I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của tự nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim
Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
Thấy được tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Thế giới loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên một làng quê miền Bắc.
Tác dụng của một số BPNT khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Nắm được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của các yếu tố này.
KẾ HOẠCH TUẦN 31 STT TÊN BÀI TIẾT PPCT 1 2 3 Lao xao Kiểm tra Tiếng Việt Trả bài KT Văn, bài TLV tả người 113-114 115 116 Tiết 113-114 Ngày soạn: 23/03/2010 Ngày dạy: 28/03/2010 LAO XAO - Duy Khán - I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của tự nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Thế giới loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên một làng quê miền Bắc. Tác dụng của một số BPNT khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn. 2. Kĩ năng Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm. Nắm được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của các yếu tố này. III. CHUẨN BỊ Giáo viên: Soạn bài Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. Tranh minh hoạ bài học Học sinh: Học bài Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định 2. KTBC ? Cây tre gắn bó với đời sống con người Việt Nam như thế nào? ? Nêu giá trị đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. 3. Bài mới Bài Lao xao là một đoạn trích từ tập hồi kí – tự truyện Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, một trong những tác phẩm được đánh giá cao trong mảng văn học thiếu nhi sau năm 1975. Qua những kỉ niệm thờ thơ ấu, niên thiếu của mình, tác giả đã hiện lên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người làng quê thuở trước (Bắc Ninh), tuy rất đơn sơ, nghèo khổ, nhưng giàu sức sống đậm đà tình người.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG v HĐ1: Giới thiệu ` Cho biết vài nét về tác giả . ` TP hôm nay học được trích từ đâu? I.Giới thiệu: 1.Tác giả: - Duy Khán (1934-1995) - Quê: Bắc Ninh - TP: Tuổi thơ im lặng (1985) là tập hồi kí tự truyện của tác giả. 2.Tác phẩm: Trích từ “Tuổi thơ im lặng” v HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản µ Gv nêu yêu cầu đọc: To, rõ ràng, đọc chuẩn xác, nhấn mạnh một số từ tả, kể. Gọi 2 Hs đọc à Gv nhận xét µ Gv đọc mẫu 1 đoạn – Gọi Hs đọc tiếp, nhận xét đánh giá. II. Đọc và tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc µ Lưu ý HS đọc kĩ các chú thích 2. Từ khó v HĐ3: Đọc-hiểu văn bản ` Em hãy nêu nghệ thuật miêu tả các loài chim? ` về màu sắc, hình dáng và đặc điểm? * Tích hợp: Văn miêu tả. ` Em hãy tả lại cuộc đánh nhau giữa chèo Bẻo với diều Hâu và chim Cắt? ` Theo em , tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ` Nghệ thuật trên thể hiện nội dung gì? µ Chốt lại phần 1 chuyển sang phần 2. ` Tác giả đã sử dụng thành công yếu tố dân gian nào? ` Em hãy tìm thành ngữ? ` Tác giả đã sử dụng truyện cổ tích nào? * Tích hợp: Thành ngữ, truyện cổ tích . ` Việc sử dụng yếu tố dân gian có tác dụng gì µ Chốt lại toàn bộ bài. * Giáo dục: Lòng yêu thiên nhiên, con vật . III. Đọc-hiểu văn bản 1 – Nghệ thuật miêu tả loài chim. - Cách lựa chọn miêu tả mỗi loài vật một nét nỗi bật về màu sắc, hình dáng và đặc điểm . + Bồ các thì tiếng kêu “ các ... các” + sáo hót và được người dạy nói ... + Các loài chim dữ như: Quạ, diều hâu, cắt ... chủ yếu miêu tả chúng qua hoạt động (diều hâu bắt gà con, Chèo Bẻo với diều hâu và chim Cắt đánh nhau) - Kết hợp tả, kể với nhận xét bình luận (con sáo tọ tọc học nói, sự tích con bìm bịp ..) à Sự hiểu biết phong phú tỷ mỹ về các loài chim, tình yêu mến gắn bó ... 2 – Yếu tố dân gian trong văn bản. - Tác giả sử dụng đồng giao “ Bồ các là bác chim ri ” - Sử dụng thành ngữ: “ dây mơ, rễ má”; “kẻ cắp gặp bà già”; “ lia lia, láu láu”., -Sử dụng truyện cổ tích: sự tích chim bìm bịp; Sự tích chim Chèo Bẻo . à Tăng thêm sự hấp dẫn, gần gũi trong văn bản v HĐ5: Tổng kết ? Em hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? IV. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Nghệ thuật miêu tả tự nhiên, sinh động.. - Sử dụng nhiều yếu tố dân gian. - Lời văn giàu hình ảnh. - Việc sử dụng các phép tu từ giúp hình dung cụ thể hơn về đối tượng. ? Khái quát lại nội dung bài thơ? 2. Ý nghĩa văn bản - Cung cấp những thông tin bổ ích và lý thú về đặc điểm một số loài chim..và cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. - Tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. v HĐ6: HD HS luyện tập µ Gv hướng dẫn cho cả lớp cùng luyện tập. µ Gọi Hs đọc. IV. Luyện tập: Em hãy quan sát và miêu tả loài chim quen thuộc nơi em đang ở . v HĐ7: Dặn dò Học bài, thuộc ghi nhớ. Đọc lại truyện Ôn lại các bài TV đã học, tiết sau KT 1 tiết RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY Tiết 115 Ngày soạn:25/03/2011 Ngày dạy: 30/03/2011 KIỂM TRA MỘT TIẾT TIẾNG VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Củng cố kiến thức từ đầu học kì II đến nay (từ bài 23 à 28 ) Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Củng cố kiến thức từ đầu học kì II đến nay (từ bài 23 tà 28 ) 2. Kĩ năng Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài. Biết cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn. III. CHUẨN BỊ GV: Ra đề – đáp án . HS: Học thuộc bài (từ bài 23 à 28 ) IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định 2. Bài mới v HĐ1: GV phát đề cho HS v HĐ2: Những điều cần lưu ý -Đọc thật kỹ đề bài xác định trọng tâm. -Làm bài xong phải kiểm tra lại, cần thiết sửa, bổ sung. Đề bài 1/ So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh. Mỗi kiểu cho một ví dụ 2/ Hoán dụ có gì giống và khác so với ẩn dụ. Cho ví dụ, phân tích. 3/ Viết một đoạn văn ngắn có dùng phép so sánh, câu trần thuật đơn có từ là . (theo chủ đề tự chọn). ĐÁP ÁN Câu 1 : (3đ ) So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.(1đ) - Có hai kiểu so sánh: + So sánh ngang bằng (1đ) VD: Nam cao bằng Hoa + So sánh không ngang bằng (1đ) VD:Nam không học giỏi bằng Hoa Câu 2: (3đ) Ẩn dụ Hoán dụ Giống nhau (1đ) - Đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. - Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt Khác nhau (2đ) Dựa vào quan hệ tương đổng. Cụ thể là tương đồng về: - hình thức - cách thức - phẩm chất - chuyển đổi cảm giác Vd: Uống nước nhớ nguồn Uống nước: thừa hưởng thành quả Nguồn: người đã làm ra thành quả đó. Khi chúng ta thừa hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ đến người đã làm ra nó. ẩn dụ phẩm chất Dựa vào quan hệ gần gũi (tương cận). Cụ thể: - bộ phận – toàn thể - vật chứa dựng – vật bị chứa đựng - dấu hiệu của sự vật – sự vật - cụ thể - trừu tượng Vd: Áo chàm dưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Áo chàm (y phục) chỉ đồng bào Việt Bắc (thường mang y phục đó) -> Lấy dấu hiểu của sự vật để gọi sự vật. Câu 3 (4đ) HS viết đúng chính tả, nội dung biểu đạt - Đảm bảo trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh, câu trần thuật đơn có từ là. v HĐ 3.Xem học sinh làm bài v HĐ 4.Thu bài: rút kinh nghiệm giờ làm bài. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY & Tiết 116 Ngày soạn: 25/03/2011 Ngày dạy: 30/03/2011 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TLV TẢ NGƯỜI I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Qua tiết trả bài giúp cho hs thấy được những ưu điểm và khuyết điểm khi làm bài văn tả người . Từ đó có hướng khắc phục những ưu nhược điểm Qua đó củng cố phương pháp làm bài văn tả người. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Củng cố lại kiến thức viết bài văn tả người HS nhận rõ ưu khuyết điểm của bài làm để phát huy, rút kinh nghiệm cho bài sau đạt kết quả tốt hơn. 2. Kĩ năng Rèn kỹ năng viết văn tả người. III. CHUẨN BỊ Giáo viên: Chấm bài Chuẩn bị các lỗi sai Học sinh: Soạn bài IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG v HĐ1: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học v HĐ2: Gv phát bài kiểm tra Văn cho HS Bước 1: GV nêu đề bài Bước 2: Gv đọc đáp án -> Hs xem lại bài của mình -> sửa I. Chữa bài kiểm tra Văn 1. Đề bài Câu1: Chép thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ ? (2đ) Câu 2: Tóm tắt truyện “Bài học đường đời đầu tiên” bằng một đoạn văn ngắn. Nêu ý nghĩa của truyện. (5đ) Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người anh trai trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” bằng một đoạn văn ngắn. (3đ) 2. Đáp án và biểu điểm Câu 1: HS chép đầy đủ, chính xác bài thơ. (2đ) Câu 2: - Tóm tắt được những ý chính sau (mỗi ý 1đ) + Dế Mèn là một chàng thanh niên cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. + Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc để khoe khoang trước Dế Choắt, dần đến cái chết thảm thương cho người bạn xấu số ấy. + Cái chết của Dế Choắt là cho Dế Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăn bậy bạ của mình. (Yêu cầu: đoạn văn phải lôgich, mạch lạc, không sai lỗi chính tả) - Ý nghĩa của truyện (2đ): Đoạn trích nêu lên bài học: tính kêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. Câu 3:(3đ) Nhân vật người anh trai hiện lên qua các thời điểm: - Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ: Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là mèo, cho việc chế màu vẽ là chuyện trẻ con. - Khi tài năng hội hoạ của em được phát hiện thì anh có mặc cảm, thua kém và ganh tị.... - Khi đứng trước bức tranh được nhận giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, sau đó là xấu hổ Bước 3: Nhận xét ưu nhược điểm: 3. Nhận xét ưu nhược điểm: * Ưu điểm: Một số bài trình bày sạch đẹp, khoa học, ít lỗi chính tả. Một số em học thuộc bài, trình bày đúng theo yêu cầu của câu hỏi. Biết tóm tắt truyện bằng một đoạn văn Biết trình bày cảm nhận của mình về một nhân vật trong truyện đã học. * Nhược điểm: - Chưa nắm vững kiến thức: Không chép thuộc lòng được bài thơ - Không biết tóm tắt truyện bằng một đoạn văn, có khi chỉ là liệt kê các sự việc hoặc tóm tắt quá dài dòng - Kỹ năng phân tích đoạn văn không có, chủ yếu là liệt kê tâm trạng nhân vật, câu cú lủng củng, sai lỗi nhiều. v HĐ3: GV HD HS sửa bài TLV tả người Bước1: Hs đọc lại đề – gv ghi đề lên bảng Đề: Kể về một thầy giáo (cô giáo) mà em quý mến * Thể loại: Văn tự sự Gv nhân xét chung về bài làm của hs những ưu điểm (hình thức, nội dung) Gv chọn mỗi lớp hai bài điểm cao nhất đọc cho cả lớp nghe à học tập cách viết của bạn! II. Chữa bài tập làm văn tả người I.Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu nhất và gần gũi nhất với mình . a. Yêu cầu chung - Thể loại: Tả người - Nội dung: người thân yêu, gần gũi. - Đảm bảo bố cục ba phần: MB, TB , KL. * Hình thức: - Dàn bài rõ ràng, mạch lạc - Hành văn trong sáng, đúng ngữ pháp b. Yêu cầu cụ thể 1/ Mở bài: - Giới thiệu nhân vật mình định tả (sơ qua hình dáng, tình hình) - Nêu cảm nghĩ khái quát. 2/ Thân bài : Miêu tả chi tiết. - Miêu tả ngoại hình ( da, mắt, dáng) - Miêu tả cử chỉ - Miêu tả hành động (lao động quan tâm lo lắng ) - Kể một vài kỷ niệm khó quên. - Lời nói (trích y nguyên một vài lời nói) - Xen kẻ cảm nghĩ và thái độ người viết . 3/ Kết luận : - Nhận xét chung và nêu cảm nghĩ về nhân vật. - Nêu thái độ và hành đợng đối với nhân vật . Gv nêu nhân xét về nhữgn khuyết điểm cho tất cả hs nhận thức và từ đó rút kinh nghiệm (nội dung , hình thức) Bước2: GV nhận xét bài làm của hs 1. Nhận xét chung * Ưu điểm a/ Hình thức _ Có 1 số hs trình bày sạch sẽ, cẩn thận, ít sai lỗi cính tả _ Không viết tắt, viết hoa tùy tiện _ Bố cục rõ ràng b/ Nội dung: _ Nắm vững thể loại và phương pháp làm bài _ Biết sắp xếp các bố cục và biết dùng lời văn của mình khi kể . _ Sáng tạo các chi tiết rất phù hợp – nêu cảm nghĩ về nhân vật và chung cho cả truyện Gv chọn 1 hoặc 2 bài điểm kém, yếu đọc trước lớp để tất cả hs cả lớp nghe à khắc phục * Khuyết điểm . a. Hình thức _ Trình bày cẩu thả, viết chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả _ Viết tắt, viết hoa tùy tiện _ Bố cục chưa rõ ràng b.Nội dung _ Chưa nắm vững văn tả người và phương pháp làm một bài văn tả người _ Diễn đạt còn yếu _ Bài làm sơ sài, kể còn yếu _Chưa nêu cảm nghĩ Bước3: Trả bài và sửa chữa - Trả bài HS tự xem - Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để nhận xét. - HS tự chữa bài của mình vào bên lề hoặc sửa vào vở 2. Trả bài và sửa chữa Bước4: Cho HS đọc một số bài làm hay 6A: Linh, Bình 6B: Thảo, Nhi 3. Đọc bài v HĐ4: Dặn dò Xem lại bài, tìm lỗi sai -> sửa Soạn bài: Ôn tập truyện và kí Trả lời theo câu hỏi SGK Kẻ bảng theo mẩu SGK/ 117, 118 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY Kiểm tra ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Trương Thị Oanh
Tài liệu đính kèm: