Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 86: So sánh (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 86: So sánh (tiếp theo)

A. Mức độ cần đạt:

 Biết vận dụng hiệu quả phép so sánh khi nói và viết.

B. Trọng tâm kiến thức:

 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được hai kiểu so sánh cơ bản (so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng), biểu được tác dụng của từng phép so sánh.

2. Kĩ năng :

- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng.

- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo 2 kiểu cơ bản.

3. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức sử dụng phép so sánh sao cho phù hợp.

C. Phương pháp: Phát vấn, thảo luận, đối chiếu

D. Tiến trình hoạt động.

 1. Ổn định.

 2. Bài cũ : Thế nào là phép so sánh? Tác dụng của so sánh? Lấy ví dụ minh hoạ?

 3. Bài mới :

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 86: So sánh (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23.TIẾT 86 	 SO SÁNH (Tiếp theo)
Ngày soạn :15.1.2011	 	
Ngày dạy : 17.1.2010
A. Mức độ cần đạt:
 Biết vận dụng hiệu quả phép so sánh khi nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức:
 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được hai kiểu so sánh cơ bản (so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng), biểu được tác dụng của từng phép so sánh.
2. Kĩ năng :
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng.
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo 2 kiểu cơ bản.
3. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức sử dụng phép so sánh sao cho phù hợp.
C. Phương pháp: Phát vấn, thảo luận, đối chiếu
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định.
 2. Bài cũ : Thế nào là phép so sánh? Tác dụng của so sánh? Lấy ví dụ minh hoạ?
 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu so sánh.
 Học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ.
? Tìm phép so sánh trong ví dụ trên?
? Từ ngữ chỉ so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?
? Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi kiểu?
? Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng?
 Học sinh đọc ghi nhớ ở sách giáo khoa.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng của so sánh.
 Học sinh đọc đoạn trích trong sách giáo khoa.
? Tìm phép so sánh trong đoạn văn trên?
? Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng gì đối với việc miêu tả sự vật, sự việc; đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết?
 Học sinh đọc ghi nhớ trang 41.
Hoạt động 3 : Học sinh thảo luận bài tập.
 Học sinh đọc các khổ thơ ở bài tập 1.
? Chỉ ra phép so sánh trong các khổ thơ trên? Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào? Phân tích tác dụng của một phép so sánh mà em thích?
? Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác”? Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
? Dựa vào văn bản “Vượt thác”, viết một đoạn văn ngắn miêu tả dượng Hương Thư đưa thuyền qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng hai kiểu so sánh vừa học.
 Học sinh thảo luận nhóm, viết đoạn văn trình bày trước lớp. Giáo viên cùng các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu chung:
1. Các kiểu so sánh.
 * Ví dụ :
 a. Mẹ là ngọn gió.
ð so sánh ngang bằng.
 b. Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ thức 
ð so sánh không ngang bằng.
* Nhận xét : Có 2 kiều so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng..
2. Tác dụng của so sánh.
 * Ví dụ :
 - Có chiếc lá rụng tựa mũi tên nhọn  như cho xong chuyện.
 - Có chiếc lá như con chim 
 - Có chiếc lá  gió thoảng như thầm bảo 
 - Có chiếc lá như sợ hãi 
ð tạo ra hình ảnh cụ thể, sinh động.
 * Nhận xét : Tác dụng của phép so sánh: gợi hình, giúp việc miêu tả sự vật, sự việc cụ thể, sinh động; biểu thị tư tưởng tình cảm sâu sắc.
II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1.
Các từ so sánh
Là, như, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu  bấy nhiêu 
So sánh ngang bằng.
Hơn, hơn là, kém, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng 
So sánh không ngang bằng.
Câu a : so sánh ngang bằng.
 b: so sánh không ngang bằng.
 C : - So sánh ngang bằng.
 - So sánh không ngang bằng.
 2. Bài tập 2.
 - Những động tác thả sào, rút sáo rập ràng nhanh như cắt.
 - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc 
 - Những cây to mọc lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám co cháu tiến về phía trứơc 
3. Bài tập 3. Viết đoạn văn
III. Hướng dẫn tự học:
- Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh.
- Soạn : Chương trình địa phương.
 .
Rút kinh nghiệm :
.. 

Tài liệu đính kèm:

  • docHongvan- So sanh(TT)- CKTKN.doc