Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 1 đến bài 32

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 1 đến bài 32

Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

 - Phân biệt được vật sống, vật không sống.

 - Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống

 - Biết cách thiệt lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng đê xếp loại chúng và rút ra k ết luận.

2. Kỹ năng:

 - So sánh

 - Tìm hiểu về đời sống hoạt động của sinh vật.

3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê, yêu thích bộ môn, lòng yêu thiên nhiên.

 III. Phương tiện dạy học:

Giáo viên: - Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật.

 - Kẻ sẵn bảng phụ theo mẫu SGK

 

doc 112 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 1 đến bài 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:1/9/07
Tiết 1	 Ngày dạy: 10/9/07
MỞ ĐẦU SINH HỌC
Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
	- Phân biệt được vật sống, vật không sống.
	- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống 
	- Biết cách thiệt lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng đêû xếp loại chúng và rút ra k ết luận. 
2. Kỹ năng:
	- So sánh
	- Tìm hiểu về đời sống hoạt động của sinh vật.
3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê, yêu thích bộ môn, lòng yêu thiên nhiên.
 III. Phương tiện dạy học:
Giáo viên: - Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật.
	 - Kẻ sẵn bảng phụ theo mẫu SGK
II. Phương pháp dạy học:
 	- Thảo luận nhóm.
	- Vấn đáp.
	- Trực quan..
IV. Tiến trình tổ chức bài học:
 1â,Oån định tổû chức 
 2,Bài mới
 Mở bài : Thế giới vật chất xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây, con, đồ vật khác nhau, đó là các vật sống và vật không sống. Làm thế nào để phân biệt được chúng ? Các cơ thể sống có những đặc điểm chủ yếu nào ? ® bài 1.
Hoạt động1: Nhận dạng vật sống và dạng không sống.
 Mục tiêu: HS nêu được điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống thông qua các biểu hiện bên ngoài từ đó nhận dạng chúng.
 Tiến hành:
Họat động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS kể tên một số đồ vật, cây, con vật
- GV yêu cầu học sinh trao đổi nhóm 4 HS những câu hỏi sau:
 +Con gà cây đậu cần điều kiện gì để sống ?
 + Hòn đá có cần điều kiện như con gà, cây đậu để tồn tại hay không ?
 + Sau một thời gian chăm sóc các đối tượng trên có sự thay đổi như thế nào về kích thước ?
- GV yêu câu HS trả lời.
- GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận:
+ Cho biết các đặc điểm của vật sống.
+ Nêu đặc điểm của vật không sống
- HS kể tên một số sinh vật gần với đời sống như: Cây bưởi, cây ổi, cây đậu; Con gà, con lợn, con mèo là những vật sống và một số vật như: cái bàn, cái ghế, hòn đá là vật không sống.
- Trao đổi nhóm
+ Yêu cầu thấy được con gà và cây đậu lớn lên nhờ sự chăm sóc, còn hòn đá thì không thay đổi.
- Đại diện nhóm trả lời các ý kiến của nhóm, nhóm khác bổ sung chọn ý kiến đúng
- HS rút ra kết luận
Kết luận: -Vật sống lấy thức ăn nước uống, lớn lên, sinh sản, di chuyển (trừ thực vật)
 - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống
 Mục tiêu: Thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên.
 Tiến hành :
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS quan sát. GV giải thích tiêu đề cột 6 và 7 sau đó hỏi:
ĐV lấy vào cơ thể chất gì ? Đối với động thực vật đều biểu hiện đặc điểm cơ bản gì ?
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập và điền vào bảng phụ với tên 10 cây con, đồ vật)
- GV hỏi: Qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống.
HS quan sát bảng phụ , chú ý hai cột 6 và 7.
- HS điền vào bảng phụ, các HS khác theo dõi.
- HS trả lời.
Kết luận: Đặc điểm của cơ thể sống là:
 - Trao đổi chất với môi trường.
 - Lớn lên và sinh sản.
 Kết luận chung: Phần đóng khung SGK
3,Củng cốù:
 Giáo viên nêu câu hỏi:
 + Giữa vật sống và vật không sống có điểm gì khác nhau
 + Làm bài tập 2 SGK tr.6 
4, Hướng dẫn về nhàø: 
	- Làm bài tập 1, 2 SGK trang 6.
	- Kẻ bảng trang 7 vào vở bài tập
	- Sưu tầm mẫu vật trong tự nhiên
V,Rút kinh nghệm
 	 Ngày soạn: 1/9/07
Tiết 2	 Ngày dạy : 14 /9/07
Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 + Nêu được một số ví dụ để thấy được sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng.
 + Kể tên 4 nhóm sinh vật chính: thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm
 2. Kĩ năng: Quan sát, so sánh
3. Thái độ: yêu thiên nhiên. Yêu môn học.
II. Phương pháp dạy học: 
-Thảo luận nhóm,
- Vấn đáp, trực quan’
- Làm việc với sách giáo khoa.
III. Phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên :
 + Tranh phóng to một phần quang cảnh tự nhiên trong đó có một số loài ĐV, cây cối khác nhau nhằm giới thiệu sự đa dạng của thế giới sinh vật.
 + Tranh phóng to hình 2.1 SGK.
 + Bảng phụ theo mẫu trang 7 SGK
 2. Học sinh: Kẻ bảng trang 7 SGK vào vở bài tập.(đối với hs ko có sách “vở bài tập”)
IV. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Oån định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
?/ Nêu đặc điểm của cơ thể sống ?Trong các vật sau đây đâu là cơ thể sống:
 Con dao,con cá, quả bưởi, con dò, cây đa.
Trả lời: Đặc điểm của cơ thể sống:Trao đổi chất, lớnlên, sinh sản 
	 Các cơ thể sống: con cá, quả bưởi, cây đa.
3.Bài mới:
* Mở bài: Treo tranh ảnh môït phần quang cảnh tự nhiên ® HS quan sát, GV giới thiệu 
Hoạt động 1: Sự đa dạng của thế giới sinh vật trong tự nhiên.
 Mục tiêu: HS biết được giới sinh vật đa dạng, sống ở nhiều nơi, liên quan đến đời sống con người và được chia làm 4 nhóm.
 Tiến hành: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
 + Yêu cầu học sinh làm bài tập mục ‚ SGK tr.7
 + Hỏi: Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về giới sinh vật ?
+ Cho HS thảo luận nhóm 4 người câu hỏi sau: Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì ?
* Tiểu kết: SV trong tự nhiên đa dạng 
phong phú
b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:
 + Treo tranh phóng to hình 2.1
 + Yêu cầu học sinh quan sát tranh, bảng thống kê ® cho biết: Sinh vật chia làm mấy nhóm? 
+ Cho HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 2.1. 
Hỏi: - Thông tin đó cho em biết điều gì? 
 - Khi chia SV thành 4 nhóm người ta dựa vào đặc điểm nào? 
( Gợi ý: TV có màu xanh, ĐV di chuyển được, nấm không có màu xanh, vi khuẩn vô cùng nhỏ bé)
+ Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
+ Hoàn thành bài tập, ghi tiếp một số cây, con khác
+ Nhận xét về nơi sống kích thước, vai trò đối với con người.
+ Trao đổi nhóm ® kết luận:
SV đa dạng. Đa số SV có ích, một số con gây hại cho con người
+ Xếp loại riêng những ví dụ về thực vật, động vật
+ Quan sát tranh, nghiên cứu thông tin ® nhận xét: SV trong tự nhiên chia làm 4 nhóm: Vi khuẩn, nấm, TV, ĐV
+ Nhắc lại kết luận để cả lớp cùng nhớ.
* Kết luận: Sinh vật trong tự nhiên đa dạng chia làm 4 nhóm: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của sinh học
Mục tiêu: Hiểu được nhiệm vụ của sinh học có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người.
 Tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+Yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr. 6 và cho biết: Nhiệm vụ của sinh học là gì?
+ Gọi 1 ® 3 HS trả lời.
+ Cho HS độc to nội dung: Nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp cùng nghe.
+ Đọc thông tin, tóm tắt nội dung chính ® trả lời câu hỏi
+ Trả lời ® HS khác bổ sung.
+ Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ.
* Kết luận: Nhiệm vụ của sinh học:
+ Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật.
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường.
+ Tìm cách sử dụng hợp lý chúng, phục vụ lợi ích con người.
* Kết luận chung: HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 4. Củng cố
* Cho HS trả lời câu hỏi sau:
 + Sự đa dạng của thế giới sinh vật được thể hiện như thế nào?
 + Nêu nhiệm vụ của sinh học và thực vật học
* Cho học sinh trả lời 3 câu hỏi SGK
5,Hướng dẫn về nhà: 
+ Học bài, sưu tầm tranh (ảnh) thực vật ở nhiều môi trường khác nhau.
+ Kẻ bảng tr.11 SGK vào vở bài tập.
+ Trả lời câu hỏi 3 vào vở bài tập.
V.Rút kinh ngiệm:
 Ngày soạn : 1/9/07
Tiết 3	 Ngày dạy : /9/07
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. Muc tiêu bài học:
Kiến thức: 
	+ Nêu được đặc điểm chung của thực vật 
	+ Chứng minh được sự da dạng và phong phú của thực vật 
 2. Kĩ năng: 	
	+ Quan sát , so sánh 
	+ Hoạt động nhóm 	
 3. Thaí độ:Yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật 
II. Phương pháp dạy học:
- Sử dụng phối hợp các phương pháp :Trực quan, hợp tác nhóm, vấn đáp 
III. Phương tiện dạy học:
 1.Giáo viên: 
	+ Tranh ảnh , khu vườn rừng cây, sa mạc, hồ nước.
	+ Bảng phụ theo mẫu trang 11 SGK
Học sinh:	
+ Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật trên Trái Đất
	 + Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “tự nhiên xã hội” lớp 5	 .kẻ bảng trang 7 vào vở bài tập
IV. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Oån định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ?/ Sinh vật trong tự nhiên được chia làmấy nhóm lớn ? Là những nhóm nào?Chúng quan hệ với nhau ntn?
 ?/ Nêu nhiệm vụ của Thực vật học ? 
Trả lời:
1.Sinh vật trong tự nhiên gồm 4 nhóm lớn:Vi khuẩn ,nấm, thực vật, động vật. Chúng sống ở nhiều môi trướng sống khác nhau ,có quan hệ mật thiết với nhau và với con người.
2. Nhiệm vụ của thực vật học :
-Nghiên cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái, cấu tạo,các hoạt động sống của thực vật.
- Nghiên cưu sự đa dạng của TV và sự phát triển của chúng qua các nhóm TV khác nhau.
- Tìm hiểu vai trò của TV trong thiên nhiên
3.Bài mới:
 Mở bài :Yêu cầu học sinh nhắc lại 4 nhóm sinh vật, giáo viên giới thiệu về nhóm thực vật. Hỏi: thực vật có những đặc điểm chung nào? ® bài 3
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phong phú, đa dạng của thực vật (25’)
 Mục tiêu: Thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật 
 Tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát tranh H3.1 ® h3.4 SGK
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (4 người) các câu hỏi SGK trang 11
- Cần quan sát các nhóm: Nhắc nhở gợi ý 
- Gọi đại diện nhóm trình  ...  Ứng dụng kiến thức về thụ phấn
+ Mục tiêu: Nêu được 1 số ứng dụng những hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng
+ Tiến hành:
 Hoạt động của Giáo viên 
 Hoạt động của Học sinh 
+ Giáo viên Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 4 để trả lời câu hỏi cuối mục 
+ Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người:
 - Khi nào cần có sự thụ phấn bổ sung?
 - Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
 - Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm 
gì?
 -Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết? 
+ Yêu cầu học sinh nêu những ứng dụng về sự tự thụ phấn của con người
+ Học sinh tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 4 tự tìm câu trả lời
+Yêu cầu nêu được :
 - Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn
 - Con người nuôi ong trực tiếp thụ phấn cho hoa
+ Học sinh tự rút ra những ứng dụng về sự thụ phấn của con người: tăng sản lượng quả và hạt, tạo ra các giống lai mới.
 Kết luận: Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất và năng suất cao
 Kết luận chung: 1 ®2 Học sinh đọc kết luận chung sgk tr.102
4. Kiểm tra đánh giá: 
+ Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk tr.102
+ Làm bài tập:
 Đặc điểm 
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoa thụ phấn nhờ gió 
 Bao hoa
Đầy đủ hoặc có cấu tạo phức tạp thường có màu sắc sặc sỡ 
Đơn giản hoặc tiêu giảm, không có màu sắc sặc sỡ 
 Nhị hoa
Có hạt phấn to, dính và có gai
Chỉ nhị dài bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn rất nhiều, nhỏ, nhẹ 
 Nhụy hoa
Đầu nhụy thường có chất dính
Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, thường có lông quét 
 Đặc điểm khác
Có hương thơm mật ngọt
Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành 
5, HDVNø: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 vào vở bài tập
 Học bài, tập thụ phấn cho hoa
V, Rút kinh nghiệm:
	Ngày soạn:10.01. 08
Tiết 38	 	Ngày dạy: 
Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 + Học sinh hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh
 + Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của thụ phấn
 + Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát , nhận biết, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức trồng, bảovệ cây
II. Phương phap dạy học: Trực quan, hoạt động nhóm, vấn đáp 
III. Chuẩn bị của GV và HS:
Giáo viên: tranh phóng to hình 31.1 SGK
IV. Tiến trình bài học:
1, Ổ định tổ chức
2, Kiểm tra bìa cũ:
Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? Trong trường hợp nào thì thụ phấn nhờngười là cần thiết?
3, Bài mới
 * Mở bài: tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thụ tinh
+ Mục tiêu: học sinh hiểu rõ sự thụ tinh là sự kết hợp tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. Nắm được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính
+ Tiến hành:
 Hoạt động của Giáo viên 
 Hoạt động của Học sinh 
a. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn:
+ Hướng dẫn học sinh quan sát hình 31.1, tìm hiểu chú thích
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK ® Trả lời câu hỏi: Mô tả hiện tượng nảy mầm ở hạt phấn?
+ Giảng: Hạt phấnn hút chất nhầy trương lên ® nảy mầm thành ống phấn
 Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn
 Oáng phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu
b. Thụ tinh:
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát hình 30.1 SGK, đọc thông tin o mục 2
+ Nêu câu hỏi:
- Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào của hoa?
- Sự thụ tinh là gì?
- Tại sao sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi ® đại diện nhóm báo cáo
+ Giáo viên nhấn mạnh: sự sinh sản hữu tính có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
+ Quan sát hình, chú thích, đọc thông tin o mục 1
+ Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
+ Chỉ trên tranh sự nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn
+ Nghe và ghi nhớ kiến thức
+ Đọc thông tin, quan sát hình 31.1
+ Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến ® trả lời câu hỏi:
- Sự thụ tinh xảy ra ở noãn
- Sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử ® thụ tinh
- Do có sự kết hợp giữa sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận ® các nhóm nhận xét, bổ sung
Kết luận:
1. Sự nảy mầm của hạt phấn: 
+ Hạt phấn hút chất nhầy trương lên ® nảy mầm thành ống phấn
+ Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn
+ Oáng phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu
2. Thụ tinh: là hiện tượng kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (hạt phấn) và tế bào sinh dục cái (noãn) tạo thành tế bào mới (hợp tử)
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả
û
+ Mục tiêu: học sinh hiểu được sự biến đổi của hoa sau khi thụ tinh để tạo quả và hạt
+ Tiến hành:
 Hoạt động của Giáo viên 
 Hoạt động của Học sinh 
+ Yêu cầu học sinh tự đọc thông tin mục 3 ® trả lời câu hỏi: 
- Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
- Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành các bộ phận nào của hạt?
 - Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
+ Gọi học sinh trả lời ® giáo viên nhận xét, bổ sung
+ Chốt lại kiến thức
+ Đọc thông tin ® trả lời câu hỏi:
- Noãn ® hạt
- Hợp tử ® phôi, vỏ noãn ® vỏ hạt, phần còn lại ® bộ phận chứa chất dự trữ
- Bầu nhụy ® noãn
+ Lớp nhận xét, bổ sung
Kết luận: Sau khi thụ tinh: Hợp tử ® phôi, noãn ® hạt chứa phôi, bầu nhụy ® quả chứa hạt. Các bộ phận khác của hoa héo và rụng đi
Kết luận chung: học sinh đọc phần ghi nhớ SGK 
4, Kiểm tra, đánh giá:
1. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh?
2. Quả, hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
5,HDVNø: 
+ Học bài, trả lời câu hỏi SGK
+ Đọc mục”Em có biết?”
+ Chuẩn bị quả theo nhóm: đậu Hà Lan, cà chua, chanh, táo, me, lạc, bằng lăng.
V, Rút kinh nghiệm:
	Ngày soạn:15.01.08
Tiết 39	Ngày dạy: 
Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 + Học sinh biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau.
 + Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia thành 2 nhóm chính là quả kho và quả thịt.
 2. Kĩ năng: 
 + Quan sát, tư duy, thảo luận nhóm
 + Vận dụng kiến thức để biết bảo quản, chế biến quả và hạt sau khi thu hoạch.
 3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên
II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm
III. Phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên:
+ Sưu tầm trước một số quả khô và quả thịt khó tìm
 2. Học sinh: Chuẩn bị quả theo nhóm 4 người như đã làm ở tiết 38.
IV. Tiến trình bài học:
1, Oån đinh tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ:
Hãy phân biệt hiện tượng thụ phấnvà hiện tượng thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
3, Bài mới
* Mở bài: Cho học sinh kể 6 loại quả mang theo. Chúng giống và khác nhau ở điểm nào?
® Biết và phân loại quả sẽ có tác dụng thiết thực trong đời sống.
Hoạt động 1. Tập chia các nhóm quả
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Giáo viên chia nhiệm vụ cho các nhóm: đặt quả lên bàn, quan sát kỹ® xếp thành nhóm.
Hỏi: Dựa vào đặc điểm nào để chia nhóm?
+ Hướng dẫn học sinh phân tích các bước của việc phân nhóm quả. Yêu cầu 1 số nhóm trưởng báo cáo kết quả® giáo viên nhận xét®nêu vấn đề: Bây giờ chúng ta chia quả theo tiêu chuẩn được các nhà khoa học đặt ra.
+ Học sinh quan sát mẫu, lựa chọn đặc điểm để chia quả thành các nhóm.
+ Tiến hành phân chia quả theo đặc điểm đã chọn.
+ Học sinh viết kết quả phân chia và đặc điểm dùng để phân chia.
 Vd: Hình dạng, số lượng hạt, đặc điểm của hạt.
+ Báo cáo kết quả của các nhóm.
Hoạt động 2. Các loại quả chính
+ Mục tiêu: Biết cách phân chia các laọi quả thành nhóm.
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Phân biệt quả thịt và quả khô.
+ Hướng dẫn học sinh đọc sgk để biết tiêu chuẩn 2 nhóm quả chính.
+ Yêu cầu học sinh xếp quả thành 2 nhóm theo tiêu chuẩn đã biết.
b. Phân biệt các loại quả khô.
+ Yêu cầu học sinh quan sát vỏ quả khô khi chín® nhận xét chia quả khô thành 2 nhóm.
- Ghi đặc điểm , gọi tên?
- Các nhóm khác nhận xét ® bổ sung.
c. Phân biệt các loại quả thịt
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk® hiểu đặc điểm phân biệt 2 nhóm quả thịt.
+ Học sinh đọc thông tin sgk để biết iêu chuẩn nhóm quả chính.
+ Thực hiện xếp các quả vào 2 nhóm theo tiêu chuẩn : vỏ quả khi chín.
+ Báo cáo kết quả đã xếp vào 2 nhóm.
+ Học sinh tiến hành quan sát và chia quả khô thành 2 nhóm.
- Ghi lại đặc điểm của từng nhóm: vỏ nẻ và vỏ không nẻ.
+ Học sinh đọc thông tin sgk. Quan sát hình 32.
+ Dùng dao cắt quả cà chua táo® tìm đặc điểm quả mọng và quả hạch.
Kết luận: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả chia thành hai nhóm quả chính:
* Quả khô chia thành 2 nhóm:
+ Quả khô nẻ: khi chín vỏ quả có khả năng tách ra.
+ Quả khô không nẻ: Khi chín khô vỏ quả không tự tách ra.
* Quả thịt gồm 2 nhóm:
+ Quả mọng: Phần thịt quả dày mọng nước.
+ Quả hạch: Có hạch cứng chứa hạt ở bên trong.
 Kết luận chung: Gọi1 học sinh đọc kết luận sgk
4. Kiểm tra đánh giá.
 + Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 trang 107
 + Đọc mục em có biết
5,HDVNø:
 + Học bài.
 + Kẻ bảng sgk tr 108 vào vở bài tập, gieo hạt đậu và hạt bắp vào bông gòn ẩm.
V,Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh6-T1-39.thuy.doc