Bài 24
HOÁN DỤ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được khái niệm hoán dụ , các kiểu hoán dụ
- Hiểu được tác dụng của hoán dụ
- Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc – hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1.Kiến thức :
- Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ . - Tác dụng của phép hoán dụ .
2.Kĩ năng :
- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt .
- Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói .
III. CHUẨN BỊ.
- GV: SGK, bài soạn, sách GV, bài tập bổ sung, bảng phụ
- HS:SGK, bài soạn
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
1. Ổn định lớp. (1 phút)
- Ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
1) Ẩn dụ là gì? Cho VD
-> Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2) Nêu các kiểu ẩn dụ ? Cho VD
Đáp án: Có 4 kiểu ẩn dụ:
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Tuần: Ngày soạn: Tiết: 101 Ngày dạy: Bài 24 HOÁN DỤ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được khái niệm hoán dụ , các kiểu hoán dụ - Hiểu được tác dụng của hoán dụ - Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc – hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả . II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1.Kiến thức : - Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ . - Tác dụng của phép hoán dụ . 2.Kĩ năng : - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt . - Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói . III. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV, bài tập bổ sung, bảng phụ - HS:SGK, bài soạn IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1. Ổn định lớp. (1 phút) - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 1) Ẩn dụ là gì? Cho VD -> Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2) Nêu các kiểu ẩn dụ ? Cho VD Đáp án: Có 4 kiểu ẩn dụ: - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 3. Dạy bài mới. -> Giới thiệu bài. Ở giờ học trước đã hướng dẫn các em phép tu từ ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên tính chất tương đồng. Giờ học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu một biện pháp tu từ dựa trên tính chất tương cận (gần nhau), đó là biện pháp tu từ hoán dụ. (1 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ1. TÌM HIỂU CHUNG (20 phút) 1 HOÁN DỤ LÀ GÌ ? Các từ ngữ in đậm trong câu thơ chỉ ai. ? Giữa áo nâu với áo xanh , nông thôn và thành thị với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào. ? Nêu tác dụng của các diễn đạt này. - Kết luận: Gọi tên sự vật bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi cới nó gọi là hoán dụ. ? Hoán dụ là gì. 2) TÌM HIỂU CÁC KIỂU HOÁN DỤ. ? Em hiểu các từ in đậm như thế nào. Giữa chúng với sự vật mà nó biểu thị có quan hệ như thế nào. - Giải thích bổ sung VDc: Trong bài thơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của "chiến tranh". Có thể hiểu "Ngày Huế đổ máu" là "Ngày Huế nổ ra chiến sự" - Cho HS phân tíchVD: "Vì sao trái đất nặng ân tình. Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh" ? Nêu các kiểu hoán dụ HĐ2. LUYỆN TẬP (10 phút) BT1: Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì? BT2: Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? HS đọc VD1.SGK.82 - Áo nâu, áo xanh: dùng để chỉ những người công nhân và nông dân. - Nông thôn và thành thị: dùng để chỉ những người sống ở nông thôn và thành thị. HS đọc VD2.SGK.82 - Cách nói như vậy dựa vào quan hệ đặc điểm, tính chất: khi làm việc. - Cách gọi như vậy dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thành thị) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị). HS đọc VD3.SGK.82 - Tăng tính hình ảnh và hàm xúc cho câu văn, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến. - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt . HS đọc VD1-2.SGK.83 a. Bàn tay -> bộ phận của cơ thể con người được dùng thay cho "người lao động" nói chung (quan hệ bộ phận - toàn thể) b. Một cây (số lượng cụ thể) biểu thị "ít cây", Ba cây (số lượng cụ thể): biểu thị "nhiều cây". Số lượng xác định biểu thị nhiều cây ( số lượng không xác định). Quan hệ cụ thể - trừu tượng. c. Đổ máu: dấu hiệ, dùng thay cho "sự hi sinh mất mát" nói chung (quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật) - Trái đất (vật chứa đựng) biểu thị "đông đảo những người sống trên trái đất" (vật bị chứa đựng) -> Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là : - Lấy bộ phận để gọi toàn thể. - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng . HS đọc BT1.GK.83 a. Làng xóm - người nông dân (quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng). b. Năm năm (thờigian trước mắt), trăm năm (thời gian lâu dài) - Quan hệ cụ thể với cái trừu tượng. c. Áo chàm - người Việt Bắc (quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật) d. Trái đất - nhân loại (quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng). HS đọc BT2.GK.83 A. TÌM HIỂU CHUNG I) HOÁN DỤ LÀ GÌ 1. VD1.SGK.82: - Áo nâu -> nông dân - Áo xanh -> công nhân - Nông thôn và thành thị: dùng để chỉ những người sống ở nông thôn và thành thị. 2.Khái niệm - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt . II)CÁC KIỂU HOÁN DỤ. 1. VD1-2.SGK.83 a) Bàn tay ta = bộ phận của con người (thay cho người lao động) => Lấy một bộ phận để gọi toàn thể . b) Một ,Ba = Số lượng cụ thể (thay cho số ít và số nhiều) => Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng . c) Đổ máu = Dấu hiệu (thay cho sự hy sinh, mất mát, là ngày Huế xảy ra chiến sự) => Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật d) Trái Đất = Nhân loại => Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng . 2. Các kiểu hoán dụ -> Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là : - Lấy bộ phận để gọi toàn thể. - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng . B) LUYỆN TẬP BT1 a) Làng xóm = người nông dân. ðVật chứa đựng-vật bị chứa đựng. b.Mười năm, trăm năm = thời gian trước mắt à Thời gian lâu dài . ð Cái cụ thể - cái trừu tượng. c. Ao chàm = người dân Việt Bắc. ð dấu hiệu của sự vật với sự vật . d. Trái đất = nhân loại. ð Vật chứa đựng-vật bị chứa đựng. BT2: So sánh hoán dụ và ẩn dụ. ẨN DỤ HOÁN DỤ Giống - Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác Khác - Dựa vào quan hệ tương đồng (giống nhau ) - Dựa vào quan hệ tương cận (gần nhau) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH TỰ HỌC HĐ3. TỰ HỌC ( 2 phút) - Nhớ được khái niệm hoán dụ . - Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép hoán dụ . C. TỰ HỌC - Nhớ được khái niệm hoán dụ . - Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép hoán dụ . 4. Củng cố ( 5 phút) 1) Hoán dụ là gì? Cho VD. - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn dạt. 2) Nêu các kiểu hoán dụ? Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. 5. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) - Học bài - Tìm thêm VD ẩn dụ - Soạn bài tập làm thơ 4 chữ - Nhận xét tiết học Tuần: Ngày soạn: Tiết: 102 Ngày dạy: Bài 24 TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Hiểu được đặc điểm thơ bốn chữ . - Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1.Kiến thức : - Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ . - Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng . 2.Kĩ năng - Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca . - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ . - Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ . III. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV, bài tập bổ sung, bảng phụ - HS:SGK, bài soạn IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1. Ổn định lớp. (1 phút) - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) 1)Bức tranh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong văn mưa. -> Hình ảnh cấy cối, loài vật trước và trong cơn mưa 2) Nêu nội dung và biện pháp nghệ thuật -> Nội dung và biện pháp nghệ thuật: ... 3. Dạy bài mới: GV cho HS đọc 1 bài thơ bốn chữ và giới thiệu nội dung bài học: thơ bốn chữ có những đặc điểm gì về cách gieo vần, nhịp, số câu, số dòng như thế nào. Hôm nay chúng ta tìm hiểu và tập làm thơ 4 chữ qua bài 24. (1 phút) HOẠT ĐỘNG GIÁOVIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG HĐ1. TÌM HIỂU CHUNG ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI THƠ BỐN CHỮ. (10 phút) - Kể bài thơ, đoạn thơ bốn chữ mà em biết. - Nêu đặc điểm của thể thơ bốn chữ. - Nêu đặc điểm của vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách. Cho VD. HĐ2. LUYỆN TẬP (20 phút) 1. Chỉ ra chỗ sai vần trong đoạn thơ trong bài Chị em của Lưu Trọng Lưu và sửa lại cho đúng. 2.Tập làm bài thơ (đoạn thơ) bốn chữ. - Lượm (Tố Hữu), Chị em (Lưu Trọng Lưu), Tre (Nguyễn Bao),Kể chuyện bé nghe (Trần Đăng Khoa), Ngôi nhà (Trần Đăng Khoa) - Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả, có vần lưng và vần chân, gieo vần liền , vần cách hay vần hỗn hợp. - Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè - Vần chân gieo vào cuối dòng thơ - Vần lưng gieo ở giữa dòng thơ. (VD2 SGK 84: chừng - lưng, hàng - ngang, trang - màng) - Vần liền gieo liên tiếp ở các dòng thơ.