Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 16 - Tiết 16 - Tuần 8: Thân to ra do đâu (tích hợp)

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 16 - Tiết 16 - Tuần 8: Thân to ra do đâu (tích hợp)

1 MỤC TIÊU

 1.1 Kiến thức:

- HS nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm thân to ra.

 1.2 Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.

- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để thấy đực sự to ra của thân là do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ; cách xác định tuổi của cây gỗ.

- Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm, kĩ năng tự tin khi bày trước lớp.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 16 - Tiết 16 - Tuần 8: Thân to ra do đâu (tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài: 16 Tiết PPCT : 16 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 8
 THÂN TO RA DO ĐÂU (TÍCH HỢP)
1 MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức:
- HS nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm thân to ra.
 1.2 Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để thấy đực sự to ra của thân là do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ; cách xác định tuổi của cây gỗ.
- Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm, kĩ năng tự tin khi bày trước lớp.
 1.3 Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật. Giáo dục HS ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây, hạn chế việc làm vô ý thức: bẻ cành cây, đu, trèo, làm gãy hoặc bóc vỏ cây.
II. TRỌNG TÂM 
- Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm thân to ra.
III. CHUẨN BỊ
 3.1 Giáo viên:
 - GV: Đoạn thân gỗ già cưa ngang (thớt gỗ tròn)
	Tranh hình 15.1; 16.1; 16.2
 3.2 Học sinh:
 - Chuẩn bị: bài 16: Thân to ra do đâu. Bộ phận làm cho thân to ra.
IV. TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : nắm sĩ số lớp, vệ sinh.
4.2 Kiểm tra miệng: 
 Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân non?(10đ).
 Thân non có cấu tạo và chức năng như sau:
	- Vỏ: gồm:
	+ Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong.
	+ Thịt vỏ: dự trữ và tham gia quang hợp.
	+ Trụ giữa:
	. Một vòng bó mạch: mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ.
	.Mạch gỗ: vận chuyển muối khoáng và nước.
	. Ruột: chứa chất dự trữ.
- Câu 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ? (10đ)
- Giống nhau: (4đ)
+ Có cấu tạo bằng tế bào.
+ Gồm các bộ phận: Vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột).
- Khác nhau: (6đ)
Rễ (miền hút)
Thân non
- Biểu bì có lông hút.
- Thịt vỏ không có chất diệp lục.
- Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau.
- Biểu bì không có lông hút.
- Thịt vỏ: một số tế bào có chất diệp lục.
- Một vòng bó mạch: (mạch rây và mạch gỗ).
4.3 Bài mới :
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 GV giới thiệu: HS đã biết cây dài ra do phần ngọn nhưng cây không những dài ra mà còn to ra, vậy cây to ra do đâu?
Hoạt động 1: xác định tầng phát sinh.
- GV: treo tranh hình 15.1 và 16.1 trả lời câu hỏi: Cấu tạo trong của thân non như thế nào?
- HS: quan sát tranh trên bảng, trao đổi nhóm và ghi nhận xét vào giấy.
- GV lưu ý: vì ở hình 16.1 không có phần biểu bì, nếu HS cho đó là đặc điểm khác thì GV phải giải thích.
+ Yêu cầu: Phát hiện được tầng sinh vỏ và sinh trụ.
+ 1 HS lên bảng trả lời chỉ trên tranh điểm khác nhau cơ bản giữa thân non và thân trưởng thành.
- GV: hướng dẫn HS xác định vị trí 2 tầng phát sinh như SGV.
- HS: các nhóm tập làm theo GV, tìm tầng sinh vỏ và sinh trụ.
- GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi.
- HS: đọc mục thông tin SGK trang 51, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, ghi ra giấy.
- Yêu cầu: (vị trí và và chức năng).
+ Tầng sinh vỏ " nằm trong lớp thịt vỏ " sinh ra vỏ.
+ Tầng sinh trụ" nằm giữa mạch gỗ và mạh rây " sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ.
- GV: gọi đại diện nhóm lên chữa bài.
- HS: của nhóm mang mẫu của nhóm lên chỉ vị trí của tầng phát sinh và nội dung trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: nhận xét phần trao đổi của HS các nhóm, yêu cầu HS rút ra kết luận cuối cùng của hoạt động.
* Liên hệ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây, hạn chế việc làm vô ý thức: bẻ cành cây, đu, trèo, làm gãy hoặc bóc vỏ cây.
Hoạt động 2: nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây.
- GV cho HS đọc SGK, quan sát hình, tập đếm vòng gỗ, thảo luận theo 2 câu hỏi:
- Vòng gỗ hàng năm là gì? Tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu?
- Làm thế nào để đếm được tuổi cây?
+ HS đọc thông tin mục £ SGK trang 51 mục “Em có biết” (trang 53), quan sát hình 16.3 trao đổi nhóm.
- GV gọi đại diện 1-2 nhóm mang miếng gỗ lên trước lớp rồi đếm số vòng gỗ và xác định tuổi cây.
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Các nhóm đếm số vòng gỗ trên miếng gỗ của mình rồi trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và đánh giá điểm cho nhóm có kết quả đúng.
Hoạt động 3: nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập và trả lời câu hỏi:
- Thế nào là dác? Thế nào là ròng?
- Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?
+ HS đọc thông tin £ quan sát hình 16.2 SGK trang 52 và trả lời 2 câu hỏi.
+ HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ HS dựa vào vị trí của dác và ròng để trả lời câu hỏi (phần bong ra là dác, phần cứng chắc là ròng).
- GV nhận xét phần trả lời của HS, có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích?
- Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thanh tà vẹt (đường ray tàu hoả) người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ?
- Dựa vào tính chất của dác và ròng để trả lời (người ta dùng phần ròng để làm).
- HS tiếp thu.
- GV chú ý giáo dục ý thức bảo vệ cây rừng.
1) Xác định tầng phát sinh.
- Tầng sinh vỏ: nằm trong lớp thịt vỏ. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ và phía trong một lớp thịt vỏ
- Tầng sinh trụ: nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây và phía trong một lớp mạch gỗ.
 - Thân cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
2. Vòng gỗ hàng năm:
Hàng năm cây ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ Xác định được tuổi cây.
3). Dác và ròng:
- Thân cây gỗ già có dác và ròng.
+ Dác: là lớp màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
+ Ròng: là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố: 
- Câu 1: Gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí của tầng phát sinh, trả lời câu hỏi: thân cây to ra do đâu?
Đáp án câu 1: Thân cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- Câu 2: Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? Xác định tuổi gỗ của miếng gỗ của nhóm hay nhóm khác.
Đáp án câu 2: Hàng năm cây ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ Xác định được tuổi cây.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm thân to ra.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: HS đọc trước bài 17, làm thí nghiệm (đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt bỏ 1 đoạn trong nước để bọt khí không làm tắc mạch dẫn). Chức năng của mạch gỗ và mạch rây.
5. RÚT KINH NGHIỆM:	
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
	- Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 16.doc