Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012

 I. Trắc nghiệm: ( 3 đ ) Học sinh đọc và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.

 Câu 1: Từ là gì?

a. Từ là một đơn vị ngôn ngữ.

b. Từ chính là tiếng.

c. Từ dùng để đặt câu.

d. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

 Câu 2: Từ phức là từ:

a. Chỉ có 2 tiếng.

b. Có 2 tiếng trở lên.

c. Chỉ có 3 tiếng.

d. Có 3 tiếng trở lên.

 Câu 3: Từ láy lom khom tả:

a. Dáng điệu.

b. Tiếng cười.

c. Tả tiếng nói.

d. Tất cả đều đúng.

 Câu 4: Nguồn gốc của từ mượn là:

a. Chỉ mượn của tiếng Hán.

b. Chỉ mượn của tiếng Pháp và tiếng Anh

c. Mượn nhiều nhất là của tiếng Hán. Ngoài ra còn mượn các ngôn ngữ khác như: tiếng Pháp, tiếng Anh.

d. Tất cả đều sai.

Câu 5: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

a. 2 cách.

b. 3 cách.

c. 4 cách.

d. 5 cách.

Câu 6: Nghĩa của từ “ Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm” được giải thích bằng cách nào?

a. Trình bày khái niệm.

b. Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó.

Câu 7: Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây?

a. Hình thức.

b. Nội dung.

Câu 8: Từ “ bụng” trong câu nào dung với nghĩa: bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột. dạ dày

a. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

b. Ăn cho ấm bụng.

c. Anh ấy tốt bụng.

Câu 9: Nghĩa khái quát của danh từ:

a. Là những từ chỉ tính chất của sự vật, sự việc

b. Là những từ chỉ hoạt động của người, vật

c. Là những từ chỉ quan hệ.

d. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.

Câu 10: Danh từ riêng là:

a. Tên riêng của từng người.

b. Tên riêng của từng vật.

c. Tên riêng của từng địa phương.

d. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm:

a. Ba phần: Phần trước- Phần trung tâm- Phần sau.

b. Hai phần: Phần trước- Phần trung tâm.

c. Hai phần: Phần trung tâm- Phần sau.

d. Tất cả đều sai.

Câu 12: Trong các cụm sau, đâu là cụm danh từ?

a. đã đi nhiều nơi

b. những quyển sách ấy

c. vốn đã rất yêu tĩnh

d. chưa tìm được

II. Tự luận ( 7đ )

 Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau : ( 1đ )

a. Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về . được gọi là từ ghép.

b. Những từ phức có quan hệ .giữa các tiếng được gọi là từ láy.

 Câu 2. Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau : ( 2 đ )

“ Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì “

 Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 8 câu ) giới thiệu về gia đình em. Gạch chân cụm danh từ trong đoạn văn đó. ( 4 đ )

 Đáp án.

I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) Câu đúng là những câu in đậm.

II. Tự luận.

Câu 1 a: nghĩa.

 b: láy âm.

Câu 2: Từ láy : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man

Câu 3: Viết đúng theo yêu cầu, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 tiết 45 CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG ( HDĐT)
Soạn:7/11/2011 (Truyện ngụ ngôn ) 
Dạy: 8/11/2011 
I. Mức độ cần đạt: Giúp HS: 
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
II. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
 - Nét đặc sắc của truyện: Cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết thành một bài học về sự đoàn kết.
 2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
 3. Thái độ:
- Tự nhận thức giá trị, tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân tương ái trong cuộc sống.
- Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
III. Hướng dẫn thực hiện: 
1.Ổn định tổ chức(1 phút) : Kiểm tra ss học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút)
Nêu bài học rút ra sau khi học xong truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi”? Nêu giá trị nghệ thuật của truyện .
Bài học:
- Muốn hiểu biết sự vật phaỉ xem xét chúng một cách toàn diện.
- Lắng nghe ý kiến của người khác và xem lại ý kiến của mình, không nên chủ quan, tự tin quá mức trở thành bảo thủ.
Nghệ thuật:
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.
- Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại.
3. Bài mới (35 phút)
* Giới thiệu bài: Đây là truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hóa.Truyện mượn các bộ phận của cơ thể để nói chuyện con người. Những truyện ngụ ngôn có đề tài tương tự như “Lục súc tranh công” “Hoa điểu tranh năng”... 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
GV hướng dẫn đọc: phân vai giọng của các nhân vật
Hs : Đọc, GV nhận xét, chữa cách đọc
H: Văn bản này thuộc thể loại nào? Hãy tóm tắt truyện?
 - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn sống rất thân thiết. Bỗng Mắt phát hiện lão Miệng không làm gì, chỉ ngồi ăn không. Cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay.
- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, cậu Tai bàn cách bỏ rơi lão Miệng.
- Từ đó Chân, Tay, Tai, Mắt không làm gì nữa cả bọn mệt mỏi rã rời cho tới ngày thứ 7 thì họ không chịu được nữa.
- Họ đã nhận ra sai lầm và đến nhà lão Miệng vực lão dậy đi tìm thức ăn cho lão. 
Họ đã khoẻ lại và thân thiết như xưa. 
H: Em hãy cho biết đề tài của truyện.
Gv nhận xét ghi tóm tắt.
H: Trong truyện những nhân vật nào xuất hiện? 
Chân, tay, tai, mắt, miệng. Là những bộ phận cơ thể con người.
H: Theo em tác giả dân gian biến các bộ phận của cơ thể thành những nhân vật có gì độc đáo?
Trí tuởng tượng phong phú và nghệ thuật hư cấu
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
H: Chân, Tay, Tai, Mắt đã có thái độ gì với Miệng ?
Gv nhận xét: Chân, Tay, Tai, Mắt đình công đòi bình đẳng trong việc hưởng thụ với miệng 
H: Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Gv nhận xét.
H: So bì của họ có đúng không?
Gv nhận xét: Đúng vì họ chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài: miệng chỉ ngồi hưởng thụ, còn họ thì vất vả. Họ chỉ nhìn thấy cái bề ngoài mà chưa thấy sự chặt chẽ bên trong: nhờ miệng ăn mà cơ thể khoẻ mạnh.
H: Cách nhìn của họ như thế nào? nhận xét thái độ và hành động của họ?
Cái nhìn và sự so bì của họ thật là đáng trách.
H: Nếu Miệng không ăn thì xảy ra điều gì?
Mọi bộ phận đều mệt mỏi, tê liệt.
H: Từ sự so bì đó đi đến quyết định gì?
Quyết định: đình công không ai làm gì nữa.
H: Thái độ của cả bọn khi đi đến nhà lão miệng?
- Thái độ dứt khoát, từ chối mọi sự bàn bạc.
H: Họ đình công bằng hình thức nào? Nhằm mục đích gì
Miêu tả cảm giác đói rất phù hợp với thực tế.
H: Truyện kết thúc như thế nào?
H: Theo em, vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó?
- So bì tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết làm việc.
H: Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
 Gv nhận xét chung và ghi bảng.
H: Ở phần đầu ta có nhận xét: Tác giả dân gian biến các bộ phận của cơ thể thành những nhân vật. Đây là biện pháp nghệ thuật gì.
Gv nhận xét và ghi bảng.
H: Nêu ý nghĩa truyện?
Gv nhận xét và ghi bảng.
H Vậy trong tập thể lớp phải làm gì để lớp vững mạnh?
Gv khéo léo nhắc nhở tinh thần đoàn kết của tâp thể lớp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 
O: Học sinh đọc phân vai theo yêu cầu của giáo viên.
O: Học sinh trả lời : Ngụ ngôn.
O: HS tóm tắt.
O: Học sinh trả lời.
O: Học sinh trả lời: Chân, tay, tai, mắt, miệng.
O: Học sinh trả lời.
O: Học sinh trả lời: so bì và đòi đình công.
O: Học sinh trả lời: Họ chỉ thấy Miệng hưởng thụ, còn họ thì làm việc vất vả.
O: Học sinh trả lời.
O: Học sinh trả lời.
O: Học sinh trả lời.
O: Học sinh trả lời.
O: Học sinh trả lời.
O: Học sinh thảo luận và trả lời.
O: Học sinh trả lời.
 Ẩn dụ.
O: Học sinh đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung.
1 Thể loại của truyện: ngụ ngôn.
 2. Đề tài của truyên: 
 Mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.
→ Trí tuởng tượng phong phú và nghệ thuật hư cấu.
II. Đọc- hiểu văn bản.
 1. Nội dung.
 a. Sự việc chính của truyện
 - Chân, Tay, Tai, Mắt đình công đòi bình đẳng trong việc hưởng thụ với miệng à họ chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài: miệng chỉ ngồi hưởng thụ, còn họ thì vất vả.
 - Họ không làm gì nữa, trừng phạt lão miệng.
Kéo dài đến ngày thứ 7→ Kết quả: lão miệng nhợt nhạt cả môi, hai hàm khô cứng; những kẻ đình công như Chân, Tay, Tai, Mắt cũng không cất mình lên được.
- Họ đã nhận ra sai lầm của mình, ai làm việc ấy, không suy bì tị nạnh nữa.
 b. Bài học rút ra từ truyện:
 - Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng nhiệm vụ của bản thân mình.
 - Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ lại vừa tác động đến tập thể.
2. Nghệ thuật.
 Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.
 3. Ý nghĩa văn bản.
 Truyện nêu ra bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, gắn bó nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. 
III. Hướng dẫn tự 
 - Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
 - Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
 4. Củng cố ( 4 phút )
Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng.
 Câu 1: Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Muốn nghỉ ngơi.
Không muốn làm việc.
Không yêu thương nhau.
Tị nạnh.
 Câu 2: Lão Miệng là người có vai trò như thế nào?
 a. Chẳng làm gì cả.
 b. Chỉ ăn không ngồi rồi.
 c. Ăn để nuôi dưỡng cơ thể.
 d. Ngồi mát ăn bát vàng.
 5. Dặn dò ( 1 phút)
- Học bài.
- Tóm tằt truyện.
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
- Chuẩn bị: “Treo biển.”
Tuần 12 tiết 46	 	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Soạn: 8/11/2011
Dạy: 9/11/2011
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
a. Kiến thức:
	Củng cố, kiểm tra kiến thức về từ loại của phân môn Tiếng Việt.
b. Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức đã học để làm tốt bài kiểm tra.
c. Thái độ:
Nghiêm túc, độc lập..
2. Chuẩn bị: 
 	Giáo viên: đề + đáp án. 
 Học sinh: Giấy bút.
3. Phương pháp : 
Nêu vấn đề, tái tạo, định hướng giao tiếp, thực hành theo mẫu. 
4. Tiến trình lên lớp: 
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. KTBC: 
4.3. Giảng bài mới.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề
TN
TL
TN
TL
Mức độ thấp
Mức độ cao
Khái niệm
Hiểu được 
của từ
khái niệm
của từ.
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
Từ phức
Hiểu được 
từ phức
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
Từ láy
Hiểu được ý
Nhận diện 
 nghĩa miêu 
tả của tứ láy
từ láy trong đoạn văn
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
2
2,25
Tỉ lệ
2,50%
20%
22,50%
Từ mượn
Nhận biết
nguồn gốc của từ mượn.
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
Nghĩa của từ
Nhận diện chính xác nghĩa của từ
Hiểu được cách giải thích nghĩa của từ
Số câu
2
2
4
Số điểm
0,5
0,5
1
Tỉ lệ
5%
5%
10 %
Danh từ
Hiểu được khái niệm của danh từ, danh từ riêng.
Số câu
2
2
Số điểm
0,5
0,5
Tỉ lệ
5.0%
5.0 %
Cụm danh từ
Nhận diện danh từ
Hiểu cấu tạo của danh từ
Thực hành viết đoạn văn.
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
0,25
0,25
4
0,5
Tỉ lệ
2,5%
2,5%
  40 %
45 %
Khái niệm từ ghép và từ láy.
Điền từ để hoàn thành chính xác khái niệm
Số câu
1
1
Số điểm
1
1
Tỉ lệ
10%
10 %
Tổng số câu
5
8
1
1
15
Số điểm
1,25
2,75
2
4
10
Tỉ lệ
12,5%
27,5%
20 %
40 %
100%
 I. Trắc nghiệm: ( 3 đ ) Học sinh đọc và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1: Từ là gì?
Từ là một đơn vị ngôn ngữ.
 Từ chính là tiếng.
 Từ dùng để đặt câu.
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
 Câu 2: Từ phức là từ:
Chỉ có 2 tiếng.
Có 2 tiếng trở lên.
Chỉ có 3 tiếng.
Có 3 tiếng trở lên.
 Câu 3: Từ láy lom khom tả:
Dáng điệu.
Tiếng cười.
Tả tiếng nói.
Tất cả đều đúng.
 Câu 4: Nguồn gốc của từ mượn là:
Chỉ mượn của tiếng Hán.
Chỉ mượn của tiếng Pháp và tiếng Anh
Mượn nhiều nhất là của tiếng Hán. Ngoài ra còn mượn các ngôn ngữ khác như: tiếng Pháp, tiếng Anh.
Tất cả đều sai.
Câu 5: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
2 cách.
3 cách.
4 cách.
5 cách.
Câu 6: Nghĩa của từ “ Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm” được giải thích bằng cách nào?
Trình bày khái niệm.
Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó.
Câu 7: Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây?
Hình thức.
Nội dung.
Hình thức.
Nội dung.
Câu 8: Từ “ bụng” trong câu nào dung với nghĩa: bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột. dạ dày
Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.
Ăn cho ấm bụng.
Anh ấy tốt bụng.
Câu 9: Nghĩa khái quát của danh từ:
Là những từ chỉ tính chất của sự vật, sự việc
Là những từ chỉ hoạt động của người, vật
Là những từ chỉ quan hệ.
Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
Câu 10: Danh từ riêng là:
Tên riêng của từng người.
Tên riêng của từng vật.
Tên riêng của từng địa phương.
Tất cả đều đúng.
Câu 11: Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm:
Ba phần: Phần trước- Phần trung tâm- Phần sau.
Hai phần: Phần trước- Phần trung tâm.
Hai phần: Phần trung tâm- Phần sau.
Tất cả đều sai.
Câu 12: Trong các cụm sau, đâu là cụm danh từ?
đã đi nhiều nơi
những quyển sách ấy
vốn đã rất yêu tĩnh
chưa tìm được
II. Tự luận ( 7đ )
 Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau : ( 1đ )
a. Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về .. được gọi là từ ghép.
b. Những từ phức có quan hệ .giữa các tiếng được gọi là từ láy.
 Câu 2. Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau : ( 2 đ )
“ Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì “
 Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 8 câu ) giới thiệu về gia đình em. Gạch chân cụm danh từ trong đoạn văn đó. ( 4 đ )
 Đáp án.
I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) Câu đúng là những câu in đậm.
II. Tự luận.
Câu 1 a: nghĩa.
 b: láy âm.
Câu 2: Từ láy : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man
Câu 3: Viết đúng theo yêu cầu, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
 4.4. Thu bài.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài.
- Xem lại bài . Chuẩn bị: “Số từ và lượng từ”
Tuần 12 tiết 47	 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2
Soạn: 9/11/2011
Dạy: 10/11/2011
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Biết tự đánh giá bài tập làm văn của mình theo các yêu cầu đã nêu trong SGK
Tự sửa các lỗi trong bài văn của mình và rút kinh nghiệm
B - Trọng tâm: học sinh tự nhận ra và sửa các lỗi sai trong bài làm văn của mình
C - Phương pháp: Gợi tìm
D - Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị các lỗi sau của học sinh để HD cho học sinh tự sửa lại
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: Có mấy cách kể chuyện? Kể theo những ngôi kể nào?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gọi học sinh nhắc lại đề bài
giáo viên ghi lại đề bài lên bảng
giáo viên phát bài cho học sinh
Yêu cầu học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề; thể loại, sự việc
- Cho học sinh đọc lại yêu cầu trả bài trong SGK
gọi học sinh trả lời những yêu cầu đó để phát hiện ra lỗi sai sót của mình?
học sinh đọc lại bài viết
giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm của bài làm
Gọi học sinh nêu các lỗi còn sai sót
Cho học sinh tự sửa lỗi sai sót
giáo viên đưa ra 1 vài lỗi yêu cầu học sinh sửa
Gọi học sinh sửa laị các lỗi đó.
- Học sinh nhắc lại đề
- Nhận bài
- Kể chuyện
- Kể về một thầy cô em yêu thích hoặc một lần có lỗi.
- học sinh trả lời yêu cầu trong SGK
- học sinh tự phát hiện lỗi sai
- học sinh tự sửa lỗi
- học sinh tự sửa các lỗi trên
I - Đề bài: 
Đề 1: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em yêu quí 
Đề 2 Kể về một lần em mắc lỗi(bỏ học,nói dối, không làm bài)
 Học sinh chọn một trong hai đề
II – Các bước tiến hành:
1 – Phát bài:
2 – Yêu cầu của đề:
- Thể loại: Kể chuyện
- Sự việc: Kể về một thầy cô em yêu thích hoặc một lần có lỗi.
3 - Nhận xét chung:
Ưu:
- Hầu hết học sinh xác định đúng thể loại, trình bày đủ các phần của 1 bài văn, sử dụng ngôi và thứ tự kể thích hợp
- 1 vài em viết bài mạch lạc, rõ ràng, tình huống truyện gây cảm động
- 1 số em có tiến bộ hơn bài viết trước về mặt chính tả
Tồn tại:
Một số em diễn đạt còn vụng về, viết câu quá dài
- Số ít em dùng từ chưa chính xác, lỗi chính tả vãn còn
- Một vài em kể lan man chưa đi vào yêu cầu đề
4 - Chữa lỗi sai sót:
Dùng từ:
 Cảm động trước tình huống ấyà tình cảnh, hoàn cảnh
Lỗi lặp từ.
III - Luyện tập:
Xd bài TS, Kể chuyện đời thường
 4) Củng cố: qua tiết trả bài, em rút được kinh nghiệm gì khi làm bài văn tự sự?
5) Dặn dò: Học bài, chuẩn bị “ Luyện tập xây dựng bài tự sự. Kể chuyện đời thường”
Tuần 12 tiết 48 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ,
 Soạn: 10/11/2011 KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
Dạy: 12/11/2011
I. Mức độ cần đạt: Giúp HS: 
 - Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường. 
 - Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.
 - Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.
II. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức:
 - Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.
 - Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
 2. Kĩ năng:
 Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.
III. Hướng dẫn thực hiện: 
 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ): Gv kiểm tra ss học sinh. 
 2. Kiểm tra bài cũ. Thông qua.
 3. Bài mới ( 39 phút )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
 Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung.
H: Đặc điểm chung của phương thức tự sự ( kể chuyện ) là gì.
Gv nhận xét và ghi tóm tắt.
H: Em hiểu thế nào là sự việc việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