( VD3.SGK.85: hẹ - mẹ, đàn - càn) - Vần cách gieo cách ra một dòng thơ. (VD2 SGK 84: hàng - trang, núi - bụi. VD3.SGK.85: cháu - sáu, xa - nhà) HS đọc câu 4 SGk.85 - Đoạn thơ sửa lại hai chữ: Sưởi - cạnh, đò - sông. HS thảo luận Trình bày đoạn thơ bốn chữ Lớp nhận xét, đánh giá A) . TÌM HIỂU CHUNG ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI THƠ BỐN CHỮ. - Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả, có vần lưng và vần chân, gieo vần liền , vần cách hay vần hỗn hợp. - Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè - Cách gieo vần: + Vần lưng gieo ở giữa dòng thơ + Vần chân gieo vào cuối dòng thơ + Vần liền gieo liên tiếp ở các dòng thơ + Vần cách gieo cách ra một dòng thơ B. LUYỆN TẬP Câu 4. - Sưởi -> cạnh, đò - > sông. BT .Tập làm bài thơ (đoạn thơ) bốn chữ. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH TỰ HỌC HĐ3. TỰ HỌC ( 2 phút) - Nhớ đặc điểm của thể thơ bốn chữ . - Nhớ một số vần cơ bản . - Nhận diện thể thơ bốn chữ - Sưu tầm một số bài thơ được viết theo thể thơ naỳ hoăc tự sáng tác thêm các bài thơ bốn chữ . C. TỰ HỌC - Nhớ đặc điểm của thể thơ bốn chữ . - Nhớ một số vần cơ bản . - Nhận diện thể thơ bốn chữ - Sưu tầm một số bài thơ được viết theo thể thơ naỳ hoăc tự sáng tác thêm các bài thơ bốn chữ . 4. Củng cố (5 phút) 1) Nêu đặc điểm của thể thơ bốn chữ? - Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả, có vần lưng và vần chân, gieo vần liền , vần cách hay vần hỗn hợp. - Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè 2) Nêu đặc điểm của vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách. - Vần chân gieo vào cuối dò ... iới thiệu giới thiệu hình ảnh của cây tre - Liên hệ bài mới - Cây tre Việt Nam của Nguyễn Duy như thế nào. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ1: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU TÁC GIẢ -TÁC PHẨM, CHÚ THÍCH, ĐỌC VĂN BẢN, TÌM BỐ CỤC. (10 phút) - Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK 34. - GV hướng dẫn HS đọc văn bản SGK. Chú ý đọc đúng giọng điệu và nhịp điệu ở từng đoạn của bài văn. - Nêu (chủ đề, nội dung chính) của bài văn? - Tìm bố cục của bài văn và nêu ý chính của mỗi đoạn? HĐ2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VĂN BẢN (22 phút) - Tác giả đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? - Để thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất của cây tre, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - Bài văn giúp em liên tưởng gì đến đức tính của người Việt Nam. - Sự gắn bó của cây tre đối với người nông dân và dân tộc Việt Nam được thể hiện qua chi tiết nào? - Kết luận: Cây tre đã gắn bó với con người từ thuở lọt lòng nằm trong nôi tre đến khi nhắm mắt xuôi tay trên chiếc giường tre - Tác giả hình dung về vị trí cây tre trong tương lai như thế nào? - Kết luận bổ sung: Hình ảnh măng non trên phù hiệu của đội viên thiếu niên để nói sự tiếp bước của thế hệ sau và cũng nói về tương lai của cây tre trong thời đại công nghiệp hóa. HĐ3: TỔNG KẾT - LUYỆN TẬP (5 phút) - Nêu giá trị nội dung và biện pháp nghệ thuật của bài văn. - Đọc thêm bài thơ của Nguyễn Duy. - Tìm ca dao, tục ngữ, thơ, truyện cổ tích Việt Nam nói đến cây tre. - HS trình bày về tác giả, tác phẩm phần chú thích dấu * SGK 98 - HS giải thích từ phần chú thích SGK 98 - 99 - HS đọc văn bản - HS khác nhận xét - Cây tre là người bạn của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. - Bài văn chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: (từ đầu chí khí nư người). cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất đáng quý. Đoạn 2: (từ nhà thơ có lần ca ngợichung thủy). Tre gắn bó với con người trong cuộc sông hằng ngày và trong lao động. Đoạn 3: (từ Tre mọc thẳng Tre, anh hùng chiến đấu). Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. Đoạn 4: (phần còn lại). Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và trong tương lai. Thảo luận 2 phút - Vẻ đẹp và những phẩm chất của cây tre: Tre mọc xanh tốt ở mọi nơi, dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn, mầm non mọc thẳng, tre cứng cáp dẻo dai vững chắc. - Tre luôn gắn bó,làm bạn với con người trong nhhiều hoàn cảnh, tre là cánh tay của người nông dân, tre là thẳng thắn, bất khuất "Trúc dẫu háy, đốt ngay vẫn thẳng" tre trở thành vũ khí cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước. - Tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre (Sáo, tiêu, đàn tơrưng, khèn) - Tác giả đã sử dụng một loạt những tính từ, biện pháp nhân hóa dùng những từ chỉ phẩm chất của con người. Thảo luận 2 phút - Tre cùng với những cây cùng họ có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Tre bao trùm lên khắp làng xóm. - Dưới bóng tre người dân cày Việt Nam đã dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang và gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. - Tre là cánh tay của người nông dân, ăn ở với họ đời đời, kiếp kiếp. - Tre gắn bó với con người ở mọi lứa tuổi (các em nhỏ chơi chuyền các que tre, dưới bóng tre, bóng nứa nam nữ thanh niên tỏ tình, các cụ già với chiếc điếu cày làm bằng tre. - Tre gắn bó trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, được dùng làm vũ khí giết gặc (Thánh Gióng) - Dù vai trò của cây tre có thể giảm bớt trong đời sống của con người nhưng cây tre vẫn là người bạn đồng hành chung thủy, bởi vì những phẩm chất của nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam "Tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam" - Trình bày Ghi nhớ SGK - Đọc bài thơ của Nguyễn Duy.SGK - Tre Việt Nam (Nguyễn Duy) - Tre (Nguyên Bao) - Truyện cổ tích về cây tre: cây tre tră đốt, Thánh Gióng) I. TÌM HIỄU CHUNG - Tác giả, tác phẩm. - Tìm hiểu chú thích. - Đọc văn bản - Đại ý: Cây tre là người bạn của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Vẻ đẹp và phẩm chất của tre - Tre mọc xanh tốt ở mọi nơi, dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn, mầm non mọc thẳng, tre cứng cáp dẻo dai vững chắc.Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người 2. Sự gắn bó của cây tre đối với người nông dân và dân tộc Việt Nam - Tre có mặt ở khắp nơi - Dưới bóng tre người dân dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang và gìn giữ một nền văn hóa lâu đời - Tre là cánh tay của người nông dân, ăn ở với họ đời đời, kiếp kiếp. - Tre gắn bó trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc 3. Vị trí cây tre trong tương lai - Cây tre vẫn là người bạn đồng hành chung thủy đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam. Ghi nhớ SGK III. LUYỆN TẬP - Đọc thêm bài thơ của Nguyễn Duy. - Tìm ca dao, tục ngữ, thơ, truyện cổ tích Việt Nam nói đến cây tre. . 4. Củng cố: (3 phút) ? Tác giả đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì - Đáp án: Tre mọc xanh tốt ở mọi nơi, dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn, mầm non mọc thẳng, tre cứng cáp dẻo dai vững chắc.Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người. ? Sự gắn bó của cây tre đối với người nông dân Việt Nam được thể hiện qua chi tiết nào * Đáp án: - Tre có mặt ở khắp nơi. Dưới bóng tre người dân dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang và gìn giữ một nền văn hóa lâu đời - Tre là cánh tay của người nông dân, ăn ở với họ đời đời, kiếp kiếp. - Tre gắn bó trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc 5. Dặn dò: (1 phút) - Học bài - Sưu tầm tài liêu nói về cây tre - Hướng dẫn soạn bài Câu trần thuật đơn Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp HS: - Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn có từ là - Nắm được tác dụng câu trần thuật đơn có từ là - Tạo được câu trần thuật đơn có từ là II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK - SGV - bài tập bổ sung - HS: Bài soạn - SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ? Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ ? Nêu nội dung văn bản "Lòng yêu nước" 3. Dạy bài mới: - Liên hệ bài câu trần thuật đơn. - Cho HS phân tích câu trần thuật đơn có từ là - Giới thiệu về câu trần thuật đơn có từ là. ( 1 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ1: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ (12 phút) - Xác định C - V trong các VD1. SGK.114 - Vị ngữ của các câu ở VD1 do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành. - Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào VN của các câu VD1. Kết luận: Đây là câu trần thuật đơn có từ là. - Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. - Cho HS tìm VD câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản Cây tre Việt Nam HĐ2: TÌM HIỂU CÁC KIỂU CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ (10 phút) - Cho HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi. Kết luận: có 4 kiểu câu trần thuật là đáng chú ý: câu giới thiệu, câu định nghĩa, câu miêu tả (giới thiệu), câu đánh giá. - Cho HS tìm VD kiểu câu câu trần thuật đơn có từ là HĐ3: HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP. (10 phút) BT1. Tìm câu trần thuật đơn có từ là. BT2. Xác định CN - VN các câu trần thuật đơn có từ là. Cho biết thuộc kiểu câu nào HS đọc VD1.SGK Thảo luận 2 phút Trình bày bằng bảng phụ a. Bà đỡ Trần ( CN)/ là người huyện Đông Triều. (VN) b. Truyền thuyết (CN) / là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tưởng kì ảo. (VN) c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (CN) / là một ngày trong trẻo sáng sủa. (VN) d. Dế Mèn trêu chọc chị Cốc (CN) / là dại.(VN) HS đọc VD 2.SGK Thảo luận 1 phút - Câu a, b, c VN được cấu tạo: là + cụm danh từ. - Câu b VN được cấu tạo: là + tính từ. HS đọc VD 2.SGK Thảo luận 1 phút - Trước VN có thể thêm cụm từ: chẳng phải, không phải. - VN thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra động từ ( cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) cũng có thể làm VN - VN có thể kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. HS đọc VD 1.SGK Thảo luận 2 phút a. Câu giới thiệu b. Câu định nghĩa c. Câu miêu tả (giới thiệu) d. Câu đánh giá HS đọc ghi nhớ GSK.115 HS đọc BT2. SGK.115 - Câu a, b, d, e là các câu trần thuật đơn có từ là. - Câu b, d là các câu trần thuật đơn không có từ là. HS đọc BT2. SGK.115 a. Hoán dụ (CN) / là gọi tên . Cho sự diễn đạt. (VN) c. Tre (CN)/ là cánh tay của người nông dân. (VN) - Tre (CN)/ còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. (VN) d. Bồ các (C) / chim ri (V) - Khóc (C) / là nhục.(V) - Rên (C) / hèn (V) - Van (C) / yếu đuối (V). - Dại khờ (C)/ ....câm (V) I. ĐẶC ĐIỂM CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ 1. Xác định C - V a. Bà đỡ Trần ( CN)/ là người huyện Đông Triều. (VN) b. Truyền thuyết (CN) / là loại truyệnyếu tố tưởng tưởng kì ảo. (VN) c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (CN) / là một ngày trong trẻo sáng sủa. (VN) d. Dế Mèn trêu chọc chị Cốc (CN) / là dại.(VN) 2. Câu a, b, c VN được cấu tạo: là + cụm danh từ - Câu b VN được cấu tạo: là + tính từ. 3. Trước VN có thể thêm cụm từ: chẳng phải, không phải. Ghi nhớ.SGK.114 II. CÁC KIỂU CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ a. Câu giới thiệu b. Câu định nghĩa c. Câu miêu tả (giới thiệu) d. Câu đánh giá Ghi nhớ.SGK.114 III. LUYỆN TẬP BT1. - Câu a, b, d, e là các câu trần thuật đơn có từ là. - Câu b, d là các câu trần thuật đơn không có từ là. BT2 a. Hoán dụ (CN) / là gọi tên . Cho sự diễn đạt. (VN) c. Tre (CN)/ là cánh tay của người nông dân. (VN) Tre (CN)/ còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. (VN) d. Bồ các (C) / chim ri (V) - Khóc (C) / là nhục.(V) - Rên (C) / hèn (V) - Van (C) / yếu đuối (V). - Dại khờ (C)/ ....câm (V) 4. Củng cố: (4 phút) ? Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. Đáp án: - VN thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra động từ ( cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) cũng có thể làm VN - VN có thể kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. ? Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Đáp án: - Câu giới thiệu, - Câu định nghĩa - Câu miêu tả (giới thiệu) - Câu đánh giá. 5. Dặn dò: (1 phút) - Học bài - Làm BT số 3 - Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong các văn bản - Hướng dẫn soạn bài tuần 30
Tài liệu đính kèm: