I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắt viết hoa danh từ riêng.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắt.
3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức viết hoa danh từ riêng đúng quy tắt khi viết.
II. Chuẩn bị :
1. GV: bảng phụ
2. HS : chuẩn bị bài, SGK, vở bài tập.
III. Tổ chức các hoạt động học tập :
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (6A3 : , 6A4 : 6A6 : )
2. Kiểm tra miệng :
* HS 1: Hãy nêu đặc điểm của danh từ ? Đặt câu có danh từ làm chủ ngữ trong câu (10đ)
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, .
- Khả năng kết hợp của danh từ :
+ Từ chỉ số lượng đứng trước.
+ Các từ : này, ấy, đó, đứng sau.
(Cụm danh từ = Từ chỉ số lượng + danh từ + này, ấy, đó, )
- Đặt câu : Lan đang làm bài tập.
* HS 2 : Hãy hoàn thành mô hình phân loại danh từ sau đây và cho ví dụ minh họa từng loại (10đ) :
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Vào bài: (1) Tiết học trước, các em đã biết được đặc điểm của danh từ và cách phân loại danh từ chỉ đơn vị. Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu tiếp cách phân loại danh từ chỉ sự vật và cách viết hoa danh từ riêng qua bài : Danh từ (tt).
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm danh từ riêng và danh từ chung trong câu : (10)
Bước 1: Ôn kiến thức cũ về DT chung – DT riêng
(?) Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học về danh từ, em hãy cho biết thế nào là danh từ chung và danh từ riêng ? Cho ví dụ?
Bước 2: Tìm hiểu ví dụ sgk/108
* GV treo bảng phụ có ghi sẵn ví dụ ở mục 1phần I (Sgk/108) -> HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi :
(?) Em hãy xác định danh từ chung và danh từ riêng trong câu vừa đọc vào bảng phân loại sau :
DTC
Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện.
DTR
Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
(?) Em có nhận xét gì về hình thức chữ viết của các danh từ đó?
O - DTC : không viết hoa
- DTR : viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
Bước 3: Vận dụng :
- HS làm bài tập 1/ 109 (HS đứng tại chỗ trả lời, GV ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu quy tắc viết hoa danh từ riêng (10)
Bước 1: Tìm hiểu ví dụ
- GV : Treo bảng phụ 4 nhóm từ :
- Nhóm 1 : Tên người, tên địa lý Việt Nam : Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi, Tố Hữu, Lan, Tây Ninh, Vũng Tàu,
- Nhóm 2 : Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt : Lí Bạch, Đỗ Phủ, Khổng Tử, Tứ Xuyên, Trung Quốc, Hà Lan,
- Nhóm 3 : Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt) : A - lếch - xan –
đrơ Xéc - ghê- ê- vích Pu - skin, Lép Tôn - xtôi,
An - dát, Béc - lin, I - ta- li - a,
- Nhóm 4 : Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương : Trường Trung học cơ sở Trường Hòa, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam, Liên hiệp quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động giỏi, Huân chương Độc lập, Huân chương Sao Vàng, Giải thưởng Hồ Chí Minh.
(?) Em có nhận xét gì về cách viết các nhóm từ trên ?
O - Nhóm 1 : Tên người, tên địa lý Việt Nam : Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
- Nhóm 2 : Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt : Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
- Nhóm 3 : Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên
âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt) : Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó, nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
- Nhóm 4 : Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương thường là một cụm từ : Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Bước 2: Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ (SGK/109)
Bước 3: Vận dụng
* HS làm bài tập 3/ 110 (3HS lên bảng làm)
- HS1 : “Ai đi . đồng tháp” (5 câu đầu)
- HS2 : “Việt Bắc miền trung” (6 câu đầu tt)
- HS2 : “Ai về . cộng hòa” (6 câu đầu cuối)
-> Các HS còn lại làm vào vở bài tập và nhận xét bài làm của 3 HS trên bảng; GV chốt, đánh giá, cho điểm 3 HS lên bảng.
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập (10)
Bước 1: Hướng dẫn BT trên lớp
- GV hướng dẫn HS làm tại lớp BT2,4 chấm điểm.