Gv nhận xét và ghi tóm tắt.
Gọi học sinh đọc các đề bài trong SGK
Đề A có yêu cầu là gì?
Phạm vi của đề như thế nào?
Đề B có yêu cầu gì? Phạm vi?
Đè C có yêu cầu gì? Phạm vi?
Tương tự giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đề còn lại
Gv nhận xét: 
- Kể 1 kỷ niệm
-Đáng nhớ, được khen chê
- Kể 1 chuyện vui sinh hoạt
- Trong 1 lần, nhát gan
- Kể về 1 người bạn mới quen cùng hoạt động văn nghệ
H: Dựa vào các đề trên, mỗi học sinh tự ra 1 đề bài. Em có nhận xét về đề văn tự sự?
Giáo viên thu bài tập đó, nhận xét và uốn nắn trước lớp.
Gọi học sinh đọc đề trong phần 2/
 ? Đề yêu cầu làm việc gì.
Gv nhận xét: 
Kể chuyện đời thường người thật, việc thật. kể về ông của em: Tính tình, phẩm chất, tình cảm của em đối với ông
- đặc điểm của nhân vật, việc làm của nhân vật
Gọi học sinh đọc dàn bài
H: Nhiệm vụ của phần mở bài là gì.
Gv nhận xét: Phải giới thiệu được về nhân vật.
H: Phần thân bài cần kể những gì?
H: Ý thích của ông em và ông yêu các cháu kể đã đủ rõ chưa? Em có đề xuất ý gì khác không?
H: Nhắc đến 1 người thân mà nhắc đến ý thích của người ấy có thích hợp không?
H: Vậy ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt người đó với người khác không?
 Giáo viên nhận xét chung và ghi tóm tắt. Sau khi có dàn ý, chúng ta phải biết dung lời văn của chính mình viết thành bài hoàn chình.
 Gọi học sinh đọc bài tham khảo? Hỏi :
Bài văn đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý về người ông?
Chi tiết đó có vẻ ra được 1 người già có tính khí riêng không?
Vì sao em nhận ra là người già?
Cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý?
Vậy kể về 1 nhân vật cần đạt những yêu cầu gì?
Cách kêt bài có hợp lý không?
Bài làm có sát với đề không?
Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông không?
Hoạt động 2: HD luyện tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho 1 trong các đề trên
 Gv nhận xét.
O: Học sinh phát biểu.
O: Học sinh phát biểu.
- Học sinh đọc đề văn
- Ví dụ: Kể về 1 ngày mùa gặt lúa ở quê em
- O: Học sinh đọc phần 2
O: Học sinh dựa vào dàn ý để phát biểu.
O: Học sinh đề xuất thêm như: yêu thương cây cối, các cháu.
O: Học sinh dựa vào văn bản trả lời theo câu hỏi của giáo viên.
O: Học sinh lập dàn ý.
I. Tìm hiểu chung.
1.Ôn lại kiến thức về văn tự sự ( kể chuyện)
 - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa.
 - Sự việc là yếu tố quan trọng, cốt lõi của tự sự, không có sự việc thì không có tự sự.
 - Nhân vật là người làm ra sự việc, hành động.
=> Nhân vật + sự việc là hai yếu tố then chốt của tự sự.
2. Đề bài văn tự sự:
- Có nhiều dạng đề bài văn tự sự
- Cần xác định phạm vi và yêu cầu của từng đề.
3. Cách làm 1 đề bài văn kể chuyện đời thường:
 a. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Kể người là trọng tâm.
- Bài làm phải khắc họa được nhân vật ở các mặt:
+ Đặc điểm nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính khí, có ý thích riêng.
+ Có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa.
 b. Dàn bài:
 * Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật.
 *Thân bài:
- Kể đặc điểm của nhân vật
- Kể việc làm của nhân vật
 *Kết bài:
Nêu tình cảm và ý nghĩ của mình đối với nhân vật.
 c. Viết bài văn kể chuyện đời thường.
II. Luyện tập.
III. Hướng dẫn tự học.
 - Viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện đời thường đã lập dàn bài ở lớp.
 4) Củng cố( 4 phút ): Cách Làm 1 đề văn kể chuyện đời thường như thế nào?
 5) Dặn dò: ( 1 phút )
 - Học bài, làm bài tập, lập dàn bài cho 1 đề bài mà tự em ra.
 - Chuẩn bị “ Viết bài viết số 3” 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAvan6 Tuan 12 CKTM Co MA TRAN KT TIET.doc