Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 62 đến 64

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 62 đến 64

A. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở HKI .

 1. Kiến thức : Hệ thống các kiến thức từ vụng và ngữ pháp đã học ở HKI .

 2. Kĩ năng : Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở HKI để hiểu nội dung , ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản .

 3. Thái độ : Có thái độ nghiêm túc trong tiết ôn tập .

B.Chuẩn bị :

 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , bảng phụ.

 - Học Sinh : Vở bài sọan, vở bài tập .

C. Tiến trình lên lớp :

 1 : Khởi động

a. Ổn định tổ chức :

b. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh .

 2. Bài mới : Từ mục đích của tiết ôn tập, GV đi vào bài mới

HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT

Hoạt Động 1 : Ôn tập lí thuyết từ vựng .

GVH: Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? ?

GVH: Phân biệt từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp ? Lấy vd minh hoạ ?

Giáo viên lưu ý: tính chất rộng, hẹp chỉ là tương đối . Vd: Cây, Cỏ, Hoa, hẹp hơn thực vật. Rộng hơn cây dừa, cỏ già.

GVH: Nêu khái niệm trường từ vựng? Cho Vd?

GVH: Nêu khái niệm từ tượng hình và từ tượng thanh ? Vd ?

GVH: Phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?

GVH:Cho vd và giải thích vd

GVH: Khái niệm của phép tu từ nói quá ? Tác dụng và cho vd ?

GVH: Thế nào là nói giảm, nói tránh ? ví dụ ?

Hoạt Động 2 : Thực hành từ vựng .

GVH : Điền những từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ ?

GVH: Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên ? Cho biết trong những giải thích ấy có từ ngữ nào chung ?

GVH: Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá họăc nói giảm nói tránh ?

GVH: Đặt hai câu có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh ?

 Hoạt Động 3 : Ôn tập lí thuyết ngữ pháp .

GVH: Nêu khái niệm các loại trợ từ, thán từ ? Cho vd và nêu tác dụng của từng từ loại?

GVH: Nêu khái niệm tình thái từ ? Ví dụ ?

GVH: Thế nào là câu ghép ? ví dụ ?

Hoạt Động 4 : Thực hành ngữ pháp .

GVH: Viết 2 câu , trong đó 1 câu có dùng trợ từ và tình thái từ , 1 câu có dùng trợ từ và thán từ ?

GVH: Xác định câu ghép có trong đọan trích trên ?

GVH: Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đọan trích ?

I . Từ vựng :

 1. Lí thuyết :

 a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

 * Khái niệm : (Ghi nhớ / sgk /10)

• Ví dụ : Thực vật

 Cây Cỏ Hoa

 Dừa Nhãn Chỉ Cú Hồng Lài

b. Trường từ vựng:

 * Khái niệm ( Ghi nhớ / sgk /21).

 * Ví dụ :Trường Họat động của chân: đá , đạp , giẫm ,xéo

 c. Từ tượng hình - Từ tượng thanh.

 * Khái niệm : (Ghi nhớ / sgk / 49).

 * Ví dụ : Ào ào ( từ tượng thanh ).

 Lướt thước (từ tượng hình )

 d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .

 * Khái niệm: ( ghi nhớ /sgk/ 56,57 )

 *Ví dụ 1: Bắc Bộ : ngô, quả dứa.

 Nam Bộ: bắp, trái thơm.

 * Ví dụ 2 : Mẹ - mợ (BNXH )

 e. Nói quá .

 *Khái niệm : ( ghi nhớ /sgk / 102 ) .

 *Ví dụ : Ngáy như sấm .

 f. Nói giảm nói tránh .

 *Khái niệm : ( ghi nhớ /sgk / 108) .

 *Ví dụ : Bác đã đi rồi sao , Bác ơi !

2.Thực hành

Câu a.

Truyện dân gian

Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười

Truyền thuyết : Truyện dân giang về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa , có nhiều yếu tố thần kì .

Truyện cổ tích : Truyện dân giang kể về cuộc đời , số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc ( người mồ côi, người mang lốt xấu xí ,người em, người dũng sĩ ), có nhiều chi tiết tưởng tuợng kì ảo .

Truyện ngụ ngôn : Truyện dân giang mượn chuyện về lòai vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người .

Truyện cười : Truyện dân giang dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đã kích .

Câu b.

a. Tiếng đồn cha mẹ em hiền ,

 Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi . ( nói quá )

 b. Chú tôi chẳng đánh chẳng chê ,

 Thím tôi móc rụôt lôi mề ăn gan . (nói quá )

 c. Lá vàng còn ở trên cây ,

 Lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời ? (Nói tránh )

Câu c. Đặt câu :

- Nó gầy khẳng khiu như que củi . ( từ tượng hình ).

- Em bé khóc oe oe . (từ tượng thanh )

II. Ngữ pháp .

 1. Lí thuyết :

a. Trợ Từ, Thán Từ.

 * Khái niệm : ( ghi nhớ /sgk / 69 )

 * Ví dụ :

- Trợ Từ: Chính anh cũng cười.

- Thán Từ: Ô hay, tôi cứ tưởng anh đùa.

 b. Tình thái từ :

 * Khái niệm : ( ghi nhớ /sgk / 81) .

 * Ví dụ : - Mẹ đi làm rồi à ?

 c. Câu ghép :

 * Khái niệm : ( ghi nhớ /sgk / 112) .

 * Ví dụ : sgk .

2. Thực hành :

a.- Cuốn sách này mà chỉ 20 000 đồng à ? (trợ từ và tình thái từ )

 - Này ,nó học một lúc những hai lớp kia đấy ! (trợ từ và thán từ)

b. Câu đầu tiên của đọan trích là câu ghép . Có thể tách câu ghép này thành 3 câu đơn . Nhưng khi tách thành 3 câu đơn thì mối liên hệ , sự liên tục của 3 sự việc dường như k được thể hiện bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép .

c. Đọan trích gồm 3 câu . Câu T1 và T3 là câu ghép .

Trong cả 2 câu ghép , các vế câu đều được nối với nhau bằng QHT ( cũng như , bởi vì )

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 62 đến 64", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62: Đọc thêm MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
	 ( Tản Đà ) 
A) Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 - Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thơ lãng mạn Tản Đà .
 - Thấy được tính chất mới mẻ trong một sáng tác viết theo thể thơ truyền thống của Tản Đà .
 1. Kiến thức : 
 - Tâm sự buồn chán thực tại ; ước muốn thóat li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà .
 - Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu , ý tứ , cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thằng cuội .
 2. Kĩ năng : 
 - Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà .
 - Phát hiện , so sánh , thấy được sự đổi mới trong hình thức thể lọai văn học truyền thống .
 3. Thái độ : Hiểu và chia sẽ cùng cái “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà .
B) Chuẩn bị : 
 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV . 
 - Học Sinh : Vở bài soạn.
C) Tiến trình lên lớp : 
 1 : Khởi động.
 a. Ổn định tổ chức .
 b. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1 : Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn ? Bài thơ thuộc thể thơ gì ? (6 điểm ).
 Câu 2 : Phân tích ý chí và hành động của người tù cách mạng qua 4 câu thơ cuối ? ( 4 điểm).
Đáp án : 
 Câu 1 : sgk / 146.
 Câu 2 : Cảm nghĩ từ việc đập đá.
  bao quản thân sành sỏi.
  bền dạ sắt son.
 à Phép đối.
 à Ý chí chiến đấu.
 Kẻ vá trời lở bước
 Gian nan việc con con.
 à Đối lập.
 à Ýchí ngang tàng, đầy khí phách.
Bài mới : Từ bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX , giáo viên giới thiệu vào bài .
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT 
Hoạt Động 1 : Đọc - hiểu văn bản .
Học sinh dựa vào phần chú thích / sách giáo khoa /155.
GVH: Giới thiệu những nét chính về Tg Tản Đà ?
GVH: Nêu xuất xứ bài thơ ?
Học sinh đọc bài thơ.
GVH: Bài thơ được sáng tác theo lối bút pháp nào ? (lãng mạn).
GVH: Nêu chủ đề của bài thơ ? 
Hs: Khát vọng thoát li thực tại bằng mộng tưởng .
GVH: Bài thơ thuộc thể lọai nào ?
GVH: Giới thiệu bố cục của bài thơ ?
Hoạt Động 2 : Tìm hiểu văn bản .
GVH : Tâm trạng của TĐ ntn trong câu thơ 1,2 ? 
HS : Nỗi buồn trong đêm thu , nỗi chán chường đ/ v cuộc đời .Nỗi buồn chán ấy k thóang qua mà trào dâng ở mức độ cao : buồn lắm , chán nữa rồi .
GVH : Vì sao TĐ lại buồn chán ? 
HS : 
- Buồn vì đó là nỗi buồn ‘Truyền thống của thi ca ’’ , buồn vì đêm thu . Mùa thu đất trời thường hay có gió mưa sụt sùi khiến cho thi nhân xưa hay mủi lòng và nỗi niềm ưu tư thường trỗi dậy .
- Chán vì thời thế : Những năm tháng nhà thơ TĐ đang sống , XH đầy rẫy những bất công vô lý của XH TD Pk đương thời thì đây k những là nỗi buồn của riêng thi nhân mà của cả một thế hệ .
GVH : Vì sao TĐ lại than thở với chị Hằng ? 
HS : Vì nơi trần thế không có ai để bày tỏ , san sẻ , cho nhẹ bớt , nhà thơ đành tìm sự cảm thông nơi vũ trụ .
HS quan sát các câu : 3, 4,5,6.
GVH : Em hiểu ntn gọi là ngông ? 
HS : Trong bài thơ ‘Hầu trời’’,Tản Đà coi mình vốn là tiên trên trời , vì tội ngông cho nên bị trời đày xuống hạ giới . Tất nhiên ngông ở đây không phải là thói ngông nghênh tỏ vẻ ta đây thiếu khiêm tốn , ngông trong văn chương là dám làm những điều khác lạ , sáng tạo không lặp lại người khác , có cá tính khác thường , mạnh mẽ , không chịu ép mình vào sự tù túng của chế độ cũ . 
GVH : Cái ngông của TĐ biểu hiện trong bài thơ ntn ? 
HS : Trong bài thơ thể hiện cái ngông của Tản Đà :
+ Tản Đà muốn làm thằng cuội .
+ Gọi chị xưng em với Hằng Nga .
+ Muốn làm bầu bạn tri âm tri kỉ cùng với chị Hằng , cùng gió cùng mây .
--> Cái ngông của Tản Đà xét cho cùng là xuất phát từ thái độ bất hòa với xã hội : thà làm thằng cuội ngồi gốc cây đa trên cung trăng còn hơn là thằng người nơi trần thế.
GVH : Em hiểu ntn về 2 hình ảnh : cung quế , cành đa và thằng cuội ?
HS : Theo huyền thọai Trung Hoa thì cây quế mọc bên cung trăng nơi Hằng Nga ở . Theo truyền thuyết VN thì trên cung trăng có cây đa cổ thụ , có thằng cuội ngồi dưới trông trâu , chăn trâu .
GVH : Hình ảnh thú vị nhất trong bài thơ là gì ?
HS : Vào đêm trung thu hằng năm, TĐ cùng với chị Hằng ‘Tựa nhau trông xuống trế gian cười ’’
GVH : Ý nghĩa của nụ cười ở đây là gì ? 
HS : - Cười vì thỏa mãn ước mơ được sống trong một vương quốc của sự vĩnh hằng, thóat khỏi cõi trần gian đầy bụi bặm .
- Cái cười đầy mỉa mai , khinh bỉ cõi trần thấp bé , xấu xa , đua chen danh lợi . --> Đây là đỉnh cao của cảm xúc lãng mạn và chất ngông của TĐ .
GVH : Qua phần đọc , em hiểu gì về nội dung , tư tưởng của văn bản Muốn làm thằng cuội ?
GVH : Cảm hứng bao trùm cả bài thơ là gì ? 
HS : Cảm húng lãng mạn . Nó bắt nguồn từ một ước mơ , niềm khát khao cháy bỏng của TĐ : Muốn thóat khỏi cái või trần thế đầy đầy buồn chán đến với 1 TG trong sáng , thanh cao .
GVH : Những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ ? 
Hoạt Động 3 : Tổng Kết 
GVH : Ý nghĩa của văn bản ?
Hoạt Động 4 : Luyện Tập
BT1 : Nhận xét về phép đối trong 2 câu : 3,4 và 5,6.
BT2 : So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài này với bài Qua Đèo Ngang (HTQ )
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả- tác phẩm.
a. Tác giả : 
- Tản Đà : (1889 – 1939).
- Bút danh Tản Đà bắt nguồn từ : 
+ Núi Tản Viên ( Ba Vì ) ở trước mặt .
+ Sông Đà (Hắc Giang ) bên cạnh nhà .
- Nhà nho đi thi 2 lần không đỗ , chuyển sang làm báo và viết văn thơ . 
- Tính tình phóng khóang , thường vào Nam ra Bắc .
- Suốt đời sống nghèo , qua đời ở Hà Nội .
- Ông được xem là cái gạch nối , là nhịp cầu , là khúc nhạc dạo đầu cho phong trào thơ mới lãng mạn những năm 30 của TK XX.
b. Xuất xứ : Bài thơ được trích từ tập Khối tình con I ( xuất bản 1917)
2. Đọc - Bố cục: 
Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật .
Bố cục : 4 phần .
3. Tìm hiểu vài nét về nội dung và nghệ thuật của văn bản .
a. Nội dung : Muốn làm thằng cuội thể hiện cái tôi của Tản Đà tài hoa , duyên dáng , đa tình :
- Nỗi buồn nhân thế : được bộc lộ trực tiếp , với nhiều biểu hiện , nhiều cung bậc . Tâm sự này vốn có gốc rễ từ mối bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường , xấu xa. .
- Khát vọng thóat li thực tại , sống vui vẻ , hạnh phúc ở cung trăng với chị Hằng : thể hiện hồn thơ ‘ ngông’’ đáng yêu của Tản Đà .
b. Nghệ thuật : 
- Sử dụng ngôn ngữ giản dị , tự nhiên , giàu tính khẩu ngữ .
- Kết hợp tự sự và trữ tình .
- Có giọng thơ hóm hỉnh và duyên dáng .
c. Ý nghĩa văn bản : Văn bản thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường , khao khát vươn tới vẻ đẹp tòan thiện tòan mĩ của thiên nhiên .
II. Luyện Tập.
 BT1 : Tg chỉ chú ý đến số chữ và ý , không gò ép đối cả từ lọai và kiểu câu .
 - đã (phó từ ) / xin (động từ ).
 - C3 (câu hỏi ) / C4 (câu cầu khiến)
BT2 : 
Giống nhau : Hai bài đều có màu sắc cổ điển ở thể thơ TNBC Đường luật truyền thống của văn trung đại .
Khác nhau : 
- Qua Đèo Ngang : chặc chẽ , mực thước , cổ điển . 
- Muốn làm thằng cuội : linh họat , giản dị , hiện đại .
.
Hoạt Động 5 : Củng cố – Dặn dò.	
 ? Nội dung của văn bản trên ?
Học thuộc bài thơ + Ghi nhớ .
Sọan : Ôn tập Tiếng Việt .
Tiết 63 	ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
 A. Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS  hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở HKI .
 1. Kiến thức : Hệ thống các kiến thức từ vụng và ngữ pháp đã học ở HKI .
 2. Kĩ năng : Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở HKI để hiểu nội dung , ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản .
 3. Thái độ : Có thái độ nghiêm túc trong tiết ôn tập .
B.Chuẩn bị : 
 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , bảng phụ.
 - Học Sinh : Vở bài sọan, vở bài tập .
C. Tiến trình lên lớp : 
 1 : Khởi động
a. Ổn định tổ chức :
b. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh .
 2. Bài mới : Từ mục đích của tiết ôn tập, GV đi vào bài mới 
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT 
Hoạt Động 1 : Ôn tập lí thuyết từ vựng .
GVH: Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? ?
GVH: Phân biệt từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp ? Lấy vd minh hoạ ?
Giáo viên lưu ý: tính chất rộng, hẹp chỉ là tương đối . Vd: Cây, Cỏ, Hoa, hẹp hơn thực vật. Rộng hơn cây dừa, cỏ già.
GVH: Nêu khái niệm trường từ vựng? Cho Vd?
GVH: Nêu khái niệm từ tượng hình và từ tượng thanh ? Vd ?
GVH: Phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
GVH:Cho vd và giải thích vd 
GVH: Khái niệm của phép tu từ nói quá ? Tác dụng và cho vd ?
GVH: Thế nào là nói giảm, nói tránh ? ví dụ ? 
Hoạt Động 2 : Thực hành từ vựng .
GVH : Điền những từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ ?
GVH: Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên ? Cho biết trong những giải thích ấy có từ ngữ nào chung ? 
GVH: Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá họăc nói giảm nói tránh ?
GVH: Đặt hai câu có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh ? 
 Hoạt Động 3 : Ôn tập lí thuyết ngữ pháp .
GVH: Nêu khái niệm các loại trợ từ, thán từ ? Cho vd và nêu tác dụng của từng từ loại? 
GVH: Nêu khái niệm tình thái từ ? Ví dụ ?
GVH: Thế nào là câu ghép ? ví dụ ? 
Hoạt Động 4 : Thực hành ngữ pháp .
GVH: Viết 2 câu , trong đó 1 câu có dùng trợ từ và tình thái từ , 1 câu có dùng trợ từ và thán từ ? 
GVH: Xác định câu ghép có trong đọan trích trên ? 
GVH: Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đọan trích ? 
I . Từ vựng :
 1. Lí thuyết :
 a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 * Khái niệm : (Ghi nhớ / sgk /10) 
Ví dụ : Thực vật
 Cây Cỏ Hoa
 Dừa Nhãn Chỉ Cú Hồng Lài
b. Trường từ vựng:
 * Khái niệm ( Ghi nhớ / sgk /21). 
 * Ví dụ :Trường Họat động của chân: đá , đạp , giẫm ,xéo 
 c. Từ tượng hình - Từ tượng thanh. 
 * Khái niệm : (Ghi nhớ / sgk / 49).
 * Ví dụ : Ào ào ( từ tượng thanh ).
 Lướt thước (từ tượng hình )
 d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
 * Khái niệm: ( ghi nhớ /sgk/ 56,57 ) 
 *Ví dụ 1: Bắc Bộ : ngô, quả dứa.
 Nam Bộ: bắp, trái thơm.
 * Ví dụ 2 : Mẹ - mợ (BNXH ) 
 e. Nói quá .
 *Khái niệm : ( ghi nhớ /sgk / 102 ) .
 *Ví dụ : Ngáy như sấm .
 f. Nói giảm nói tránh .
 *Khái niệm : ( ghi nhớ /sgk / 108) .
 *Ví dụ : Bác đã đi rồi sao , Bác ơi !
2.Thực hành 
Câu a.
Truyện dân gian
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
Truyền thuyết : Truyện dân giang về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa , có nhiều yếu tố thần kì .
Truyện cổ tích : Truyện dân giang kể về cuộc đời , số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc ( người mồ côi, người mang lốt xấu xí ,người em, người dũng sĩ  ), có nhiều chi tiết tưởng tuợng kì ảo .
Truyện ngụ ngôn : Truyện dân giang mượn chuyện về lòai vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người .
Truyện cười : Truyện dân giang dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đã kích .
Câu b.
Tiếng đồn cha mẹ em hiền ,
 Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi . ( nói quá )
 b. Chú tôi chẳng đánh chẳng chê ,
 Thím tôi móc rụôt lôi mề ăn gan . (nói quá )
 c. Lá vàng còn ở trên cây ,
 Lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời ? (Nói tránh ) 
Câu c. Đặt câu :
Nó gầy khẳng khiu như que củi . ( từ tượng hình ).
Em bé khóc oe oe . (từ tượng thanh )
II. Ngữ pháp .
 1. Lí thuyết :
a. Trợ Từ, Thán Từ.
 * Khái niệm : ( ghi nhớ /sgk / 69 ) 
 * Ví dụ :
- Trợ Từ: Chính anh cũng cười. 
- Thán Từ: Ô hay, tôi cứ tưởng anh đùa. 
 b. Tình thái từ :
 * Khái niệm : ( ghi nhớ /sgk / 81) .
 * Ví dụ : - Mẹ đi làm rồi à ?
 c. Câu ghép : 
 * Khái niệm : ( ghi nhớ /sgk / 112) .
 * Ví dụ : sgk .
2. Thực hành :
a.- Cuốn sách này mà chỉ 20 000 đồng à ? (trợ từ và tình thái từ )
 - Này ,nó học một lúc những hai lớp kia đấy ! (trợ từ và thán từ)
b. Câu đầu tiên của đọan trích là câu ghép . Có thể tách câu ghép này thành 3 câu đơn . Nhưng khi tách thành 3 câu đơn thì mối liên hệ , sự liên tục của 3 sự việc dường như k được thể hiện bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép .
c. Đọan trích gồm 3 câu . Câu T1 và T3 là câu ghép .
Trong cả 2 câu ghép , các vế câu đều được nối với nhau bằng QHT ( cũng như , bởi vì )
Hoạt Động 3 : Củng cố – Dặn dò .
? Thế nào là từ tượng hình ? Từ tượng thanh ?
- Trả bài TLV số 3 . 
Tiết 64	TRẢ BÀI TLV SỐ 3
A) Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 - Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài .
 - Hình thành năng lực tự đánh giá và sữa chữa bài văn của mình.
B) Chuẩn bị : 
 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , bài viết của học sinh .
 - Học Sinh : Ôn tập lại văn bản thuyết minh . 
C) Tiến trình lên lớp : 
 1 : Khởi động
 a. Ổn định tổ chức :
 b. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong quá trình thực hiện bài mới 
 2. Bài mới : Từ mục đích của tiết trả bài , GV đi vào bài mới .
Họat động 1:
 * Đề bài : Thuyết minh cách làm một món ăn mà em yêu thích.
 a. Xác định yêu cầu
Thể loại : thuyết minh.
Đối tượng : món ăn em yêu thích.
b. Phổ biến đáp án : Đã sọan ở tiết 55 ,56.
Họat động 2: 
 a. Giáo viên nhận xét ưu , khuyết điểm cho hs : 
 Kiểu bài: đa phần học sinh làm đúng kiểu bài.
 Cấu trúc: một số bài thiếu phần giới thiệu.
 Nội dung: Phần lớn bài viết giúp người đọc hiểu được nội dung.
 Một số bài kiến thức không có.
 Cách diễn đạt: 
 + Nhiều bài diễn đạt khá , dùng từ ngữ chính xác, có mạch lạc .
 + Một số bài của HS yếu kém còn chưa có tính liên kết cao.
Hình thức: Đa số chưa chú trọng về hình thức bài thuyết minh.
b . Nêu tên hs có nhiều ưu điểm : 
c. Sữa bài cụ thể : 
- Lỗi chính tả : Nhữa/ nhựa; giữa/ giữ; sửa dụng/sử dụng.
- Lỗi diễn đạt : 
 + Cách chế biến món này tuy rất dễ nhưng mọi người ít chú trọng đến cách chế biến đó.
 + Nhưng nguồn gốc của nhiều món ăn được xuất xứ từ cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát .
 + Nguyên liệu của món ăn của em trong khẩu phần ăn mà em thường xuyên thích và trong món ăn của em thường ngày là món hột vịt chiên.
 d. HS quan sát và tự sữa những lỗi mắc phải vào bài .
Họat động 3 : Lập bảng thống kê. 
 Điểm 
Lớp
0 – 3.4
3.5 - 4.8
5.0 – 6.3
6.5 – 7.8
8.0 – 10.0
TB trở lên
Tỉ lệ
Vị trí 
Đối chiếu bài trước
8
8
8
Họat động 4 : Đọc bài văn hay + Vào điểm :
 - Đọc bài của Tấn Triều ( 8 6 )
* Rút kinh nghiệm .
Kinh nghiệm về cách trình bày bài của HS.
Kinh nghiệm về cách dùng từ , đặt câu đúng cú pháp.
 - Kinh nghiệm về cách xác định đối tượng của đề ra .
Hoạt Động 5 : Củng cố – Dặn dò.
 ? Các bước làm một bài văn thuyết minh .
 - Sọan : Ông đồ .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 8 tuan 16 tich hop du.doc