Bước 2: Hướng dẫn BT về nhà
- GV ghi BT viết đoạn về nhà
- HS về nhà đọc lại văn bản -> Tiết sau kiểm tra bài cũ GV gọi lên bảng viết.
I) Danh từ chung và danh từ riêng:
1. Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật. VD : bàn, ghế, cha , mẹ, trâu,
2. Danh từ riêng : là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
VD : Lan, Tây Ninh,
Bài tập 1/ 109 : Tìm danh từ chung và danh từ riêng:
a) Danh từ chung : ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
b) Danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
II. Quy tắc viết hoa danh từ riêng :
- Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam và tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt : Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
- Đối với tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt) : Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó, nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
- Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương thường là một cụm từ : Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
* Ghi nhớ (SGK/109)
Bài tập 3/ 110 :Viết lại các danh từ riêng cho đúng:
Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
III) Luyện tập :
2) Các từ in đậm trong 3 câu đều là danh từ riêng. Vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật, một nhân vật, một địa danh cá biệt duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật.
4) Chính tả (viết đúng l – n, vần ênh - êch) : Ech ngồi đáy giếng.
*Về nhà: - Viết một đoạn văn ngắn gồm 5 câu giới thiệu về lớp em. Sau đó, xác định DTC và DTR trong đoạn văn đó.
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG Truyện ngụ ngôn Tiết CT : 33 Tuần CM : 9 Ngày dạy : I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo. 2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngô n. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ : Tích hợp kĩ năng sống, giáo dục môi trường : - Giáo dục HS mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau để sống tốt hơn. - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác. II. Chuẩn bị : GV : Máy chiếu (Tranh) HS : chuẩn bị bài, SGK, vở bài tập. III. Tổ chức các hoạt động học tập : 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (6A3 : , 6A4 : 6A6 : ) 2. Kiểm tra miệng : * HS 1 : Thế nào là truyện cổ tích (?) Kể tên các truyện cổ tích có ở sgk?(10đ) - Ghi nhớ SGK/53 - Tên các truyện cổ tích: Thạch Sanh, Em bé thông minh, cây bút thần, ông lão đánh cá và con cá vàng. * HS 2 : Em bé thông minh trãi qua mấy lần thử thách? Ý nghĩa truyện? (10đ) O Em bé thông minh trãi qua 4 lần thử thách @ Ý nghĩa truyện: - Ca ngợi trí thông minh hơn người của em bé. - Đề cao trí khôn và kinh nghiệm sống dân gian. - Ý nghĩa hài hước, mua vui. * HS 3 : Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? Cho biết nhân vật chính được nói đến trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng là ai? (10đ) - Truyện ngụ ngôn : là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. - Nhân vật chính được nói đến trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng là con ếch. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Vào bài : (1’) - GV: Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại truyện kể dân gian được mọi người rất ưa thích. Mọi người ưa thích không chỉ nội dung, ý nghĩa giáo huấn sâu sắc, mà còn vì cách giáo huấn rất tự nhiên, độc đáo của nó. Những truyện ngụ ngôn được học trong SGK Ngữ văn 6, tập một là những truyện rất tiêu biểu cho những nội dung và cách giáo huấn của thể loại truyện ngụ ngôn. Trong đó có truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là truyện tiêu biểu nhất mà các em sẽ được học trong tiết học hôm nay. - GV cho HS nghe bài hát “Ếch ngồi đáy giếng” Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, kể tìm hiểu chung: (10’) Bước 1: Đọc, kể : * GV hướng dẫn HS đọc : Chậm, bình tĩnh, xen chút hài hước kín đáo. Chú ý nhấn giọng ở những từ quan trọng: chúa tể, bầu trời chỉ bằng cái vung, giẫm bẹp, -> Gv đọc mẫu, 2 HS đọc lại. Bước 2. Tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn : * HS đọc chú thích Sgk/100 (?) Dựa vào phần chú thích (*), em hãy cho biết Truyện ngụ ngôn là loại truyện như thế nào? * GV: Ngụ ngôn nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu (ngụ = hàm chứa ý kín đáo, ngôn = lời nói) thông qua từ ngữ. => Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Bước 3. Giải thích từ khó : chúa tể, dềnh lên, nhâng nháo (Sgk/103) Bước 4. Bố cục : (?) Truyện có 2 phần liên quan đến chú Ếch, em hãy chỉ ra 2 phần đó và nêu nội dung? O + Phần 1: Từ đầu . “như một vị chúa tể” : Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng. + Phần 2 : Còn lại : khi ếch ra khỏi giếng. Hoạt động 3 : Hướng dẫn Đọc - tìm hiểu văn bản : (15’) Bước 1: Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng * HS đọc lại phần 1 (?) Vì sao Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể? O Vì : - Ếch sống lâu ngày trong giếng nọ, - Xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài con vật bé nhỏ - Hằng ngày, ếch cất tiếng kêu “ồm ộp” làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. (?) Em có nhận xét gì về không gian sống và cuộc sống của ếch khi ở trong giếng? O - Không gian : nhỏ bé, chật hẹp, không thay đổi. - Cuộc sống : chật hẹp, trì trệ, đơn giản. (?) Điều đó cho em thấy đặc điểm gì trong tính cách của ếch? O Hiểu biết nông cạn lại huênh hoang, kiêu ngạo. (?) Kể về ếch với những nét tính cách như vậy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? O Nghệ thuật nhân hóa. (?) Em thấy cách kể về cuộc sống của ếch trong giếng gợi cho ta liên tưởng đến một môi trường sống như thế nào? O Môi trường sống hạn hẹp. (?) Môi trường sống hạn hẹp, dễ khiến người ta có thái độ như thế nào? O Kiêu ngạo, không biết thực chất mình. Bước2: Khi ếch ra khỏi giếng * HS đọc lại phần 2 (?) Eách ta ra khỏi giếng bằng cách nào? O Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài. (?) Cái cách ra ngoài ấy thuộc về ý muốn chủ quan hay khách quan ? O Khách quan. (?) Không gian ngoài giếng có gì khác với không gian trong giếng? O Không gian mở rộng với bầu trời khiến ếch có thể đi lại khắp nơi. (?) Eách có thích nghi được với sự thay đổi đó không ? Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều đó? O Eách nhâng nháo nhìn bầu trời, không thèm để ý xung quanh. (?) Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với ếch ? O Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. (?) Theo em, vì sao ếch lại bị con trâu đi qua giẫm bẹp? O Do chủ quan, kiêu ngạo, cứ tưởng mình oai như trong giếng, coi thường mọi thứ xung quanh, do sống lâu ngày trong môi trường chật hẹp, không có kiến thức hiểu biết về thế giới rộng lớn. Bước 3: Tìm hiểu Ý nghĩa truyện (?) Từ sự thất bại của ếch, em rút ra bài học gì cho chính mình ? O - Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải cố gắng, biết nhìn xa trông rộng. - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Kẻ chủ quan, kiêu ngạo dễ bị trả giá đắt, thậm chí bằng tính mạng. (?) Theo em, truyện Eách ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán điều gì ? Khuyên răn điều gì ? (?) Từ truyện Eách ngồi đáy giếng, nhân dân ta đã có thành ngữ gì để nói lên bản chất của những con người có tầm nhìn hạn hẹp, ít hiểu biết mà lại chủ quan, kiêu ngạo? O Thành ngữ “Eách ngồi đáy giếng” Bước 4: Tìm hiểu nghệ thuật (?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện của tác giả dân gian? * HS đọc Ghi nhớ SGK/101 Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập (10’)\ Bước 1: HS đọc bài tập phần Luyện tập, GV hướng dẫn HS làm Bước 2: Đọc thêm truyện: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” 1. Đọc : diễn cảm, thể hiện sự lặp lại và tăng tiến của tính chất câu chuyện; thể hiện tâm lý, tình cảm và bản chất trong lời của các nhân vật -> Bốn HS đọc phân vai : Cá vàng, ông lão, mụ vợ, người dẫn truyện 2. Ý nghĩa của truyện : - Ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. - Kẻ tham lam, bội bạc không thể được hưởng giàu sang phú quý. I. Đọc - kể, tìm hiểu chung: 1. Đọc, kể : 2. Khái niệm truyện ngụ ngôn : (Chú thích (Y) (Sgk/100)) 3. Giải thích từ khó : (Sgk/103) II. Đọc - Tìm hiểu văn bản: 1. Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng : - Không gian : nhỏ hẹp, không thay đổi. - Cuộc sống : chật hẹp, đơn giản. - Thái độ : Oai như một vị chúa tể, xem bầu trời chỉ bằng cái vung. => Hiểu biết nông cạn lại huênh hoang, kiêu ngạo. 2. Khi ếch ra khỏi giếng : - Không gian : thay đổi, mở rộng. - Thái độ : không thay đổi vẫn nhânh nháo, coi thường mọi thứ xung quanh. - Kết cục : bị trâu giẫm bẹp => Thất bại thảm hại. 3. Ý nghĩa truyện : - Phê phán những kẻ có hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. - Khuyên chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. 4. Nghệ thuật : - Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với đời sống. - Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc. - Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo. * Ghi nhớ : SGK/101 III. Luyện tập : 1. Hai câu quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện : - “Eách cứ tưởng bầu trời trên đầu vị chúa tể” - “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt .. con trâu đi qua giẫm bẹp” 2*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Eách ngồi đáy giếng” . 4. Tổng kết : - Kể diễn cảm lại truyện. - Nêu bài học từ truyện. 5. Hướng dẫn học tập : a) Đối với bài học này : - Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc. nắm ý nghĩa truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. - Học bài, học ý nghĩa truyện và Ghi nhớ SGK/101. - Làm bài tập phần Luyện tập vào vở bài tập. - Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác. b) Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : - Chuẩn bị bài : “ Danh từ” (tt) (Sgk/108) + Dựa vào bảng phân loại danh từ ở tiết trước, em hãy xếp DTC và DTR vào phần nào? + Đặc điểm của DTC và DTR ? + Cách viết DTR ? IV. Rút kinh nghiệm : DANH TỪ (tt) Tiết CT : 34 Tuần CM : 9 Ngày dạy : I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : ... chuyện, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còn cần phải chọn thứ tự kể phù hợp nữa. Vậy thứ tự kể là thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó hơn qua bài “Thứ tự kể trong văn tự sự”. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự: Bước 1: HS tóm tắt các sự việc chính trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” và trả lời câu hỏi: (?) Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” và cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? (HS thảo luận nhóm 5 phút : 2 em/ nhóm) -> GV chọn 1 nhóm trình bày lên bảng, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. O - Giới thiệu ông lão đánh cá - Ông lão ra biển và bắt được cá vàng. - Ông lão thả cá vàng và nhận lời hứa của cá vàng. - Ông lão kể chuyện cho mụ vợ nghe và mụ bắt lão ra biển đòi cá vàng thực hiện lời hứa. - Ông lão năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần. -> Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. => Kể xuôi. (?) Em hiểu kể xuôi là kể như thế nào ? O Kể xuôi : là kể các sự việc liên tiếp nhau theo trình tự trước sau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. (?) Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì? O - Làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ hiểu. - Tạo được sự hồi hộp, cuốn hút người nghe vào câu chuyện, có tác dụng nhấn mạnh lòng tham và sự bội bạc tăng dần của người vợ, thể hiện rõ dụng ý phê phán. (?) Nếu không tuân theo thứ tự ấy thì có thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không ? O Không. (?)Cách kể xuôi thường gặp trong các văn bản nào ? O Thường gặp trong tác phẩm tự sự dân gian. Bước 2 : HS đọc đoạn văn “Chuyện thằng Ngỗ” và trả lời câu hỏi (SGK/97,98) (?) Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong văn bản ? O 1. Ngỗ bị chó dại cắn rách chân. 2. Ngỗ kêu không ai ra cứu. 3. Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh. 4. Ngỗ đốt đống rạ kêu cháy làm mọi người tưởng thật. 5. Mọi người lo lắng cho Ngỗ vì bị chó cắn. (?) Trong năm sự việc, sự việc nào xảy ra trong hiện tại? Từ ngữ nào cho em biết được điều đó? O - Sự việc xảy ra trong hiện tại : 1,2,5. - Từ : chiều nay , trưa nay, hôm nay... (?) Sự việc nào xảy ra trong quá khứ? Từ ngữ nào cho em biết được điều đó? O - Sự việc xảy ra trong quá khứ : 3,4 - Từ : một hôm (?) Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? O Trước hết kể thời hiện tại (chiều nay , trưa nay), sau đó lại kể thời quá khứ (một hôm), cuối cùng lại quay về thời hiện tại (Sự việc hôm nay...) (?) Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì ? Nhằm mục đích gì ? O - Nhấn mạnh đến kết quả của sự việc (Ngỗ bị chó cắn) là hậu quả của sự nói dối (vì đã lừa mọi người nên họ không tin lời kêu cứu thật của Ngỗ). Từ đó làm nổi bật ý nghĩa của truyện : khuyên mọi người phải chân thành, đừng làm mất lòng tin của người khác. - Mục đích : Tạo sự bất ngờ, thú vị hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật. * GV chốt : Cách kể đem kết quả (sự việc ) ở hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó nhằm gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật ta gọi là cách kể ngược. (?) Em hiểu kể ngược là kể như thế nào ? O Kể ngược : là đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật. (?) Em hãy sắp sếp các sự việc trên theo cách kể xuôi, rồi rút ra nhận xét : cách kể nào giúp người kể dễ thực hiện hơn và người nghe dễ theo dõi câu chuyện hơn ? O 3. Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh. 4. Ngỗ đốt đống rạ kêu cháy làm mọi người tưởng thật. 1. Ngỗ bị chó dại cắn rách chân. 2. Ngỗ kêu không ai ra cứu. 5. Mọi người lo lắng cho Ngỗ vì bị chó cắn. -> Nhận xét : Cách kể xuôi giúp người kể dễ thực hiện hơn và người nghe dễ theo dõi câu chuyện hơn. (?) Vậy theo em, muốn thực hiện cách kể ngược ta phải cần có yếu tố gì ? Vì sao ? O Yếu tố hồi tưởng. Vì người kể phải kể theo mạch cảm xúc của mình. Nhờ có yếu tố này, người kể mới nhớ lại việc đã xảy ra để xâu chuỗi các sự việc lại với nhau thành một mạch thống nhất giúp người nghe hiểu rõ câu chuyện. (?) Tóm lại, chúng ta có bao nhiêu cách kể ? Chúng ta có tùy tiện muốn chọn cách nào cũng được hay phải có sự lựa chọn ? Vì sao? O - Có 2 cách kể : Kể xuôi và kể ngược. - Phải lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. Vì : mỗi cách kể có đặc điểm riêng, tùy theo mục đích kể của mình mà người kể sẽ lựa chọn cách kể cho phù hợp. Vd : Khi kể truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”ta không thể áp dụng cách kể ngược được vì cách kể này không làm nổi bật ý nghĩa của truyện và bản chất tham lam của mụ vợ mà truyện muốn đạt đến. * HS đọc ghi nhớ (SGK/98) Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập : Bước 1: Hướng dẫn HS Thảo luận nhóm * HS đọc và xác định yêu cầu các bài tập ở phần Luyện tập SGK/99 -> GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm (3 nhóm). 