Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 21 - Tiết 23 - Tuần 12: Quang hợp (tích hợp)

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 21 - Tiết 23 - Tuần 12: Quang hợp (tích hợp)

. Kiến thức:

- Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để biến đổi chất vô cơ (nước, CO2, muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxi làm không khí luôn được cân bằng.

 - Giải thích việc trồng cây cần chú ý mật độ và thời vụ.

 1.2. Kỹ năng:

- Biết cách làm thí nghiệm lá cây quang hợp.

- Kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 21 - Tiết 23 - Tuần 12: Quang hợp (tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 21 Tiết PPCT : 23 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 12
 QUANG HỢP (TÍCH HỢP)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để biến đổi chất vô cơ (nước, CO2, muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxi làm không khí luôn được cân bằng.
	- Giải thích việc trồng cây cần chú ý mật độ và thời vụ.
 1.2. Kỹ năng:
- Biết cách làm thí nghiệm lá cây quang hợp.
- Kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian.
 1.3. Thái độ:
- HS có ý thức bảo vệ thực vật và phát triển cây xanh ở địa phương, trồng cây gây rừng.
- Lá cây được ví dụ như một nhà máy chế biến thực phẩm kì diệu, thông qua quá trình quang hợp tạo ra tinh bột và cung cấp ôxi cho môi trường sống.
- Nghiên cứu về quang hợp lá có nhiều ứng dụng trong việc tăng năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp; trồng rừng, trồng cây xanh bảo vệ môi trường.
2. TRỌNG TÂM 
Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để biến đổi chất vô cơ (nước, CO2, muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxi làm không khí luôn được cân bằng.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên:
- GV: Dung dịch iôt, lá khoai lang, ống nhỏ. Kết quả của thí nghiệm: 1 vài lá đã thử dung dịch iôt... 
- Các thí nghiệm 1 và 2 đã chuẩn bị trước.
 3.2. Học sinh:
- Thí nghiệm theo hình 21.1 A dựa vào hướng dẫn SGK.
- Tự giải thích kết quả thí nghiệm 1 và 2 SGK.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: nắm sỉ số lớp, vệ sinh.
4.2. Kiểm tra miệng: 
 Câu 1: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của biểu bì lá? (10đ)
 - Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. (5đ)
 - Trên biểu bì (nhất là ở mặt dưới) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. (5đ)
 Câu 2: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của thịt lá? Khi có ánh sáng lá cây chế tạo được chất gì? (10đ)
- Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm nhiều lớp có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây. (9đ)
- Khi có ánh sáng lá cây chế tạo được tinh bột (chất hữu cơ). (1đ)
4.3. Bài mới:
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK trang 68, 69.
- HS đọc mục £, kết hợp với hình 21.1 SGK trang 68, 69.
- GV cho HS thảo luận nhóm trao đổi để trả lời 3 câu hỏi.
- HS trả lời 3 câu hỏi ở mục s.
- HS mang phần tự trả lời của mình thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến.
- GV cho các nhóm thảo luận kết quả của nhóm (như SGV).
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nghe, bổ sung, sửa chữa và nêu ý kiến đúng, cho HS quan sát kết quả thí nghiệm của GV để khẳng định kết luận của thí nghiệm.
- HS quan sát kết quả thí nghiệm của GV đối chiếu với SGK.
- GV cho HS rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
 - GV cho HS thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK trang 69.
- HS đọc mục £, quan sát hình 21.2, trao đổi nhóm trả lời 3 câu hỏi mục s, thống nhất ý kiến.
- GV gợi ý: HS dựa vào kết quả của thí nghiệm 1 và chú ý quan sát ở đáy 2 ống nghiệm.
- GV quan sát lớp, chú ý nhóm HS yếu để hướng dẫn thêm (chất khí duy trì sự cháy).
- Yêu cầu:
+ Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1, xác định cành rong ở cốc B chế tạo được tinh bột.
+ Chất khí ở cốc B là khí ôxi.
- GV cho các nhóm thảo luận kết quả tìm ý kiến đúng.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm lên trình bày kết quả, cả lớp thảo luận và bổ sung.
- GV nhận xét và đưa đáp án đúng, cho HS rút ra kết luận.
- Tại sao về mùa hè khi trời nắng nóng đứng dưới bóng cây to lại thấy mát và dễ thở?
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ Các nhóm nghe và tự sửa nếu cần.
- GV cho HS nhắc lại 2 kết luận nhỏ của 2 hoạt động
1) Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng:
- Thí nghiệm: (SGK)
- Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột:
- Thí nghiệm: (SGK)
- Lá nhả ra khí ôxi trong quá trình chế tạo tinh bột.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
- Câu 1: Làm thế nào để biết lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
Đáp án câu 1: làm thí nghiệm để xác định lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
- Câu 2: Tại sao khi nuôi cá trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể cá các loại rong?
Đáp án câu 2: lá cây thải ra ôxi trong quá trình quang hợp tăng cường lượng ôxi trong nước.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Học bài chú ý đến chất và loại khí thải rq trong quá trình quang hợp và trả lời câu hỏi SGK.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Ôn lại kiến thức về chức năng của rễ, quan sát thí nghiệm hình 21.4 và kết quả ở hình 21.5. Vận dụng thông tin SGK tìm hiểu về khái niệm quang hợp.
5. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23.doc