Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013

A) Mục tiêu cần đạt

1. Học sinh hiểu rõ:

- Thế nào là từ mượng?

- Các hình thức mượn?

2. Tích hợp với phần văn ở truyền thuyết Thánh Gióng, với tập làm văn ở tìm hiểu chung về văn tự sự

3. Luyện kỹ năng sử dụng từ mượn trong nói, viết

B. CHUẨN BỊ

1. Thầy: giáo án, TLTK; Bảng phụ

2. Trò: SGK, vở ghi

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp. 6A

2. Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là từ đơn? từ phức? Xác định các từ đơn, từ phức trong VD: "Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết".

? Phân biệt từ ghép và từ láy? Cho ví dụ.

3. Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 
 Bài 2.
Tiết 5:	Văn bản
Ngày soạn:
Ngày dạy:	Thánh gióng
A. mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
2. Kĩ năng:- Kể lại được văn bản này.
Thái độ: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
	- Nhớ ơn các anh hùng đã hi sinh vì độc lập - tự do của tổ quốc.
B. chuẩn bị
1. Thầy: giáo án, TLTK
TRuyện dân gian VN, tranh ảnh .
2. Trò: SGK, vở ghi
C. tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp.	
6A
2. Kiểm tra bài cũ.
Em hãy kể lại truyện "Bánh Chưng bánh Giày".
Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt trong thời kì Vua Hùng dựng nước?
Chống giặc ngoại xâm.
Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên.
Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá.
Xây dựng, mở mang bờ cõi. 
3. Bài mới:
Mỗi khi đọc những lời thơ của Tố Hữu:
Ôi sức trẻ, xưa trai Phù Đổng.
Vươn vai, lớn bỗng dậy ngàn cân.
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa.
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân.
Hoạt Động của thày
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
? Truyện thuộc thể loại Truyền thuyết nào?
HD đọc. 
? Tóm tắt sự việc chính ?
HD HS tìm hiểu một số từ khó.
? Mấy phần?
? Câu chuyện xảy ra vào không gian thời gian nào? ở đâu?
? Nhân vật chính của truyện là ai?
(Ngoài nhân vật chính còn có nhiều nhân vật phụ như... các nhân vật này cùng giúp câu chuyện phát triển và các nhân vật phụ giúp làm nổi bật nhân vật chính).
? Gióng được sinh ra trong hoàn cảnh như thế nào?
? Em có nhận xét gì về chi tiết này? Chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
 ( Xuất thân có gì đặc biệt?) 
Trong truyện còn có những chi tiết kỳ lạ hoang đường. Em hãy liệt kê và cho biết ý nghĩa của các chi tiết đó?
? Tuổi thơ của Gióng có gì kỳ lạ?
Vậy mà khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, điều gì xảy ra? Em có suy nghĩ gì khi thấy tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc?
HD HS đối sánh 
? Gióng yêu cầu sứ giả những gì? (CT đó phản ánh điều gì?)
(Chi tiết này cũng phản ánh, gợi chúng ta nhớ đến thời kỳ đồ sắt của dân tộc để sau này phát triển thời kỳ đồ đồng...)
? Có vũ khí, Gióng cần phải có sức khoẻ nữa. Gióng đã lớn lên như thế nào?
"Bảy nong cơm, ba nong cà Uống 1 hơi nước cạn đà khúc sông".
Chi tiết "bà con làng xóm góp gạo vào nuôi cậu bé" thể hiện tình đoàn kết chống giặc và khẳng định người anh hùng là người con của nhân dân. Đúng hay sai?
A. Đúng 	B. Sai
(Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Gióng đâu phải chỉ là con của một bà mẹ mà là con của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình dị nhất.
? Khi sứ giả mang vũ khí đến, truyện gì xảy ra? 
Hình ảnh này thể hiện điều gì?
- Rồi tráng sĩ ra trận. Tìm chi tiết?
? Đó là hình ảnh mang tính chất như thế nào?
Em nhận xét gì về những chi tiết này?
?Em có cảm nhận như thế nào về người anh hùng Gióng?
? Câu truyện kết thúc như thế nào?
? Em có suy nghĩ gì về việc " Gióng cởi áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời"?
( Chứng tỏ Gióng đánh giặc là tự nguyện không gợn chút công danh. Gióng là con của thần thì nhất định phải về trời.... à nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, à Gióng trở về cõi vô biên bất tử. Hình ảnh :
Cúi đầu từ biệt mẹ
Bay khuất giữa mây hồng
 (Huy Cận)
đẹp như một giấc mơ.)	