1. Bài 1/99 : HS thảo luận theo bàn và đứng tại chỗ trình bày 2. Bài 2/99 : Chia lớp thành 3 nhóm : - Nhóm 1 : Tìm hiểu đề - Nhóm 2 : Lập dàn ý phần MB, KB - Nhóm 3 : Lập dàn ý phần TB Bước 2: Sửa BT – chấm điểm I) Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự: 1. Ví dụ : a) Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”: - Tóm tắt các sự việc chính : + Giới thiệu ông lão đánh cá + Ông lão ra biển và bắt được cá vàng. + Ông lão thả cá vàng và nhận lời hứa của cá vàng. + Ông lão kể chuyện cho mụ vợ nghe và mụ bắt lão ra biển đòi cá vàng thực hiện lời hứa. + Ông lão năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần. - Thứ tự kể : tự nhiên (trước – sau) => Kể xuôi b) Bài văn “Thằng Ngỗ” (Sgk/97) - Tóm tắt các sự việc chính : 1. Ngỗ bị chó dại cắn rách chân. 2. Ngỗ kêu không ai ra cứu. 3. Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh. 4. Ngỗ đốt đống rạ kêu cháy làm mọi người tưởng thật. 5. Mọi người lo lắng cho Ngỗ vì bị chó cắn. - Thứ tự kể : Trước hết kể thời hiện tại, sau đó lại kể thời quá khứ, cuối cùng lại quay về thời hiện tại =>Kể ngược (Kể theo mạch cảm xúc). * Lưu ý : Trong kể ngược, yếu tố hồi tưởng đóng vai trò quan trọng. 2. Ghi nhớ : (SGK/98) II) Luyện tập : 1/ -Thứ tự kể : kể ngược, theo mạch hồi tưởng (nhớ lại) từ hiện tại đến quá khứ của nhân vật kể chuyện. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất (nhân vật chính xưng “tôi”, đóng vai người kể chuyện). -Vai trò của yếu tố hồi tưởng: là cơ sở, là chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau . 2/ Đề văn : Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa. a/Tìm hiểu đề : - Thể loại : Văn tự sự. - Nội dung trọng tâm: + Lần đầu tiên em được đi chơi xa. + Những suy nghĩ, cảm xúc của em về lần đầu tiên đi chơi xa ấy. - Xác định các yếu tố : + Ngôi kể : Thứ nhất + Thứ tự kể : kể theo thứ tự tự nhiên hoặc kể từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ. + Các chi tiết chính : . Nơi em đến là nơi nào? . Có những điều gì thú vị ở đó? . Những suy nghĩ, cảm xúc của em về những điều lần đầu tiên nhìn thấy. + Phạm vi tư liệu : thực tế cuộc sống, có thể hư cấu thêm để bài viết thêm sinh động. b/ Lập dàn bài: - Mở bài : Giới thiệu về lần đầu tiên em đi xa : + Lý do được đi? + Đi đâu? Đi với ai? -Thân bài : + Giới thiệu vài nét về nơi em đến + Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? . Trên đường đi, con người, phong cảnh hiện lên và có sự biến đổi ra sao? . Nơi em đến có điểm gì đặc biệt, khác lạ ? . Những suy nghĩ, cảm xúc của em về những điều lần đầu tiên nhìn thấy. + Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi trong chuyến đi xa ấy? - Kết bài: + Chuyến đi kết thúc ra sao? + Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nữa không? 4. Tổng kết : (?) Có mấy cách kể chuyện? Đặc điểm của từng cách ? Ghi nhớ (SGK/98) (?) Viết thành văn phần Kết bài dựa vào dàn ý đã lập. VD : Chuyến đi thật thú vị, em được mở rộng tầm mắt rất nhiều, được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp của đất nước và càng thêm yêu quý Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp. 5. Hướng dẫn học tập : a) Đối với bài học này : - Học thuộc Ghi nhớ (SGK/98) - Hoàn chỉnh bài tập vào vở bài tập. - Tập kể xuôi, kể ngược một truyện dân gian. - Chú ý diễn đạt bài văn viết dựa vào dàn ý đã lập của bài tập 2/99 b) Đối với bài học ở tiết tiếp theo : - Chuẩn bị : Văn bản “Thầy bói xem voi” (Sgk/101-103), @ Chú ý:+ Đọc, tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản vào vở bài tập. + Các thầy bói xem voi như thế nào, họ phán về voi ra sao? + Hậu quả của việc xem voi là gì? + Bài học ngụ ý của truyện là gì ? + Sưu tầm bài hát “Thầy bói xem voi” IV. Rút kinh nghiệm: Kiểm tra ngày / 10/ 2012 TTCM Trương Thị Thanh Tuyền
Tài liệu đính kèm: