích cực, hợp tác. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học. II. TRỌNG TÂM: phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 27.1 đến 27.4. Mẫu vật: Cành sắn, cành dâu, ngọn mía, rau muống đã mọc rễ. 2. Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm: ngâm đoạn rau muống ở vườn nhà cho mọc rễ. Đọc trước bài: Sinh sản sinh dưỡng do người. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: nắm sỉ số lớp, vệ sinh. 2. Kiểm tra miệng : - Câu 1: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? Cho ví dụ? (10đ) + Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng. (6đ) + Ví dụ: Cây rau má, lá cây thuốc bỏng, củ gừng (4đ). - Câu 2: Trình bày quá trình sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây? (10đ) + Từ những phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, thân rễ, thân bò, lá có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.(6đ) - Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, thân củ, lá(4đ) 3. Bài mới : Hoạt động GV Nội dung Hoạt động 1: tìm hiểu giâm cành. - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, quan sát hình 27.1 và mẫu đã mang đi, trả lời các câu hỏi SGK. + HS hoạt động độc lập, quan sát hình 27.1 và mẫu đã mang đi, trả lời các câu hỏi SGK. - Yêu cầu nêu được: + Cành sắn hút ẩm mọc rễ. + Cắm cành xuống đất ẩm, ra rễ, mọc thành cây con. - GV giới thiệu mắt của cành sắn, lưu ý cành giâm phải là cành bánh tẻ. - GV cho HS cả lớp trao đổi kết quả với nhau. + Đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Lưu ý: câu hỏi 3 nếu HS không trả lời được thì GV phải giải thích: cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh. HS rút ra kết luận. - Những loại cây nào thường áp dụng biện pháp này? - GV: cho HS vận dụng các kiến thức qua các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người nêu các ứng dụng trong thực tế sản xuất. - HS: vận dụng hiểu biết của bản thân phát biểu. - GV có thể gợi ý: + Giâm cành: Đối với một loại cây lấy củ, thân như (mì, mía ) có thể trồng rất nhanh với số lượng lớn trên diện tích đất trồng trọt. Hoạt động 2: tìm hiểu chiết cành. - GV cho HS hoạt động cá nhân, quan sát hình 27.2 SGK và trả lời câu hỏi mục s. + HS quan sát hình 27.2, chú ý các bước tiến hành chiết, kết quả HS trả lời câu hỏi mục s trang 90. + HS vận dụng kiến thức bài vận chuyển các chất trong thân để trả lời câu hỏi 2. + HS cả lớp trao đổi với nahu về đáp án của mình để tìm ra câu trả lời đúng. - GV nghe và nhận xét phần trao đổi của lớp nhưng GV phải giải thích thêm về kĩ thuật chiết cành cắt 1 đoạn vỏ gồm cả mạch rây để trả lời câu hỏi 2. - GV lưu ý nếu HS không trả lời được câu hỏi 3 thì GV phải giải thích: cây này chậm ra rễ nên phải chiết cành. + Người ta chiết cành với loại cây nào? - GV: cho HS vận dụng các kiến thức qua các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người nêu các ứng dụng trong thực tế sản xuất. - HS: vận dụng hiểu biết của bản thân phát biểu. - GV có thể gợi ý: + Chiết cành: đối với một số loại cây ăn quả, con người có thể sử dụng hình thức này để rút ngắn thời gian và tăng năng suất thu hoạch nâng cao hiệu qua kinh tế . Hoạt động 3: tìm hiểu về ghép cây. - GV cho HS nghiên cứu SGK thực hiện yêu cầu mục £ SGK trang 90 và trả lời câu hỏi: + Em hiểu thế nào là ghép cây? có mấy cách ghép cây? - HS đọc mục £ SGK trang 90, quan sát hình 27.3 và trả lời câu hỏi trang 90. + Đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: cho HS vận dụng các kiến thức qua các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người nêu các ứng dụng trong thực tế sản xuất. - HS: vận dụng hiểu biết của bản thân phát biểu. - GV có thể gợi ý: + Ghép cành: con người có thể trồng được các loại cây ở nhiều loại đất khác nhau và tạo được những ưu điểm trên một số loại cây như: mãng cầu xiêm được ghép với cây bình bác ở Tây Ninh. Ghép mai Hoạt động 4: tìm hiểu về nhân giống vô tính trong ống nghiệm. - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câuhỏi: - Nhân giống vô tính là gì? - Em hãy cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua các phương tiện thông tin? - HS đọc mục £ SGK trang 90 kết hợp quan sát hình 27.4 SGK trả lời câu hỏi. + Một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV lưu ý: giới thiệu thêm - GV: cho HS vận dụng các kiến thức qua các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người nêu các ứng dụng trong thực tế sản xuất. - HS: vận dụng hiểu biết của bản thân phát biểu. - GV có thể gợi ý: + Nhân giống trong ống nghiệm: đối với hình thức này con người có thể tạo được con giống trong thời gian ngắn và tạo ra giống tốt không bị sâu bệnh. VD: - Nhân giống hoa phong lan cho hàng trăm cây mới. - Nhân giống khoai tây: từ 1 củ cho 2000 triệu mầm giống đủ trồng trên 40 ha. Hoạt động 5:Phân biệt sinh sản tự nhiên và sinh sản do con người: - GV cho HS nêu khái niệm về sinh sản sinh dưỡng do người? - HS từ các hình thức sinh sản trên (giâm, chiết, ghép và nhân giống trong ống nghiệm) nêu khái niệm. - GV tiếp tục cho HS nhắc lại khái niệm về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - HS nhắc lại khái niệm. - GV cho HS phân biệt 2 hình thức sinh sản sinh dưỡng nêu trên. I. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người: 1) Giâm cành: - Giâm cành là cắt 1 đoạn thân hay cành của cây mẹ có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho ra rễ, sau đó cành sẽ phát triển thành cây mới. 2. Chiết cành: - Chiết cành là làm cho cành ra rễ trên cây sau đo cắt đem trồng thành cây mới. 3. Ghép cây: - Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. 4. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm: - Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô. II. Phân biệt sinh sản tự nhiên và sinh sản do con người: - Sinh sản sinh dưỡng do người là cách sinh sản do con người chủ động tạo ra bằng các hình thức (giâm, chiết, ghép cành, ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm) nhằm mục đích nhân giống cây trồng. - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). 4.Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1: Tại sao giâm cành phải có đủ mắt và chồi? Đáp án câu 1: giâm cành phải có đủ mắt và chồi vì: mắt và chồi phát triển thành cây mới. - Câu 2: Giâm cành, chiết cành là hình thức sinh sản nào? Nhằm mục đích gì? Đáp án câu 2: là hình thức sinh sản sinh dưỡng do người. Nhằm mục đích nhân giống cây trồng. 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết”. Làm bài tập SGK 92 ở nhà, báo cáo kết quả sau 3 tuần. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: Đọc trước bài: Cấu tạo và chức năng của hoa. Kết hợp quan sát mẫu vật thật: cấu tạo hoa bưởi hoặc các loại hoa khác sưu tầm được. V. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: --------&--------
Tài liệu đính kèm: