Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 24+25 - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 24+25 - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

Nắm được ngoài việc phát triển nghĩa của từ vựng, một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm số lượng các từ ngữ, nhờ:

+ Cấu tạo thêm từ ngữ mới.

+ Mượn từ ngữ của nước ngoài.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: bảng nhóm.

2. Phương pháp:

Phân tích mẫu, luyện tập.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức:

9A .9B

2.Kiểm tra:

- Nêu cách phát triển từ vựng. Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ? Cho VD.

- Bài tập 5.

3. Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 24+25 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 24 -Văn bản:
9B.	 HOàNG LÊ NHấT THốNG CHí (tiếp)
 (Trích Hồi thứ 14- Ngô Gia Văn Phái)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước; qua đó thấy đước quan điểm ý thức của tác giả.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
 - Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm văn xuôi cổ, học tập trần thuật kết hợp miêu tả.
 - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm kiên cường của cha ông. Tự hào về người anh hùng áo vải Quang Trung.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: sưu tầm tư liệu lịch sử liên quan đến bài học.
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, liên hệ
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
9A..9B	
2.Kiểm tra:
Phân tích hình ảnh người anh hùng Quang Trung.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:
HS: đọc phần 2
GV: em có nhận xét gì về Tôn Sĩ Nghị?
HS: mưu cầu lợi riêng, bất tài, kiêu căng ...chỉ chăm chú vào việc vui chơi, không đề phòng cảnh giác... GV: Khi quân Tây Sơn đến, Tôn Sĩ Nghị có hành động gì?
HS: sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên người không kịp mặc áo giáp, vứt cả ấn tín, bàn đèn bỏ chạy thục mạng... 
GV: Tướng thì như vậy còn quân lính thì sao?
HS:..... 
GV: bình: ...quân giặc chết nhiều đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn không chảy được. Cả đội binh hùng tướng mạnh chỉ quen giễu võ giương oai giờ chỉ biết tháo chạy...
GV: Lê Chiêu Thống và những kẻ bề tôi là những người ntn? Chúng phải chịu số phận ra sao?
HS:.. Vua Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May được người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn...Sau khi sang Tàu Lê Chiêu Thống phải cạo đâu tết tóc ăn mặc giống người Mãn Thanh và gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Hoạt động nhóm:
GV: So sánh 2 đoạn văn miêu tả 2 cuộc tháo chạy cuả quân tướng nhà Thanh va của vua tôi Lê Chiêu Thống.
HS: thảo luận, trình bày, nhận xét.
GV: định hướng: tất cả đều tả thực với những chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng khác nhau. Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh “ ngựa không kịp đóng yên...” ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê sung sướng của người thắngtrận trước sự thảm bại của lũ cướp nước. Đoạn văn dưới nhịp điệu chậm hơn, t/g miêu tả tỉ mỉ giọt nước mắt thương cảm của những người thổ hào, nước mắt tủi hổ của Lê Chiêu Thống, cuộc tiếp đãi thịnh tình giết gà làm cơm của kẻ bề tôi àâm hưởng ngậm ngùi chua xót. Là những cựu thần nhà Lê, các t/g không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mình đã từng thờ phụng tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.
Hoạt động 2: Tổng kết
GV: Hồi thứ 14 của TP “ Hoàng Lê nhất thống chí” mang lại cho em hiểu biết gì?
HS: trả lời.
GV: nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật.
HS: trả lời.
HĐ3:
HS: viết đoạn văn, trình bày.
GV: nhận xét, sửa.
2. Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước.
a) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
- Tôn Sĩ Nghị:
+ Mưu cầu lợi riêng, kiêu căng chủ quan, mải vui chơi không đề phòng cảnh giác.
+ Sợ mất mật bỏ của chạy lấy người.
- Quân lính:
Hoảng loạn giày xéo lên nhau bỏ chạy kẻ chết kẻ hàng.
b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân:
- Lê Chiêu Thống đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược nên phải chị đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin.
- Chịu số phận bi thảm của kẻ vong quốc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Với cảm quan lịch sử và lòng tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện một cách chân thực, sinh động hình ảnh Nguyễn Huệ và hình ảnh thảm bại của quân xâm lược cùng bọn vua quan bán nước.
2. Nghệ thuật
- Khắc hoạ một cách rõ nét hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ giàu chất sử thi.
- Kể sự kiện lịch sử rành mạch chân thực, khách quan, kết hợp với miêu tả sử dụng hình ảnh so sánh đối lập.
IV. Luyện tập:
Viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của Quang Trung.
4. Củng cố:
GV hệ thống nội dung của bài.
5. Hướng dẫn:
Chuẩn bị bài: Sự phát triển cua từ vựng (tiếp).
..
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 25: Sự PHáT TRIểN CủA Từ VựNG (tiếp theo)
9B.	 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS:
Nắm được ngoài việc phát triển nghĩa của từ vựng, một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm số lượng các từ ngữ, nhờ:
+ Cấu tạo thêm từ ngữ mới.
+ Mượn từ ngữ của nước ngoài.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: bảng nhóm.
2. Phương pháp:
Phân tích mẫu, luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
9A..9B	
2.Kiểm tra:
- Nêu cách phát triển từ vựng. Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ? Cho VD.
- Bài tập 5.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách tạo từ ngữ mới
GV: có những từ ngữ mới nào được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế Giải thích nghĩa cua những từ mới cấu tạo đó.
HS: trả lời.
GV: tìm những từ ngữ cấu tạo theo mô hình “X + tặc”. Giải nghĩa.
HS: tìm
GV: không tặc, hải tặc, gian tặc , gia tặc, nghịch tặc
GV: ngoài sự phát triển về nghĩa, từ vựng còn được phát triển bằng cách nào?
HS: trả lời.
* HS làm bài tập 1: củng cố - khắc sâu kiến thức.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về từ mượn
 GV: xác định từ Hán Việt trong 2 đoạn trích.
HS: tìm
GV: Trong TV vay mượn từ nước nào nhiều nhất?
HS: tiếng Hán.
GV: tại sao nói TV giàu, đẹp ma lại phải mượn tiếng nước ngoài?
HS: Do tiếng Việt chưa có những từ ngữ chỉ khái niệm trên nên phải mượn từ tiếng nước ngoài.
GV: Như vậy, ngoài cách thức phát triển từ ngữ bằng cách cấu tạo thêm từ ngữ mới, từ vựng còn được phát triển bằng cách nào?
HS: trả lời.
GV củng cố kiến thức cho HS qua bài tập 3: Chỉ rõ từ mượn tiếng Hán, từ mượn của ngôn ngữ châu Âu?
HĐ3:
HS: làm bài tập, trình bày.
GV: chữa.
Hoạt động 3. Tổng kết
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
I. Tạo từ ngữ mới
- Điện thoại di dộng: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
- Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài.
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như: quyền tác giả, phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác, phá hoại.
* Bài tập 1
x + trường: chiến trường, công trường, nông trường
x + hoá: ô xi hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá
x + điện tử: thư điện tử, chính phủ điện tử, thương mại điện tử
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
1. Tiếng Hán:
a) thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b) Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch. 
2. Tiếng Anh:
a) AIDS
b) Ma-két-tinh.
* Bài tập 3 (tr.74)
Từ mượn tiếng Hán
- mãng xà
-ca sĩ
- biên phòng
- nô lệ
- tham ô
- tô thuế
- phê bình
- phê phán
Từ mượn ngôn ngữ châu Âu
- xà phòng
- ô tô
- radiô
- ôxi
- cà phê
- ca nô
III. Luyện tập:
Bài 2:
Từ ngữ mới:
- Cơm bụi: giá rẻ, bán hàng trong hàng quán nhỏ.
- Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại có uy tín trên thị trường.
- Công viên nước: các trò chơi giải trí dưới nước.
- Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở KHKT hiện đại có độ chính xác, hiệu quả kinh tế cao.
4. Củng cố:
GV hệ thống KT của bài.
5. Hướng dẫn:
Chuẩn bị bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Tìm hiểu về cuộc đời con người.
Tóm tắt truyện.
Tìm hiểu giá trị ND, NT của truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan-t24-25.doc