? Cách kể truyện như vậy có dụng ý gì ? Tại sao tác giả lại không để Gióng về kinh đô nhận tước phong của vua hoặc chí ít cũng về quê chào mẹ già đang mỏi mắt chờ mong?
? Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
? truyền thuyết TG có ý nghĩa lịch sử gì?
? Câu chuyện bồi đắp trong em tình cảm nào?
? Gấp trang sách lại, em hình dung hình ảnh nào của Gióng là đẹp nhất?
Truyện thuộc thể loại Truyền thuyết lịch sử
HS tóm tắt 
1, 2, 4, 6,
- Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.
- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được suy tôn là Thánh Gióng.
HS tìm chi tiết
+ Hai vợ chồng già không có con.
+ ướm thử vết chân to à thụ thai à Gióng.
+ 12 tháng mới sinh
à Kỳ lạ, hoang đường báo hiệu những điều khác thường của cậu bé Gióng.
HS tìm chi tiết.
HS tìm chi tiết
HS nêu cảm nhận
Ngựa sắt, roi, áo giáp sắt.
Muốn chiến thắng quân thù phải có vũ khí mạnh mẽ.
Hs tìm chi tiết.
HS thảo luận về chi tiết.
HS lựa chọn phương án đúng.
HS tìm chi tiết
- Sự trưởng thành vượt bậc về hùng khí, tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm.
Hs tìm chi tiết.
HS nêu nhận xét
HS tìm chi tiết
 Là người làm viêc nghĩa, vô tư không màng danh lợi.
- Được phong là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.
- Hàng năm, nhân dân mở hội lớn để nhớ công ơn.
- Những vết tích còn lại.
Kính trọng, thương tiếc. 
HS nêu nhận xét.
HS nêu ý nghĩa
HS nêu ý nghĩa
(Học sinh thảoluận).
I. giới thiệu chung.
- Truyền thuyết lịch sử
II. đọc, hiểu văn bản.
1. Đọc, tóm tắt văn bản.
2. Chú thích: 17.
3. Bố cục:	3 phần.
4. Phân tích.
a. Đoạn 1
+ Hai vợ chồng già không có con.
+ ướm thử vết chân to à thụ thai à Gióng.
- Kì lạ, hoang đường.
à Sự ra đời kì lạ.
b. Đoạn 2.
* Tiếng nói đầu tiên
+ Ba tuổi :không biết đi, không biết nói. 
+ Khi nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc 
ị Tinh thần yêu nước, ý thức đánh giặc cứu nước 
*Gióng đòi ngựa, roi, giáp sắt để đánh giặc à phải có vũ khí mới thắng được quân thù.
*Bà con làng xóm gom góp gạo vào nuôi cậu bé à Gióng lớn nhanh như thổi.
* Gióng vươn vai thành tráng sĩ
ị Sự trưởng thành vượt bậc về hùng khí, tinh thần của dân tộc
- Gióng ra trận, dùng roi sắt, nhổ tre diệt giặc Ân ị Oai phong, lẫm liệt.
- Kì ảo, hoang đường kết hợp với những yếu tố hiện thực.
à hình tượng người anh hùng dân tộc vừa phi thường vừa gần gũi.
c. Đoạn kết.
- Gióng cởi áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời.
-> Ra đời phi thường - ra đi phi thường.
* ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
- Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước
- Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước, trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
III. Tổng kết.
1. ý nghĩa lịch sử
2. Ghi nhớ – SGK
IV. luyện tập.
4.Củng cố:
- H/s xem tranh.
? Theo em,vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng.
5. hướng dẫn về nhà.
? Cảm nhận của em về hình tượng Gióng?
? Sưu tầm các bài thơ, văn nói về Thánh Gióng?
? Kể lại truyện.
? Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tuần 2
Tiết 6:	Tiếng việt.
Từ mượn
A) Mục tiêu cần đạt
1. Học sinh hiểu rõ :
- Thế nào là từ mượng ?
- Các hình thức mượn ?
2. Tích hợp với phần văn ở truyền thuyết Thánh Gióng, với tập làm văn ở tìm hiểu chung về văn tự sự
3. Luyện kỹ năng sử dụng từ mượn trong nói, viết
B. chuẩn bị
1. Thầy: giáo án, TLTK; Bảng phụ
2. Trò: SGK, vở ghi
B. tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp.	6A
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là từ đơn? từ phức? Xác định các từ đơn, từ phức trong VD: "Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết".
? Phân biệt từ ghép và từ láy? Cho ví dụ.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 :
Tìm hiểu mục I : 
? GV treo bảng phụ : Trong câu ‘Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sỹ mình cao hơn trượng’.
Có những từ nào em dễ hiểu ?
(Đó là các từ thuần Việt)
 Có những từ không phải từ thuần Việt nào ?
Thế nào là từ mượn ?
? Đặt câu này trong văn bản Thánh Gióng, hãy giải thích nghĩa của 2 từ đó ? Nhận xét về t/d của 2 từ đó khi đặt chúng trong câu văn ?
Giáo viên chốt : 2 từ mượn được dùng ở đây rất phù hợp tạo nên sắc thái trang trọng cho câu văn
? Hãy tìm những từ ghép có yếu tố "sỹ" đứng sau :
? Vậy 2 từ ấy cùng với những từ trên có nguồn gốc từ đâu ?
? Em có thể xác định những từ HV trong VD sau:
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi
Xét ví dụ b: em thấy những từ nào được mượn từ tiếng Hán, những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?
? Em có nhận xét gì về cách viết của các từ mượn trên.
? Em hãy nêu ghi nhớ của bài?
HD HS 
Đọc ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
? Em hiểu ý kiến đó như thế nào? (? Nêu ghi nhớ.
HD HS tìm hiểu bài tập và làm bài
(Giáo viên lưu ý học sinh: các từ Hán Việt đều là từ ghép nhưng trong mỗi từ ghép đó, đơn vị cấu tạo nên không gọi là từ đơn như từ Tiếng Việt mà gọi là yếu tố Hán Việt vì các yếu tố đó không dùng độc lập để tạo câu được. Ví dụ: Không thể nói: Hôm nay tôi đi khan phim).
HD HS thảo luận BT4 
HS chú ý bảng phụ
HS tìm từ HV – giải thích.
* Trượng : đơn vị đo độ dài bằng 10 thước TQ cổ (0,33m), ở đây hiểu là rất cao.
* Tráng sỹ : người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
Tráng : khỏe mạnh, to lớn, cường tráng
Sỹ : người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung.
- Hiệp sỹ, thi sỹ, dũng sỹ, chiến sỹ, bác sỹ, chí sỹ, nghệ sỹ...
HS làm bài tập
HS xét VD
HS nêu các nhận xét, bổ sung
HS nêu ghi nhớ - SGK
HS đọc
HS phát biểu 
Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
Thảo luận theo nhóm (3 nhóm, 3 phần).
Các nhóm thảo luận, cử đại diện, lầm lượt người ở dưới nêu từ. Cứ được 1 từ, bạn ở trên lên được một bậc thang. Nhóm nào lên cao nhất sẽ thắng.
Thảo luận
I) Từ thuần Việt và từ mượn
1. Ví dụ 1 :
 2. Nhận xét.
a. Các từ mượn
- Trượng
- Tráng sỹ
* Trượng : đơn vị đo độ dài bằng 10 thước TQ cổ (3,33m), ở đây hiểu là rất cao
* Tráng sỹ : người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
=> Những từ gốc Hán được người Việt sử dụng (Đó là từ Hán Việt).
b. - Từ mượn của tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, buồm, gan, điện
- Từ mượn của ngôn ngữ khác:
+ Xà phòng, mít tinh, ti vi, in - tơ - net, ra - đI - ô 
+ Xô viết , Ga, bơm
- Những từ mượn quen thuộc (Việt hoá hoàn toàn) thì viết như từ thuần Việt. 
- Những từ mượn chưa thật quen, dùng gạch nối các tiếng với nhau (không dùng cũng được).
3. Ghi nhớ - SGK
II. Nguyên tắc từ mượn:
1. ý kiến chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Nhận xét.
Mượn từ:
+ Tích cực: làm giàu ngôn ngữ dân tộc. 
+ Tiêu cực làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp và nếu tuỳ tiện sẽ gây sự khó hiểu).
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
b. Gia nhân
-> Hán Việt
c. Pốp, In tơ nét (Anh)
Bài tập 2:
a) Khán giả : khán = xem, giả = người à người xem
Thính giả : thính = nghe, giả = người à người nghe
Độc giả : Độc = đọc, giả = người à người đọc
b) Yếu điểm : yếu = quan trọng, điểm = chỗ
Yếu lược : yếu = quan trọng, lược = tóm tắt
Yếu nhân : yếu = quan trọng, nhân = ngườ 
Bài tập 3: 
a) Tên gọi các đơn vị đo lường : Mét, lý, ki-lô-mét
b) Tên gọi các bộ phận xe đạp : Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan
c) Tên gọi một số đồ vật :
Ra-đi-ô, u-ô-lông, sa-lông
Bài tập 4:
Dùng các từ mượn: phôn, phan, nốc ao trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật với bạn bè, người thân. Cũng có thể viết trong những tin trên báo. Ưu điểm là ngắn gọn, nhược điểm là thiếu trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp chính thức.
	4. Củng cố:
?. Nêu thế nào là từ mượn?
? Phải sử dụng từ mượn như thế nào?
sử dụng có chừng mực, biết học tập những yếu tố ngôn ngữ tích cực để là giàu TV.
Nên sử dụng tự do, không cần câu nệ hoàn cảnh
PhảI sử dụng nhiều từ mượn thì mới là người sành chữ nghĩa.
5. Hướng dẫn:
 - Làm Bài tập 5 :
a) Theo sách giáo khoa
b) Luyện viết đúng các phụ âm l/n
Chuẩn bị bài tiếp theo
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc