Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

- Đặc điểm của thơ PTD qua một sáng tác cụ thể: Giầu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được phản anh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng . của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu về một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ. hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

 3. Thái độ:

Yêu mến kính trọng anh bộ đội.

II/ Chuẩn bị:

Thầy: Một số bài thơ cùng chủ đề.

Trò: Soạn bài

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định: 9a.9b.

2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí. Nêu cơ sở hình thành và những biểu hiện của tình đông chí?

3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 47- BàI THƠ Về TIểU ĐộI XE KHÔNG KíNH
9B.	 Phạm Tiến Duật	 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ PTD qua một sáng tác cụ thể: Giầu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được phản anh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng ... của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu về một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ. hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
 3. Thái độ:
Yêu mến kính trọng anh bộ đội.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Một số bài thơ cùng chủ đề.
Trò: Soạn bài 
III/ Các hoạt động dạy học:
1.ổn định: 9a..............9b.................
2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí. Nêu cơ sở hình thành và những biểu hiện của tình đông chí?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả.
HS: Trả lời.
GV: Nêu xuất xứ của bài thơ.
HS trình bày.
Hoạt động 2: Đọc- Hiểu chú thích
GV: Đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
HS: Đọc, nhận xét
GV: giải thích một số từ khó (SGK)
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản:
GV: Bài thơ thuộc thể thơ gì?
HS: Thể thơ tự do.
GV: Theo em nhan đề bài thơ có gì độc đáo?
HS: Nhan đề bài thơ làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kínhà là một phát hiện thú vị của t/g àsự gắn bó am hiểu hiện thực đ/s chiến tranh trên tuyến đường TS. T/g thêm 2 chữ “bài thơ” để nói về chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm trẻ trung vượt lên gian khổ hiểm nguy của chiến tranh.
GV: Tác giả đưa vào bài thơ hình ảnh độc đáo nào? Nguyên nhân nào khiến xe không có kính? 
HS: trả lời.
GV: Bom đạn chiến tranh còn làm cho xe biến dạng ntn? 
HS: Trả lời
GV: Em có nhận xét gì về giọng điệu, từ ngữ trong câu “không có kính...đi rồi”?
HS: Từ ngữ gần với lời nói thường giọng thản nhiên àgây sự chú ý về vẻ khác lạ của những chiếc xe.
GV: Hình ảnh những chiếc xe không kính gợi ra hiện thực nào của cuộc chiến tranh?
HS : Trả lời
GV: Trên những chiếc xe không kính ấy, chiến sĩ lái xe xuất hiện như thế nào?
HS: Đọc khổ thơ.
GV: Tư thế, cảm giác của người lái xe khi điều khiển chiếc xe không kính ntn?
HS: Trả lời
GV: Đó là cái nhìn đậm chất lãng mạn, chỉ có ở những con người can đảm, vượt lên trên những thử thách khốc liệt của cuộc sống chiến trường.
GV: Hai khổ thơ 3,4 tiếp tục với giọng điệu ntn? Cách nói “ừ thì” có tác dụng gì?
HS: Giọng điệu ngang tàng, đùa tếu nghịch ngợm- cách nói “ừ thì” đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ làm cho bài thơ mang giọng điệu mới mẻ trẻ trung.
GV: Trên những chiếc xe không kính, người lính phải đối mặt với khó khăn gì? Thái độ của các anh?
HS: Bụi phun, mưa tuôn, mưa xối,gió xoa mắt đắng, người lính vẫn cười ngạo nghễ (cười ha ha)
GV:Hai khổ thơ trên làm sáng lên vẻ đẹp phẩm chất gì của người lái xe?
HS trả lời.
GV: Đó là những con người có tính cách tươi trẻ, vui nhộn, luôn yêu đời. Tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống giúp họ vượt qua những gian lao thử thách.
“Những chiếc xe từ trong bom rơi bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
GV: Những cái “bắt tay qua cửa kính vỡ” nói với ta điều gì về tâm hồn người lính?
HS: trả lời
GV: bình: Người đọc lần đầu tiên bắt gặp trong thơ những hình ảnh thật lãng mạn, hào hùng: những người lính bắt tay qua cửa kính vỡ. Cái bắt tay thay cho mọi lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm, ra trận, lời thề quyết chiến thắng, truyền sức mạnh cho nhau vượt qua gian khổ.
Hoạt động nhóm
GV: Nêu y/c: nhà thơ trở lại tả hình dáng chiếc xe không kính để làm gì? Câu kết “Chỉ cần...trái tim? hay ở chỗ nào?
HS: thảo luận 5’
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
GV: định hướng: nhắc lại... để k/đ những gian khổ khó khăn, nguy hiểm ngày càng tăng càng ác liệt của n/vụ phục vụ chiến đấu của những người lính lái xe. Cách kết thúc bài thơ rất bất ngờ nhưng cũng rất giàu sức thể hiện: mặc cho bom rơi, đạn nổ, mặc cho gió, mưa quất thẳng vào buồng lái, mặc cho muôn vàn thiếu thốn, hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy, “chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim yêu nước,mang lý tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hoạt động 3: Tổng kết
GV: Nêu đặc sắc nghệ thuật, nội dung của bài thơ?
HS: trình bày.
I. Tác giả- Tác phẩm(sgk)
II. Đọ
 II- Hiểu chú thích.
1. Đọc 
2. Chú thích.
III.Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Nguyên nhân:
Xe không kính vì bom giật, bom rung àkính vỡ, không đèn, không có mui, thùng xe xước
àgợi sự khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mỹ cam go ác liệt.
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe.
- Tư thế:
 ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin.
- Cảm giác: kì lạ, đột ngột
 Thấy: đắng, cay mắt khi gió thổi thốc vào mặt.
Thấy thiên nhiên trực tiếp vun vút sa, ùa vào buồng lái. Con đường chạy thẳng vào tim khi xe chạy với tốc độ cao.
- Phẩm chất: dũng cảm, lạc quan, coi thường khó khăn gian khổ.
- Tâm hồn:
+ Cởi mở, thân thiện với bạn bè.
+ Thân ái sẵn sàng chia xẻ, gắn bó coi nhau như ruột thịt.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (sgk)
4. Củng cố:
So sánh sự giống và khác nhau giữa hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính?
5. Hướng dẫn:
Học thuộc lòng bài thơ và tự tìm hiểu thêm nội dung và nghệ thuật 
Ôn tập truyện trung đại giờ sau Kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan-47.doc