Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 15 - Tiết 15 - Tuần 8: Cấu tạo trong của thân non

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 15 - Tiết 15 - Tuần 8: Cấu tạo trong của thân non

 1.1 Kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa.

- So sánh được cấu tạo trong của thân non và rễ.

 1.2 Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

 1.3 Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.

II.TRỌNG TÂM

- Cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa. So sánh được cấu tạo trong của thân non và rễ.

III. CHUẨN BỊ:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 15 - Tiết 15 - Tuần 8: Cấu tạo trong của thân non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 15 Tiết PPCT: 15 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 8
 CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa.
- So sánh được cấu tạo trong của thân non và rễ.
 1.2 Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
 1.3 Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
II.TRỌNG TÂM 
- Cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa. So sánh được cấu tạo trong của thân non và rễ.
III. CHUẨN BỊ:
 3.1 Giáo viên:
- GV: Tranh phóng to hình 15.1; 10.1 SGK.
 3.2 Học sinh:
- Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ.
- Ôn lại bài : “Cấu tạo miền hút của rễ” chú ý cấu tạo.
- Đọc và tìm hiểu trước bài: Cấu tạo trong của thân non.
IV. TIẾN TRÌNH
4.1 Tổ chức ổn định và kiểm diện : nắm sĩ số lớp, vệ sinh.
4.2 Kiểm tra miệng: 
- Câu 1: Cây dài ra do bộ phận nào? Nêu tên một số loại cây khi trồng trọt mà khi đến giai đoạn trưởng thành người ta thường bấm ngọn? (10đ).
+ Thân cây do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn và lóng ở một số loài cây.(5đ)
+ Một số loại cây khi trồng trọt mà khi đến giai đoạn trưởng thành người ta thường bấm ngọn: cây đậu, cà phê, bông. (5đ)
- Câu 2: người ta thường bấm ngọn và tỉa cành đối với những loại cây nào? (10đ)
+ Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt, thân để ăn còn tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi.(10đ)
4.3 Bài mới :
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 GV giới thiệu thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn ở thân và cành. Thân non thường có màu xanh lục.
Hoạt động 1: cấu tạo trong của thân non.
* Vấn đề 1: Xác định các bộ phận của thân non.
- GV: cho HS quan sát hình 15.1 SGK, hoạt động cá nhân (GV treo tranh phóng to hình 15.1).
- HS: quan sát hình 15.1 đọc phần chú thích xác định cấu tạo chi tiết 1 phần của thân non.
- GV: gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non.
+ Cả lớp theo dõi phần trình bày của bạn, nhận xét và bổ sung.
+ Yêu cầu nêu được thân được chia thành 2 phần: Vỏ (biểu bì và thịt vỏ) và trụ giữa (mạch và ruột)
- GV: nhận xét và chuyển sang vấn đề 2.
* Vấn đề 2: Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các bộ phận thân non.
- GV cho các nhóm đọc lại thông tin bảng “Cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non. Hoàn thành cột chức năng của các bộ phận.
- HS: Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng SGK trang 49. 
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Nhóm khác theo dõi rồi bổ sung.
- GV: đưa đáp án đúng:
+ Biểu bì có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.
+ Thịt vỏ, dự trữ và tham gia quang hợp.
+ Bó mạch: Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ. Mạch gỗ: vận chuyển muối khoáng và nước.
+ Ruột: chứa chất dự trữ.
+ HS đọc to toàn bộ cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non.
Hoạt động 2: SO SÁNH CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON VÀ MIỀN HÚT CỦA RỄ 
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 50.
- GV gợi ý: thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? Vị trí của bó mạch?...
- HS: Nhóm thảo luận 2 nội dung:
+Tìm đặc điểm giống nhau: đều có các bộ phận.
+Tìm đặc điểm khác nhau: vị trí bó mạch. 
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV lưu ý: dù đúng hay sai thì ý kiến của nhóm vẫn được trình bày hết, sau đó sẽ bổ sung, tìm ra phần trả lời đúng nhất chứ không được cắt ngang ý kiến của nhóm).
- GV cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn (SGV) để đối chiếu phần vừa trình bày. GV có thể đánh giá điểm cho nhóm làm tốt.
1) Cấu tạo trong của thân non.
* Thân non có cấu tạo và chức năng như sau:
- Vỏ: gồm:
+ Biểu bì
+ Thịt vỏ
- Trụ giữa: gồm một vòng bó mạch và ruột. 
+ Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ.
+ Mạch gỗ: vận chuyển muối khoáng và nước.
+ Ruột : chứa chất dự trữ.
2). So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ:
- Giống nhau:
+ Có cấu tạo bằng tế bào.
+ Gồm các bộ phận: Vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột).
- Khác nhau: 
+ Rễ: Biểu bì có lông hút (Miền hút của rễ). Có mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ.
+ Thân: Một vòng bó mạch (mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài).
4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố: 
- Câu 1: trình bày cấu tạo trong của thân non và chức năng từng bộ phận?
Đáp án câu 1: 
- Vỏ: gồm:
+ Biểu bì: Gồm một lớp tế bào trong suốt xếp sát nhau bảo vệ các bộ phận bên trong.
+ Thịt vỏ: gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn. Một số tế bào chứa chất diệp lục. dự trữ và tham gia quang hợp.
- Trụ giữa:
+ Một vòng bó mạch: mạch rây: gồm những tế bào vách mỏng vận chuyển chất hữu cơ.Mạch gỗ: gồm những tế bào có vách hoá gỗ dày, không có chất tế bào vận chuyển muối khoáng và nước.
+ Ruột: Gồm những tế bào có vách mỏng chứa chất dự trữ.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học tiết này: Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa.
So sánh được cấu tạo trong của thân non và rễ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Tìm hiểu bộ phận làm cho thân to ra. 
5. RÚT KINH NGHIỆM:	
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
	- Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 15.doc